Kỳ họp thứ 9: Những quyết sách lịch sử, tạo tiền đề cho bước phát triển đột phá
![]() |
Toàn cảnh bế mạc. (Ảnh: TTXVN) |
Sau 35 ngày làm việc khẩn trương, tích cực và trách nhiệm cao, với tinh thần đổi mới, sắp xếp khoa học và tập trung cao độ, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đã chính thức bế mạc sáng nay (27/6).
Kỳ họp đã hoàn thành toàn bộ nội dung Chương trình đề ra. Đáng chú ý, những quyết sách được thông qua tại kỳ họp này sẽ là tiền đề quan trọng đưa đất nước phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.
Thay đổi hoàn toàn tư duy lập pháp
Kỳ họp thứ 9 được đánh giá là kỳ họp lịch sử với lượng công việc đồ sộ và hệ trọng. Toàn bộ hệ thống Quốc hội và các đại biểu Quốc hội đều dốc sức triển khai chủ trương lớn của Đảng và chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về tháo gỡ điểm nghẽn thể chế, đưa thể chế thành lợi thế cạnh tranh, đồng thời thực hiện mục tiêu tinh gọn bộ máy, phát triển khoa học công nghệ và chuyển đổi số.
Ngay buổi đầu tiên khai mạc, Quốc hội đã xem xét, quyết định việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Việc sửa đổi Hiến pháp đòi hỏi tầm nhìn chiến lược, nhằm cập nhật nền tảng pháp lý cao nhất của đất nước phù hợp với tình hình mới, đặc biệt tạo cơ sở hiến định cho việc tổ chức tinh gọn bộ máy và các cải cách lớn khác.
Cũng tại Kỳ họp này, Quốc hội đã xem xét thông qua 34 luật và 34 nghị quyết, cho ý kiến lần đầu đối với 6 dự án luật cùng các nội dung thuộc thẩm quyền của Quốc hội. Đây là con số kỷ lục về các dự luật, nghị quyết được trình Quốc hội xem xét, thông qua tại một Kỳ họp cho đến nay.
Các luật được thông qua trải rộng trên nhiều lĩnh vực, từ kinh tế, tài chính (như Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi...) đến giáo dục, lao động (Luật Nhà giáo, Luật Việc làm sửa đổi...), từ quản trị nhà nước (Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi)...) đến khoa học công nghệ (Luật Bảo vệ Dữ liệu cá nhân, Luật Công nghiệp công nghệ số...).
Điều này thể hiện quyết tâm tháo gỡ mọi rào cản thể chế trên các lĩnh vực, tạo hành lang pháp lý thông thoáng, minh bạch, biến chính sách, pháp luật thành động lực phát triển. Nhiều nghị quyết quan trọng cũng được Quốc hội xem xét, ban hành, trong đó có nghị quyết về sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh nhằm tinh gọn bộ máy và các cơ chế, chính sách đặc thù tháo gỡ vướng mắc cho phát triển kinh tế-xã hội ở những lĩnh vực, địa phương trọng điểm.
Ngoài ra, các dự luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, tình trạng khẩn cấp... được trình Quốc hội cho ý kiến cũng sẽ đặt nền móng cho những cải cách tiếp theo, đặc biệt là trong lĩnh vực chuyển đổi số, quản trị an ninh dữ liệu và thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Đây đều là những lĩnh vực mới, phức tạp, cho thấy tầm nhìn đi trước đón đầu của Quốc hội đối với xu thế phát triển của đất nước và thế giới.
Đánh giá về kỳ họp, đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) cho biết đây là kỳ họp có thời gian dài nhất từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đến nay với khối lượng công việc “khổng lồ” được đưa ra xem xét, cho ý kiến. Các nội dung tại kỳ họp này đều phục vụ cho việc phát triển kinh tế-xã hội, tinh gọn bộ máy.
“Dù khối lượng công việc rất nhiều, song với quyết tâm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các đại biểu Quốc hội đã thực hiện rất rốt ráo các nội dung theo Chương trình đã đề ra,” đại biểu Phạm Văn Hòa nói.
Tương tự, đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) cũng đánh giá kỳ họp thứ 9 được coi là lịch sử bởi không chỉ khối lượng công việc về lập pháp rất lớn mà quan trọng là thay đổi hoàn toàn tư duy về lập pháp, thay đổi về các thể chế mang tính chất hệ thống và là kỳ họp thực hiện mục tiêu “tháo nút thắt” về thể chế-là một trong những “nút thắt của nút thắt” hiện nay.Đại biểu kỳ vọng rằng, khi kỳ họp này đã hoàn thành với kết quả rất tốt như vậy, điểm nghẽn thể chế sẽ được tháo gỡ, là tiền đề cho phát triển kinh tế-xã hội không chỉ của năm 2025 mà còn là tiền đề cho bước phát triển đột phá cho cả những năm về sau.
Trong khi đó, đại biểu Tạ Văn Hạ (đoàn Bạc Liêu) đánh giá, đây là kỳ họp mang dấu ấn lịch sử, trong một giai đoạn lịch sử, khi đất nước chuẩn bị bước sang một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Vì vậy, tại kỳ họp này, Quốc hội tập trung vào các nội dung sắp xếp, đổi mới, tinh gọn bộ máy, đặc biệt trong đó có sửa đổi Hiến pháp và các luật ưu tiên liên quan tới việc sắp xếp bộ máy.
Song song với đó còn rất nhiều vấn đề khác cũng được đặt ra, bởi đây là giai đoạn nước rút, là năm cuối của nhiệm kỳ để hoàn thành các nhiệm vụ, mục tiêu và chỉ tiêu của nhiệm kỳ 2021-2025 đặt ra, đồng thời cũng chuẩn bị cho một nhiệm kỳ mới, mà điểm nhấn của sự đổi mới đó là sự chuyển mình rất rõ rệt.
“Có thể khẳng định, Quốc hội kỳ này làm việc với tinh thần nhanh nhất, quyết liệt nhất, với quyết tâm cao nhất, cho nên những vấn đề được đặt ra không chỉ là giải pháp khắc phục bất cập, tháo gỡ khó khăn để hoàn thành tốt các chỉ tiêu của năm 2025 và cả nhiệm kỳ, nhưng đồng thời cũng chuẩn bị nội dung cho nhiệm kỳ mới, do vậy có những vấn đề phải ngay và luôn, mà cụ thể là Quốc hội phải thường xuyên bổ sung vào nội dung các chương trình để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc,” đại biểu Tạ Văn Hạ cho hay.
Sẵn sàng với tầm nhìn rộng mở
Điểm đặc biệt của kỳ họp thứ 9 đó là các vấn đề được thảo luận đều có tác động trực tiếp, rộng lớn, đa tầng đa lớp đối với đời sống người dân, từ lĩnh vực kinh tế, tài chính, lao động, an sinh xã hội, đến phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là lĩnh vực giao thông vận tải.
Đại biểu Nguyễn Thị Nga (đoàn Hải Dương) nhận xét, các chính sách được thông qua tại kỳ họp lần này đều là những chính sách mang tính đột phá, tạo động lực mới cho phát triển kinh tế-xã hội trong giai đoạn tới.
Đơn cử lĩnh vực kinh tế, nhiều quy định mới được ban hành nhằm tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sản xuất kinh doanh, thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài, đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Quốc hội cũng thông qua nhiều chính sách có tính kích thích tăng trưởng, như điều chỉnh các cơ chế ưu đãi về thuế, đất đai, tín dụng… giúp cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhỏ có thêm những điều kiện thuận lợi để phát triển, đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.
Đối với lĩnh vực giao thông vận tải, nhiều luật, nghị quyết được thông qua kỳ vọng sẽ góp phần cải cách toàn diện kết cấu hạ tầng, ưu tiên phát triển mạng lưới cao tốc, cảng biển, sân bay, đường sắt tốc độ cao… nhằm tạo nên hệ thống kết nối liên vùng, liên tỉnh, nâng cao hiệu quả logistics, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế vùng, tận dụng tối đa tiềm năng, thế mạnh của mỗi địa phương. Các quy định mới về sử dụng vốn đầu tư công, đối tác công tư (PPP), quản lý tài sản công được kỳ vọng sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, hạn chế tình trạng chậm trễ, đội vốn.
Đối với lĩnh vực an sinh xã hội, nhiều vấn đề nóng được thảo luận, nhiều chính sách mới được ban hành, như các quy định về lao động-việc làm, bảo hiểm xã hội, chế độ trợ giúp xã hội, chăm sóc người cao tuổi, chăm sóc đối tượng yếu thế trong xã hội, chế độ miễn học phí cho học sinh phổ thông, phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ -5 tuổi… Các chính sách đó đều hướng đến mục tiêu cao nhất: bảo đảm mọi người dân đều được thụ hưởng thành quả phát triển, không ai bị bỏ lại phía sau. Khi được thực thi hiệu quả, đó sẽ là nền tảng vững chắc để duy trì sự ổn định xã hội, thúc đẩy lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.“Với khối lượng công việc khổng lồ nhất từ trước tới nay, áp lực lên các đại biểu Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội là không nhỏ. Tuy nhiên, các đại biểu, các cơ quan của Quốc hội và Quốc hội đã nỗ lực cao nhất để hoàn thành tốt mọi nội dung công việc,” đại biểu Nguyễn Thị Nga cho hay.
Đại biểu Nguyễn Thị Sửu (đoàn Thành phố Huế) đánh giá cao sự linh hoạt, quyết đoán và có sự đồng hành, đồng bộ của Đảng, Quốc hội, Chính phủ. Theo bà, tất cả các dự án luật, nghị quyết nhất là dự án luật phải từ cơ quan Chính phủ trình, hay Nghị quyết liên quan đến cơ chế đặc thù, việc điều chỉnh tổ chức thực hiện của một kỳ họp… lại là của các cơ quan Quốc hội, song chưa bao giờ có sự uyển chuyển như thế. Thậm chí những dự án luật, nghị quyết theo quy trình thủ tục rút gọn cũng được thực hiện rất nhanh.
“Mặc dù áp lực công việc nhiều và thời gian rất ngắn, song để giải quyết các vấn đề cấp bách, nhiều nội dung chưa nằm trong Chương trình như Luật đường sắt, song các đại biểu đều sẵn sàng với tầm nhìn rộng mở, tạo điều kiện cho tiến độ phát triển của đất nước là chính, cụ thể là trong các vấn đề về kinh tế-xã hội, văn hóa, an ninh quốc phòng và đối ngoại… đang là xu thế của thời đại, chúng ta đã có sự nhập cuộc linh hoạt để giải quyết các vấn đề về thể chế,” bà Nguyễn Thị Sửu bày tỏ.
Điểm nhấn quan trọng nữa đó là tinh thần làm việc hết sức trách nhiệm của các đại biểu Quốc hội, cùng đó là chất lượng phát biểu (ở phiên thảo luận tổ, hay ở hội trường), kể cả việc tương tác với truyền thông, đại chúng cũng rất chuyên nghiệp và trách nhiệm. Những phát biểu đó đều gắn với thực tiễn cuộc sống nơi đại biểu ứng cử, thực hiện vai trò của dân cử nhưng đồng thời “bắt được nhịp thở chung của cả nước” trong việc đặt nước Việt Nam trong mối quan hệ quốc tế mạnh, toàn diện, nhất là trong thế đa cực, đa diện mà chúng ta không được chủ quan.
“Sự không chủ quan đấy được thể hiện rất rõ ở việc nhìn nhận, đánh giá và tham mưu của cơ quan Nhà nước, Chính phủ và quyết định của Quốc hội để làm sao những chủ trương, đường lối rất lớn của Đảng, gồm “bộ tứ nghị quyết trụ cột” đã phần lớn được thể chế hóa và pháp luật hóa, đó là những cái chúng ta mong đợi,” đại biểu Nguyễn Thị Sửu nhấn mạnh.
Có thể khẳng định, những quyết sách tại Kỳ họp lần này đã thể hiện ý chí quyết tâm của Đảng, Nhà nước trong việc cải cách bộ máy hành chính. Qua đó khẳng định niềm tin của nhân dân, của cả hệ thống chính trị vào sự lãnh đạo của Đảng.
Hơn nữa, các quyết sách được thông qua tại kỳ họp này có nhiều vấn đề mới, đúng và trúng, ngắn gọn, dễ hiểu, theo đúng tinh thần đổi mới tư duy xây dựng pháp luật; khẳng định quyết sách kịp thời, tất yếu khách quan, đúng đắn, tầm nhìn xa, đã bắt được đúng mạch để khẩn trương khắc phục những tồn tại, vướng mắc, những điểm nghẽn làm chậm sự phát triển của đất nước.
Nhấn mạnh tại phiên bế mạc sáng 27/6, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, kỳ họp thứ 9 là dấu mốc quan trọng trong lịch sử lập hiến, lập pháp Quốc hội khóa XV. Các quyết sách, đạo luật được thông qua tại kỳ họp này có tính cách mạng, khởi đầu cho những cải cách thể chế một cách căn cơ, định hướng những nhiệm vụ cho giai đoạn phát triển mới của đất nước.
“Chặng đường phía trước còn nhiều khó khăn, thách thức, Quốc hội sẽ tiếp tục đổi mới toàn diện, nâng cao năng lực lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Quốc hội tiếp tục đồng hành với Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc, các cơ quan tư pháp và cả hệ thống chính trị để triển khai hiệu quả Hiến pháp, các luật, nghị quyết đã ban hành,” Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh thêm./.
Các tin khác

Phong Nha - Kẻ Bàng và Hin Nam Nô: Di sản thiên nhiên xuyên biên giới đầu tiên của Việt Nam và Lào

Cần Thơ: Dông lốc bất ngờ làm tốc mái 4 căn nhà tại xã Trường Xuân

Sớm khởi động lại Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ để hoàn thành trong năm 2026

Quảng Ngãi: Tập trung đột phá phát triển văn hóa, thể thao và du lịch sau sáp nhập

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được thông qua

Sớm đưa dự án Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ đi vào hoạt động

Thủ tướng: Nghiên cứu đề xuất điều chỉnh, bổ sung chính sách, pháp luật về đất đai

Quân khu 9 hoàn thành tốt công tác quân sự, quốc phòng 6 tháng đầu năm 2025

Thủ tướng: Hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người có công trước ngày 27/7
Đọc nhiều

Bệnh viện Quân y 121, Quân khu 9 gặp mặt các cơ quan báo chí nhân ngày báo chí cách mạng Việt Nam

Ông Trần Duy Đông làm Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ mới

Bệnh viện Quân y 121 (Quân khu 9): Miễn tiền công khám bệnh và một phần chi phí xét nghiệm

Quảng Hưng (Quảng Bình): Lợi dụng xây dựng nghĩa trang để khai thác khoáng sản trái phép - Thủ đoạn tinh vi gây nguy hại môi trường

TP. Hồ Chí Minh: Sức khỏe tinh thần cư dân bất ổn sau sự việc bầu Ban quản trị Chung cư Lux Garden - quận 7

Nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng

Sửa đổi Luật Điện lực: yêu cầu xuất phát từ thực tiễn

Chuyển đổi số báo chí: Thực trạng, thách thức và giải pháp

Petrovietnam: Sẵn sàng tâm thế cho chặng đường phát triển mới

Hải Phòng: Tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư thương mại 2025

Bộ Y tế chỉ đạo siết chặt công tác quản lý giám định pháp y và bắt buộc chữa bệnh tâm thần

Chỉ thị của Thủ tướng về một số nhiệm vụ cấp bách giải quyết ô nhiễm môi trường

Xây dựng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ lên hạng đặc biệt, phát triển xứng tầm với vị thế mới

Yêu cầu báo cáo Thủ tướng việc xử lý vướng mắc dự án cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức trước 20/7

Trường Đại học Điện lực tham dự tọa đàm “Điện gió ngoài khơi Việt Nam” tại Vương quốc Anh

Tổng Bí thư: Người có công là tài sản quý, là biểu tượng của ý chí Việt Nam

Thủ tướng yêu cầu tiếp tục chăm lo tốt đời sống người có công với cách mạng

Phát hiện thủ đoạn dùng cồn công nghiệp sản xuất hàng vạn chai cồn y tế giả

Thu giữ 13 tấn chân gà ngâm hóa chất

Thanh Hóa: Xử lý hơn 800 vụ vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Khởi tố, bắt tạm giam một Phó Giám đốc Trung tâm Y tế ở Đắk Lắk vì nhận hối lộ

Đảng bộ Trường Đại học Điện lực sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới

Xây dựng xã hội học tập là sứ mệnh cao cả trong kỷ nguyên mới

Thi tốt nghiệp THPT: Sáng nay, thí sinh chương trình 2018 thi buổi cuối cùng

Trường Đại học Điện lực: Mở rộng hợp tác nghiên cứu và đào tạo với Đại học Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc (UST)
Nổi bật

Đột phá 6 HMO từ Vinamilk Optimum: Từ giải pháp cho các bà mẹ Việt đến diễn đàn dinh dưỡng lớn nhất khu vực

Đoàn công tác Bộ Quốc phòng dâng hương Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Vũng Chùa – Đảo Yến

Cần cơ chế hỗ trợ chính sách cho chuyển đổi xanh

Yêu cầu báo cáo Thủ tướng việc xử lý vướng mắc dự án cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức trước 20/7

Trường Đại học Điện lực tham dự tọa đàm “Điện gió ngoài khơi Việt Nam” tại Vương quốc Anh

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
