Dù đã được dự báo sớm, siêu bão Yagi vẫn gây nhiều thiệt hại
Thiệt hại cả người và của
Về tình hình thiệt hại do Bão số 3 gây ra, tính đến 10h ngày 8/9 đã có 14 người chết và 176 người bị thương do bão Yagi. Cụ thể: Chết 14 người (Quảng Ninh 4, Hà Nội 3, Hải Phòng 1, Hải Dương 1, Hòa Bình 4, Quân khu 3: 1), bị thương 220 người (Quảng Ninh 157, Hà Nội 8, Hải Phòng 5, Hải Dương 5, Hòa Bình 1).
Về tài sản: Bị chìm, trôi dạt, mắc cạn, mất tích 38 phương tiện trên địa bàn ven biển tỉnh Quảng Ninh; hư hỏng 2 trường học (Vĩnh Phúc 1, Thái Bình 1); hư hại 9.028 ha lúa, hoa màu (Yên Bái 81, Hòa Bình 47, Thái Bình 500, Hà Nam 6.300, Hải Dương 500, Hà Nội 1.600); hư hỏng 16 hệ thống truyền thanh (Thái Bình); gãy đổ 5.702 cây (Bắc Giang 80, Vĩnh Phúc 202, Hải Phòng 20, Quảng Ninh 100, Nam Định 300, Hà Nam 200, Hưng Yên 1.000, Hà Nội 2.800); đổ, gãy 40 cột điện (Bắc Giang 6, Hải Phòng 18, Quảng Ninh 01, Nam Định 6, Hưng Yên 9); hư hỏng 27 trạm biến áp (Vĩnh Phúc 9, Thái Bình 18); hư hỏng 3 lồng cá (Hòa Bình).
Theo báo cáo của các địa phương, bước đầu thống kê đến 14h ngày 8/9, ngoài thiệt hại về người kể trên, đã có 25 tàu thuyền các loại bị chìm tại nơi neo đậu ở Quảng Ninh.
Do thời gian lưu bão dài và duy trì cường độ gió bão, gió giật rất mạnh đã làm 7.394 nhà ở bị hư hỏng; 5 đoạn đường dây 500KV, 31 đường dây 220kV, 97 đường dây 110kV bị sự cố và nhiều cột điện hạ thế bị gãy đổ; nhiều cửa hàng, trụ sở, trường học bị tốc mái, hư hỏng; rất nhiều biển hiệu quảng cáo, cột viễn thông bị gẫy đổ; cây xanh đô thị bị bật gốc, gẫy đổ la liệt trên các tuyến đường tại các tỉnh, TP Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nội,…
Về nông nghiệp, có 97.735 ha lúa bị ngập úng, thiệt hại, tập trung tại Quảng Ninh 336ha; Hải Phòng 7.005ha; Nam Định: 300 ha; Thái Bình 29.000ha; Hà Nội 6.218ha; Hưng Yên 12.119ha; Hải Dương 10.000ha; Hà Nam 10.869ha; Bắc Giang 4.822ha; Yên Bái 533ha; Nghệ An 106ha; Vĩnh Phúc 6.000ha; Thái Nguyên 478ha; Tuyên Quang 156ha,...
Cùng với đó nhiều diện tích hoa màu, cây ăn quả bị hư hại, ngập úng và trên 1.100 lồng bè nuôi trồng thuỷ sản bị hư hỏng, cuốn trôi, chủ yếu ở Quảng Ninh.
Lũ lên nhanh, nguy cơ ngập lụt diện rộng
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, chiều nay, ngày 8/9, trên sông Thao tại Yên Bái lũ đang lên nhanh. Mực nước lúc 15 giờ ngày 8/9 là 31,40m (trên báo động (BĐ2) 0,40m). Trên sông Ngòi Thia, lũ cũng đang dao động ở mức cao, mực nước lúc 15 giờ là 08/9 là 45,98m (trên BĐ2 0,48m).
Dự báo, trong 6-12 giờ tới, lũ trên sông Thao tiếp tục lên, khả năng đạt mức BĐ3 vào đêm nay (8/9); lũ trên sông Ngòi Thia tiếp tục dao động ở mức cao. Trong 12-24 giờ tới, lũ trên sông Thao tiếp tục lên; lũ trên sông Ngòi Thia tiếp tục dao động ở mức cao.
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cảnh báo, nguy cơ ngập lụt rất cao ở nhiều địa phương của tỉnh Yên Bái. Đề phòng nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất trên các khu vực trong tỉnh, đặc biệt tại các huyện như: Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn, Văn Yên, Trấn Yên, Lục Yên, Yên Bình, TX. Nghĩa Lộ, TP. Yên Bái.
Ngập úng tại các vùng trũng thấp của huyện: Văn Chấn, TX Nghĩa Lộ, Lục Yên, Văn Yên, Trấn Yên, Yên Bình, TP. Yên Bái (phường Hồng Hà, phường Yên Ninh, phường Nguyễn Thái Học, xã Tuy Lộc, xã Âu Lâu).
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia đưa ra cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lũ ở Yên Bái là cấp 2, cao hơn mức bình thường.
Nguy cơ cao xảy lũ trên các sông suối và lũ quét, sạt lở đất cũng xảy ra tại một số địa phương, trong đó đặc biệt cần lưu ý:
Các sông nhỏ ở Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hòa Bình lũ có thể lên mức báo động 2 đến báo động 3. Lũ trên sông trên các sông Ngòi Thia (Yên Bái), Sông Bôi (hòa Bình), Hoàng Long (Ninh Bình) lên trên mức BĐ3; hạ lưu sông Lục Nam lên mức BĐ2.
Nguy cơ cao xảy ra ngập lụt tại các đô thị, thành phố và các tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ do mưa lớn, đặc biệt tại các tỉnh: Quảng Ninh, Hải Phòng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Hà Giang, Yên Bái, Bắc Kạn, Nam Định, Thái Bình, Hà Nam, Hà Nội.
Nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất đối với các tỉnh: Lạng Sơn (11 huyện), Bắc Kạn (6 huyện), Thái Nguyên (9 huyện), Bắc Giang (8 huyện), Vĩnh Phúc (5 huyện), Hòa Bình (11 huyện), Phú Thọ (9 huyện), Tuyên Quang (6 huyện), Yên Bái (9 huyện), Sơn La (8 huyện), Lai Châu (3 huyện), Lào Cai (4 huyện).
Lực lượng công an, quân đội chủ động, ứng phó với bão số 3 ở mức cao nhất, bảo đảm an toàn tính mạng nhân dân |
Lực lượng công an, quân đội chủ động, ứng phó với bão số 3 ở mức cao nhất, bảo đảm an toàn tính mạng nhân dân |
Lực lượng công an, quân đội chủ động, ứng phó với bão số 3 ở mức cao nhất, bảo đảm an toàn tính mạng nhân dân |
Lực lượng công an, quân đội chủ động, ứng phó với bão số 3 ở mức cao nhất, bảo đảm an toàn tính mạng nhân dân |
Lực lượng công an, quân đội chủ động, ứng phó với bão số 3 ở mức cao nhất, bảo đảm an toàn tính mạng nhân dân |
Lực lượng công an, quân đội chủ động, ứng phó với bão số 3 ở mức cao nhất, bảo đảm an toàn tính mạng nhân dân
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, lực lượng công an, quân đội đã thường xuyên cập nhật thông tin để chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện quyết liệt, kịp thời công tác ứng phó khẩn cấp với bão số 3 và mưa lũ; với tinh thần chủ động phòng ngừa, ứng phó ở mức cao nhất, không chủ quan, mất cảnh giác, không để bị động, bất ngờ, đảm bảo an toàn tính mạng người dân, nhất là đối với trẻ em và các đối tượng yếu thế, giảm thiểu thấp nhất thiệt hại về tài sản của Nhân dân và Nhà nước.
Bộ Công an đã ban hành 3 Công điện và tổ chức họp trực tuyến để chỉ đạo các đơn vị trực thuộc Bộ và Công an 35 địa phương tập trung ứng phó khẩn cấp với bão số 3 và mưa lũ; lãnh đạo Bộ Công an và lãnh đạo Công an các đơn vị, địa phương đã trực tiếp xuống các địa bàn trọng điểm để chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống bão, lũ.
Tập trung huy động lực lượng, phương tiện cho công tác phòng chống bão và mưa, lũ; tổ chức thường trực, ứng trực 100% quân số tại các địa bàn chịu ảnh hưởng trực tiếp, khu vực xung yếu để sẵn sàng triển khai ngay các biện pháp bảo đảm an ninh trật tự, phòng chống bão, lũ, xử lý kịp thời các tình huống phát sinh với phương châm 4 tại chỗ, 3 sẵn sàng.
Bộ Công an huy động hơn 100 nghìn người tham gia trực, ứng trực phòng chống bão số 3 và mưa, lũ; trong đó bên cạnh lực lượng Công chính quy thì lực lượng tham gia bảo đảm an ninh, trật tự ở cơ sở đã tham gia rất tích cực.
Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, tuyên truyền cảnh báo Nhân dân ở các địa bàn thực hiện ngay các biện pháp bảo đảm an toàn, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do bão, mưa lũ, sạt lở đất gây ra. Khẩn trương phối hợp sơ tán, di dời người dân cùng phương tiện, tài sản, nhất là tại các khu vực nguy hiểm, kiên quyết không để người dân ở lại khu vực nguy hiểm.
Tăng cường nắm chắc tình hình để kịp thời xử lý các vấn đề phức tạp về an ninh, trật tự. Bảo đảm an toàn giao thông, kiên quyết không cho người và phương tiện qua lại nếu không an toàn, không để xảy ra thiệt hại về người do bất cẩn, chủ quan.
Chủ động các phương án, trang thiết bị, phương tiện đặc chủng chuyên dùng kịp thời tổ chức cứu hộ, cứu nạn và hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả do bão, mưa lũ gây ra để sớm ổn định cuộc sống (đã chuẩn bị hơn hơn 27.000 phương tiện bộ; hơn 2.200 phương tiện thủy; gần 100.000 áo phao, phao tròn các loại và hàng ngàn thiết bị chuyên dụng khác.
Cục Cứu hộ, cứu nạn thuộc Bộ Tổng Tham mưu cho biết đã điều động 17.367 người (4.730 Bộ đội và 12.637 dân quân tự vệ) và 243 phương tiện các loại thực hiện nhiệm vụ khắc phục hậu quả do Bão số 3 gây ra.
Đến hôm nay, đã tổ chức di dời 38.047 hộ/141.843 người đến nơi an toàn (Quân khu 3: 37.762 hộ/141.048 người; BTL Thủ đô Hà Nội: 249 hộ/690 người; Bộ đội Biên phòng: 36 hộ/105 người); cứu được 47 người (Hải Quân cứu được 15; Cảnh sát biển cứu được 32); tìm kiếm được 4 thi thể bàn giao cho địa phương (Bộ CHQS tỉnh Hòa Bình).
Cục Cứu hộ, cứu nạn cho biết công việc triển khai tiếp theo cần phải duy trì nghiêm chế độ ứng trực ở các cấp; tiếp tục tìm kiếm người mất tích và khắc phục thiệt hại do Bão số 3 gây ra; thực hiện các biện pháp phòng chống dịch, bệnh bảo đảm tốt đời sống, sinh hoạt cho bộ đội và Nhân dân trên địa bàn đóng quân.
Làm tốt công tác tuyên truyền, tổ chức thăm hỏi, động viên các gia đình quân nhân, gia đình chính sách, người có công trên địa bàn bị ảnh hưởng do Bão số 3 gây ra.
Tuần tra, canh gác bảo đảm an toàn đơn vị, kho tàng, địa bàn đóng quân; kiểm tra chặt chẽ khu vực có nguy cơ ngập úng, sạt lở phải tổ chức di chuyển đến nơi an toàn.