PGS Đặng Thị Mỹ Dung – người giàu có về sở hữu trí tuệ
Sau 15 năm kiên trì bền bỉ nghiên cứu về công nghệ in phun với nhiều thành tích xuất sắc, Phó giáo sư Đặng Thị Mỹ Dung, Phó Viện trưởng Viện Công nghệ Nano (INT) - Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh vinh dự là một trong hai cá nhân được trao Giải thưởng Kovalevskaia 2024 - giải thưởng vinh danh các nhà khoa học nữ.
![]() |
PGS Đặng Thị Mỹ Dung (thứ hai từ trái) và PGS Nguyễn Minh Tân (thứ 4 từ trái) nhận giải thưởng Kovalevskaia năm 2024 |
Làm chủ công nghệ mới
PGS Đặng Thị Mỹ Dung tiếp cận và nghiên cứu công nghệ in phun từ năm 2009 dưới sự hướng dẫn của một người thầy quốc tịch Pháp. Là lĩnh vực rất mới ở Việt Nam, việc nghiên cứu gặp nhiều khó khăn, từ các tài liệu trong nước đến các thiết bị phục vụ thí nghiệm đều rất ít ỏi nhưng nhận thấy đây là công nghệ có tính ứng dụng thực tiễn rất cao nên chị vẫn quyết tâm theo đuổi.
Để tiếp tục hướng nghiên cứu, PGS Đặng Thị Mỹ Dung đã phải sang Pháp, Nhật để học hỏi kinh nghiệm, tiếp cận công nghệ. Trở về Việt Nam, miệt mài với hàng loạt đề tài khoa học, PGS Đặng Thị Mỹ Dung chia sẻ, khó có thể đếm được số lần thất bại trong thử nghiệm. “Tuy nhiên, sau rất nhiều nỗ lực, bền bỉ kiên trì, giờ đây, chúng tôi tự hào vì đã qua giai đoạn nghiên cứu cơ bản, đã làm chủ công nghệ in phun và phát triển sang giai đoạn nghiên cứu ứng dụng. Viện Công nghệ Nano đã được đầu tư nhiều về thiết bị công nghệ,” PGS Đặng Thị Mỹ Dung vui vẻ nói.
Theo PGS Đặng Thị Mỹ Dung, nghiên cứu một lĩnh vực mới có nhiều khó khăn về tài liệu, kinh nghiệm thực tế cũng như trang thiết bị nhưng cũng là một lợi thế khi chị có cơ hội tham gia các đề tài nghiên cứu lớn, các đề tài cấp nhà nước ngay khi mới chỉ là tiến sỹ.
Sau 15 năm làm nghiên cứu khoa học, PGS Đặng Thị Mỹ Dung đã công bố 60 bài báo khoa học đăng trên các tạp chí quốc tế uy tín; chủ nhiệm và hoàn thành 3 đề tài cấp quốc gia, 2 đề tài cấp Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và 1 đề tài cấp Viện. Chị cũng tham gia thực hiện và hoàn thành 3 dự án quốc tế, 3 đề tài cấp quốc gia, 1 đề tài cấp tỉnh, 1 đề tài NAFOSTED và 3 đề tài cấp Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
PGS Đặng Thị Mỹ Dung được cấp 3 bằng độc quyền sáng chế, 2 bằng độc quyền giải pháp hữu ích và 5 bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp; chủ trì và tham gia phát triển 4 sản phẩm khoa học công nghệ được đưa vào ứng dụng thực tiễn.
Bên cạnh công tác nghiên cứu, Phó giáo sư Đặng Thị Mỹ Dung còn tích cực tham gia công tác đào tạo, hướng dẫn nhiều sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh, đồng chủ biên quyển sách chuyên khảo “Công nghệ in phun, mực in phun nano dẫn điện và ứng dụng trong vi điện tử” phục vụ cho đào tạo đại học và sau đại học. Ngoài ra, chị còn đảm nhiệm vai trò ban tổ chức chuỗi Hội nghị Quốc tế về Công nghệ Nano và Ứng dụng được đồng tổ chức bởi Viện Công nghệ Nano và CEA-LETI-MINATEC, Cộng hòa Pháp diễn ra 2 năm một lần (vào các năm lẻ), bắt đầu từ năm 2007.
![]() |
Phó Giáo sư Đặng Thị Mỹ Dung |
Nghị quyết 57 tiếp thêm động lực cho nhà khoa học
Say sưa chia sẻ về công nghệ in phun, PGS Đặng Thị Mỹ Dung cho hay điểm quan trọng nhất trong công nghệ in phun là mực in phun phải bám dính được. Công nghệ in phun giúp khắc phục được nhiều nhược điểm của công nghệ quang khắc truyền thống là in phun được nhiều chi tiết, nhanh hơn và ít tốn kém hơn, tiết kiệm được thời gian và chi phí.
Ưu điểm nổi bật của công nghệ in phun là không cần dùng mặt nạ “mask” (tiết kiệm vì mask rất đắt tiền), một máy tính sẽ điều khiển in từng chấm một dựa trên hình ảnh đã thiết kế. Quy trình đơn giản hơn, sử dụng rất ít nguyên vật liệu, hóa chất (chỉ vào khoảng 10-20% so với phương pháp quang khắc) nên có thể giảm khoảng 50% giá thành chế tạo vi linh kiện so với các sản phẩm được sản xuất theo phương pháp truyền thống (quang khắc) có mặt trên thị trường. Đặc biệt hơn nữa, công nghệ in phun có thể ứng dụng trong phòng thí nghiệm để in màng mỏng lên các loại đế khác nhau, đặc biệt là đế nhựa hay đế giấy, điều khó có thể thực hiện bằng các phương pháp khác.
Là một nhà nghiên cứu, PGS Đặng Thị Mỹ Dung đánh giá rất cao Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị khi chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu, thông thoáng hơn về cơ chế trong nghiên cứu và thương mại hóa sản phẩm, tạo các điều kiện mạnh mẽ cho sự phát triển của khoa học công nghệ và hoạt động nghiên cứu.
Chia sẻ từ thực tiễn bản thân, PGS Đặng Thị Mỹ Dung cho hay đích đến của nghiên cứu khoa học là tìm ra cái mới, vì vậy nên rất nhiều rủi ro, đòi hỏi kinh phí và cả sự kiên trì. “Tất cả các đề tài của tôi đều phải thử nghiệm rất nhiều lần mới ra được sản phẩm, có những sản phẩm làm đi làm lại cả năm, có đề tài mất hai năm. Mỗi thất bại cũng là tiền đề để đi gần hơn đến thành công. Cũng do luôn tiềm ẩn rủi ro nên rất khó để tính toán chính xác dự toán ban đầu vì luôn có chi phí phát sinh,” PGS Đặng Thị Mỹ Dung nói.
Cũng theo PGS Đặng Thị Mỹ Dung, các nhà khoa học thường tập trung nghiên cứu nên nhiều người không rành về các thủ tục hành chính trong khi để nhận công trình nghiên cứu phải triển khai nhiều hồ sơ, thủ tục, từ việc đấu thầu, mua nguyên vật liệu… Trong khi đó, sản phẩm làm ra dù có tính ứng dụng thực tiễn cao vẫn rất khó thương mại hóa do bản quyền thuộc Nhà nước – đơn vị đầu tư cho nghiên cứu.
“Nhà khoa học và doanh nghiệp phải liên kết với nhau vì khoa học chỉ làm trong phòng thí nghiệm còn doanh nghiệp mới là đơn vị đưa sản phẩm vào cuộc sống. Nhưng lo ngại thủ tục, cả nhà khoa học và doanh nghiệp đều giảm bớt mặn mà, điều này gây lãng phí nguồn lực,” PGS Đặng Thị Mỹ Dung chia sẻ.
Bày tỏ mong đợi Nghị quyết 57 sớm đi vào thực tiễn, PGS Đặng Thị Mỹ Dung cho hay điều các nhà khoa học mong muốn là được miễn thuế thu nhập cá nhân, được tiếp cận dễ dàng hơn trong hoạt động nghiên cứu và có cơ chế mở đường cho việc đưa sản phẩm vào thực tiễn dễ dàng hơn.
Theo PGS Đặng Thị Mỹ Dung, nên trao quyền thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học cho các cơ quan, tổ chức Nhà nước trực tiếp quản lý đề tài vì họ là đơn vị sát sao nhất với đề tài, nắm chắc giá trị ứng dụng thực tiễn của đề tài. Kết quả thương mại hóa sẽ được cơ quan, tổ chức đó tái đầu tư cho hoạt động nghiên cứu. Điều này vừa tạo động lực cho các nhà khoa học, thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ, vừa tránh tình trạng lãng phí tài nguyên khoa học khi nhiều công trình phải ‘đắp chiếu’, bị bỏ quên trong ngăn tủ.
Các tin khác

PGS.TS Nguyễn Thị Minh Tân – Giải thưởng Kovalepskaia và niềm đam mê được là chính mình

Nhận diện nông nghiệp hữu cơ dưới góc nhìn sở hữu trí tuệ

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Xác lập quyền sở hữu trí tuệ ở trong nước và nước ngoài

Phát huy vai trò của phụ nữ trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Quản trị tài sản trí tuệ

Khai thác, sử dụng thông tin sáng chế phục vụ hoạt động nghiên cứu

Tập huấn nâng cao nhận thức cho nữ doanh nhân về sở hữu trí tuệ

Tập huấn nâng cao nhận thức cho các nhà khoa học nữ về sở hữu trí tuệ
Đọc nhiều

Vĩnh Phúc bắt quả tang một cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đang chế biến 22 con lợn dấu hiệu xuất huyết

Bệnh viện Quân y 121, Quân khu 9 gặp mặt các cơ quan báo chí nhân ngày báo chí cách mạng Việt Nam

Bệnh viện Quân y 121 (Quân khu 9): Miễn tiền công khám bệnh và một phần chi phí xét nghiệm

Ông Trần Duy Đông làm Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ mới

Quảng Hưng (Quảng Bình): Lợi dụng xây dựng nghĩa trang để khai thác khoáng sản trái phép - Thủ đoạn tinh vi gây nguy hại môi trường

Thủ tướng: Nghiên cứu đề xuất điều chỉnh, bổ sung chính sách, pháp luật về đất đai

Quân khu 9 hoàn thành tốt công tác quân sự, quốc phòng 6 tháng đầu năm 2025

Thủ tướng: Hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người có công trước ngày 27/7

Mái ấm cho người nghèo: Phú Thọ tăng tốc trước hạn chót 31/8

Lâm Đồng bứt phá kinh tế từ công nghệ cao

Bay khắp thế giới với ưu đãi “Ngày Hạng Thương Gia” cùng Vietjet vào ngày 2 và 20 hàng tháng

Vietjet khai trương loạt đường bay thẳng đầu tiên kết nối Việt Nam – Nga

Nốt “thăng” trong dòng chảy lịch sử vương triều

Nhiều chương trình hấp dẫn đón Xuân Ất Tỵ tại Cantho Eco Resort

Trung Quốc: Số ca mắc bệnh lý đường hô hấp tiếp tục tăng

Báo động tỷ lệ nhiễm HIV ở phụ nữ và trẻ em gái

WHO kêu gọi tăng cường giám sát cúm gia cầm

Bác sĩ Trần Nguyên Giáp: Chuyện “dính phốt” của một người quá mát tay trong ngành thẩm mỹ

Hành trình 13 năm xây dựng thương hiệu Thẩm mỹ Vũ Quang

Bác sĩ Nguyễn Hải Đăng: “Kiến tạo nụ cười, mang đến hạnh phúc”

Thực hư tin đồn phòng khám thẩm mỹ Cao Kim lừa đảo?

ENTECH HANOI 2025 hứa hẹn các giải pháp xanh và thông minh

Thông qua Luật Công nghiệp Công nghệ số: Tăng tốc 'Make in Vietnam', vươn ra toàn cầu

Dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo: Bước chuyển lớn cho hành trình nghiên cứu khoa học

Cô gái Khmer tiên phong đưa đường thốt nốt An Giang xuất ngoại
Nổi bật

Thủ tướng: Nghiên cứu đề xuất điều chỉnh, bổ sung chính sách, pháp luật về đất đai

Quân khu 9 hoàn thành tốt công tác quân sự, quốc phòng 6 tháng đầu năm 2025

Cần Thơ: Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ công bố triển khai hệ thống hồ sơ bệnh án điện tử

Thủ tướng: Hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người có công trước ngày 27/7

Mái ấm cho người nghèo: Phú Thọ tăng tốc trước hạn chót 31/8

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
