Học song bằng - hướng đi triển vọng cho sinh viên
PGS.TS Nguyễn Thị Tố Quyên (trưởng khoa Xã hội học và phát triển - Học viện báo chí và tuyên truyền)
Để đáp ứng nhu cầu kinh tế thị trường, các nhà tuyển dụng đòi hỏi nhân sự phải có năng lực chuyên môn, đặc biệt là những ngành trọng điểm, thuộc top ngành nghề có thu nhập cao. Vì vậy, để trở thành ứng cử viên sáng giá trong mắt các nhà tuyển dụng sinh viên không ngừng trau dồi, cải thiện bản thân bằng cách chọn học song song hai bằng.
Khi quyết định đăng ký ngành học thứ hai, trở ngại đầu tiên của sinh viên có thể đối mặt là lượng bài vở, áp lực thi cử tăng lên gấp đôi. Áp lực hoàn thành đủ các tín chỉ để không phải thi lại hay học lại buộc sinh viên phải nỗ lực hết mình. Tuy nhiên đi đôi với áp lực là cơ hội việc làm mở rộng, đáp ứng được thu nhập mong muốn, làm việc ở điều kiện trọng điểm.
Trao đổi cùng PGS.TS Nguyễn Thị Tố Quyên (trưởng khoa Xã hội học và phát triển - Học viện báo chí và tuyên truyền) về vấn đề học song bằng có thực sự đảm bảo được nhu cầu việc làm của sinh viên, cô Quyên cho biết: “Trước khi trở thành một chuyên gia giỏi hay người xuất sắc về chuyên môn thì chúng ta phải có nền tảng. Nền tảng không những từ kiến thức mà còn rất nhiều kỹ năng và nền tảng phổ thông từ kiến thức đại cương. Khi học thêm một môn học chúng ta cần có thêm các kỹ năng và học song bằng tôi thấy không có gì mà không tốt cả…Việc học song bằng đã cho chúng ta nhiều hướng nhìn tốt và tương đối phong phú, tôi nghĩ là nó sẽ rất cần thiết trong xu hướng nghề nghiệp hiện nay”.
Nguyễn Trần Khánh Linh (sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền) chia sẻ về áp lực và cơ hội của việc học song bằng
“Học song song hai bằng chắc chắn cơ hội sẽ lớn hơn việc chỉ có một bằng. Việc học như vậy sẽ hơi vất vả một chút nhưng khi nhìn lại thì chúng ta cũng đã rút ngắn được thời gian đó rất nhiều” - PGS.TS Phạm Hương Trà (Phó khoa Xã hội học và phát triển - Học viện báo chí và tuyên truyền) chia sẻ.
Đứng trước thị trường lao động rộng mở đòi hỏi sinh viên cần trang bị nhiều kiến thức và kỹ năng làm nghề ngay từ khi còn ngồi học trên ghế nhà trường, để đáp ứng những yêu cầu từ các doanh nghiệp tuyển dụng. Để tăng thêm cơ hội việc làm của bản thân, giúp cho hồ sơ “đẹp” hơn trong mắt nhà tuyển dụng ngoài việc cố gắng học tốt một bằng đại học, sinh viên lựa chọn học song song hai bằng, tuy vất vả nhưng nhiều sinh viên vẫn quyết tâm đi theo hướng đi này.
Chị Nguyễn Trần Khánh Linh (chuyên ngành Quản lý hành chính nhà nước K39, học song ngành Báo mạng điện tử - Học viện Báo chí và Tuyên truyền) trải lòng:“Mình hy vọng có thể có nhiều cơ hội hơn nữa trong công việc sau khi ra trường. Việc học song bằng mà cả hai ngành theo học không liên quan đến nhau. Điều này vừa là thách thức nhưng cũng là cơ hội để mình trao dồi bản thân nhiều hơn trong chuyên môn, kỹ năng,... Nếu có năng lực, kỹ năng và luôn sẵn sàng làm việc, có ý chí cầu tiến thì mình nghĩ các nhà tuyển dụng sẽ cho chúng ta cơ hội.”
Việc nắm bắt tốt thị trường lao động cũng là yếu tố quan trọng mà các bạn sinh viên hướng tới để học thêm ngành học thứ hai, ngoài việc đáp ứng nhu cầu thị trường, sinh viên có thêm sự lựa chọn cho bản thân mình trong công việc, có thể làm song song hai ngành nghề cùng lúc tùy thuộc vào năng lực bản thân.
Nguyễn Trà My (sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền) chia sẻ định hướng học song bằng
Tâm sự cùng bạn Nguyễn Trà My (chuyên ngành Quản lý hành chính nhà nước K39, học song ngành Truyền thông quốc tế - Học viện Báo chí và Tuyên truyền): “Lúc quyết định học song bằng mình chỉ biết muốn theo truyền thông thôi. Nhưng khi tìm hiểu càng vào sâu thì thấy lĩnh vực truyền thông rất rộng và có nhiều điều mình có thể làm với kiến thức truyền thông học được. Hiện tại ngành mình học là Truyền thông quốc tế còn liên quan đến các kiến thức ngoại giao và chính trị nên chị cảm thấy sau này mình phải thử mình mới biết được mình muốn làm ở lĩnh vực nào. Hiện tại với những kiến thức mình học được ở lĩnh vực truyền thông thì mình làm “Event Planner Intern” cho một công ty đa quốc gia về lĩnh vực công nghệ thông tin của Nhật. Và bây giờ mình muốn thử các lĩnh vực mình thấy thích và có thể làm trước hơn là đi theo xu hướng chung của thị trường lao động để biết được hướng đi của mình.”
Thị trường lao động luôn biến động và yêu cầu cũng dần nâng cao hơn vì vây việc chọn ra hướng đi tốt, kèm theo những kỹ năng được trau dồi sinh viên luôn có ý thức cầu tiến thì vấn đề việc làm sẽ được giải quyết tốt. Học song ngành vẫn luôn là lựa chọn tốt cho các bạn sinh viên muốn nâng cao kiến thức nền và khám phá bản thân. Nếu định hướng học song bằng sinh viên nên xác định ngay từ năm nhất đại học, để chuẩn bị tốt nhất tinh thần, sức khỏe, và học lực của mình để đáp ứng đủ điều kiện học.
Nông Trang - Bích Ngọc