Hà Nội: Tiếp tục chỉ đạo phòng chống lụt bão và khắc phục hậu quả
Hiện nay, mực nước các sông, hồ trên địa bàn thành phố còn ở mức cao; mực nước các sông Tích, sông Bùi, khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của lũ rừng ngang đều ở trên mức báo động II. Trong thời gian tới, tình hình thời tiết, mưa lũ được dự báo vẫn diễn biến phức tạp, khó lường, nguy cơ ngập lụt, sạt lở đất còn lớn...
Toàn thành phố đã có 2.698 trường hoạt động bình trường trở lại, còn 114 trưởng tạm dừng hoạt động do chưa bảo đảm các điều kiện an toàn...
Ngành Giáo dục và Đào tạo đang phối hợp với các địa phương tập trung giải quyết để đưa các trường trở lại hoạt động trong 1-2 ngày tới. Trong khi đó, ngành Giao thông vận tải đã chỉ đạo rà soát hệ thống cầu trên địa bàn thành phố, xác định cầu yếu để có phương án gia cố, phân luồng bảo đảm an toàn trong lưu thông.
Phát biểu kết luận cuộc họp, Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài nhấn mạnh, Ban Thường vụ Thành ủy đánh giá cao tinh thần trách nhiệm, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ thành phố xuống cơ sở trong thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về ứng phó với bão số 3.
Bí thư Thành ủy Hà Nội: Tiếp tục chỉ đạo phòng chống lụt bão và khắc phục hậu quả |
Bí thư Thành ủy đặc biệt biểu dương tinh thần trách nhiệm, không quản ngại khó khăn, hy sinh của các lực lượng nòng cốt, tuyến đầu như quân đội, công an, điện lực, viễn thông, thoát nước; cán bộ cấp ủy, chính quyền địa phương, cán bộ ở địa bàn cơ sở...
Ban Thường vụ Thành ủy đã họp khẩn cấp và ra Điện, Chủ tịch UBND thành phố ra Công điện chỉ đạo huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc thực hiện các biện pháp khẩn cấp, đặc biệt là di dời dân ra khỏi vùng nguy hiểm, phòng ngừa các nguy cơ mất an toàn, duy trì hệ thống hạ tầng thiết yếu...
Về nhiệm vụ trong thời gian tới, Ban Thường vụ Thành ủy giao Ban Cán sự đảng UBND thành phố chỉ đạo khẩn trương xây dựng chương trình khôi phục sản xuất nông nghiệp, hỗ trợ nông dân bị thiệt hại do bão số 3.
Đối với việc rà soát cầu yếu trên địa bàn, đồng chí Bí thư Thành ủy Hà Nội giao Ban Cán sự đảng UBND Thành phố ngay sau cuộc họp của Ban Thường vụ Thành ủy trước mắt chỉ đạo bảo đảm lưu thông an toàn qua các cầu, các cầu yếu không bảo đảm an toàn phải dừng lưu thông.
Đồng thời, khẩn trương triển khai Đề án gia cố, sửa chữa các cầu yếu để thực hiện sớm trong thời gian tới. Đối với những cây cầu mất an toàn cao, phải thực hiện ngay việc sửa chữa, gia cố theo quy trình khẩn cấp theo quy định.
Về phục hồi cây xanh, Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài lưu ý các địa phương thực hiện nghiêm chỉ đạo của thành phố; trong đó, phải quán triệt tinh thần là cây nào trồng lại được là phải trồng lại kịp thời, cây nào yếu phải chuyển về vườn ươm chăm sóc.
Sau sự cố sập cầu Phong Châu (tỉnh Phú Thọ) sáng 9/9, nhiều người dân Hà Nội quan tâm đến sự an toàn của cầu Chương Dương. Trước vấn đề này, Sở Giao thông vận tải Hà Nội khẳng định, cầu Chương Dương vẫn bảo đảm khả năng chịu lực, cơ bản hoạt động bình thường. Tuy nhiên, mỗi ngày, cầu Chương Dương có khoảng 95.000 lượt xe qua lại, gấp hơn 8 lần so với thiết kế. Sau 40 năm đưa vào sử dụng, mặt cầu và khe co giãn bị xuống cấp nhanh chóng, công tác sửa chữa, duy tu thường xuyên không đáp ứng được với lưu lượng phương tiện qua lại lớn. Cần đặc biệt lưu tâm gia cố.