Hội nghị COP26: Việt Nam lên kế hoạch thực hiện những cam kết
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà chủ trì hội thảo chiều 7/12
Ngày 7 tháng 12 năm 2021, Đại sứ quán Anh tại Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc đã phối hợp tổ chức Hội thảo công bố kết quả Hội nghị lần thứ 26 các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi Khí hậu (Hội nghị COP26) với sự tham gia của các đối tác phát triển, đại diện các cơ quan của Đảng, Quốc hội, các Bộ, các tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp và chuyên gia trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Hội nghị COP26 mới đây được tổ chức từ ngày 31/10 đến 13/11/2021 tại Glasgow, Vương quốc Anh. Theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, tại COP26, lần đầu tiên thế giới đưa ra được lộ trình cắt giảm phát thải khí nhà kính, vấn đề chuyển đổi sang năng lượng sạch và nhanh chóng chấm dứt sử dụng than. Các nguồn tài chính quốc tế cho phát triển điện than sẽ sớm chấm dứt và chuyển sang tập trung hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo, kinh tế tuần hoàn, duy trì và phát triển rừng, bảo vệ các hệ sinh thái. Lãnh đạo các quốc gia đều nhấn mạnh vai trò quan trọng của khu vực tư nhân trong việc tham gia chuyển đổi kinh tế xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Về phía Việt Nam, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho hay, Việt Nam tham gia nhiều sáng kiến rất quan trọng tại COP 26, như cam kết không xây dựng mới điện than, cam kết về bảo vệ rừng và sử dụng đất hợp lý, tham gia liên minh thích ứng với biến đổi khí hậu toàn cầu... Một trong những phát biểu được đánh giá cao tại COP26 chính là cam kết của Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam cam kết mạnh mẽ đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.
“Đây là những cam kết có trách nhiệm của Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá cao, hòa cùng với xu thế chung của nhân loại và xu thế hành động mạnh mẽ về phát triển ít phát thải”, Bộ trưởng thông tin.
Phát biểu tại sự kiện, Đại sứ Anh Gareth Ward chia sẻ: “Việc Việt Nam công bố mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 đã thể hiện một cách ấn tượng vai trò lãnh đạo về khí hậu của quốc gia, đồng thời gửi thông điệp quan trọng tới cộng đồng quốc tế về hướng phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam. Trong tương lai, Vương quốc Anh cùng các đối tác phát triển cam kết thúc đẩy và hỗ trợ Việt Nam thực hiện các mục tiêu mới thông qua tăng cường những đề xuất về hỗ trợ tài chính và kỹ thuật. Chúng tôi muốn hỗ trợ Chính phủ Việt Nam tìm ra phương thức kết hợp phù hợp giữa tăng cường đầu tư công, huy động vốn ODA và vốn vay ưu đãi để giảm chi phí cho quốc gia và đưa ra những biện pháp quản lý thích hợp, giúp Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn đối với những khoản đầu tư xanh trong 20 năm tới”.
Với Glasgow, 147 quốc gia đưa ra cam kết phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Có 25 quốc gia và nhiều định chế tài chính Tuyên bố chung dừng sử dụng nguồn lực công hỗ trợ phát triể điện than từ năm 2022. Có 46 quốc gia (trong đó có Việt Nam) và 26 công ty toàn cầu ủng hộ tuyên bố chuyển đổi toàn cầu từ than sang năng lượng sạch. Có 22 quốc gia ký cam kết sản xuất 100% xe mới chạy bằng nguyên liệu không phát thải (chủ yếu là phát triển xe điện) từ năm 2035. Về rừng và sử dụng đất, có 141 quốc gia gồm cả Việt Nam tham gia cam kết không khai thác gỗ từ rừng từ năm 2030. Việt Nam cùng 102 quốc gia khác cũng đã tham gia cam kết giảm phát thải ít nhất 30% khí mê tan toàn cầu vào năm 2030.
Bà Caitlin Wiesen, Trưởng Đại diện thường trú Chương trình Phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam chia sẻ: “Chúng tôi chúc mừng Việt Nam luôn là quốc gia tiên phong trong các hợp tác đa phương, đi đầu trong chủ trương lấy người dân làm trung tâm, tăng trưởng bao trùm và phát triển bền vững ở cả khu vực và trên toàn cầu. Chúng tôi đặc biệt khen ngợi cam kết của Việt Nam trong việc nâng cao tham vọng và tham gia các nỗ lực toàn cầu để chống lại biến đổi khí hậu”.
Bà Caitlin Wiesen khuyến cáo, đã đến lúc phải điều chỉnh lại các chính sách, khung pháp lý, chiến lược, kế hoạch, đầu tư để đạt được những mục tiêu mới này. Mức phát thải carbon ròng bằng 0 vào năm 2050 là một mục tiêu đầy tham vọng nhưng có thể đạt được với sự lãnh đạo mạnh mẽ của Chính phủ. “UNDP cam kết hợp tác chặt chẽ với Chính phủ, các đối tác phát triển, doanh nghiệp, nhà khoa học, phụ nữ, thanh niên và cộng đồng địa phương, để theo đuổi phương pháp tiếp cận toàn chính phủ và toàn xã hội nhằm hiện thực hóa các tham vọng mới này”, bà Caitlin Wiesen nhấn mạnh.
Để thực thi những cam kết COP26, theo ông Phạm Văn Tấn, Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu, Phó Trưởng ban công tác đàm phán của Việt Nam về Biến đổi khí hậu, các hành động triển khai sẽ được thể chế hóa, đưa vào các văn bản pháp lý như" Ban hành Nghị định quy định giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozon; Danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính; Hệ thống giám sát và đánh giá hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu cấp quốc gia; Đề án phát triển thị trường carbon tại Việt Nam.
Các đại biểu tại một phiên thảo luận trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) tại Glasgow, Anh (Ảnh: AFP/TTXVN)
Đáng chú ý, sắp tới đây, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ xây dựng Đề án nhiệm vụ, giải pháp đột phá triển khai kết quả Hội nghị COP26, đề xuất thành lập Ban chỉ đạo để thực hiện.
Đặc biệt, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ hoàn thiện cập nhật Chiến lược quốc gia về Biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050, bao gồm mục tiêu đạt phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050; xây dựng Kế hoạch hành động giảm phát thải khí methane đến năm 2030; triển khai Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh góp phần đạt được mục tiêu cam kết. Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng sẽ phối hợp với Bộ Quốc phòng và các bộ, ngành, địa phương liên quan triển khai điều tra khảo sát biển phục vụ quy hoạch phát triển điện gió ngoài khơi gắn với Quy hoạch không gian biển quốc gia, triển khai áp dụng các công cụ định giá cacbon, bao gồm thuế cacbon và phát triển thị trường cacbon trong nước; tuyên truyền, nâng cao nhận thức, năng lực cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân để tham gia các cơ chế thị trường, phi thị trường.
Ông Giorgio Aliberti, Đại sứ Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam cho rằng, để triển khai kết quả Hội nghị lần thứ 26 các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, Việt Nam cần tiếp tục nâng cao nhận thức, quyết tâm của các cấp, các ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân kiên định với quá trình chuyển đổi.
Hội nghị COP26 là Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu (UNFCCC) lần thứ 26, được tổ chức tại Glasgow, Vương quốc Anh từ 31/10/2021 đến 13/11/2021. Với vai trò nước chủ nhà của COP26, hợp tác với Italia, Vương quốc Anh theo đuổi các cuộc đàm phán và cam kết thúc đẩy bốn mục tiêu chính: đảm bảo phát thải ròng toàn cầu bằng 0 vào giữa thế kỷ 21 và giữ nhiệt độ Trái đất tăng lên không quá 1,5°C; thích ứng để bảo vệ cộng đồng và môi trường sống; huy động tài chính; hợp tác để mang lại thành công cho COP26 vì con người và hành tinh của chúng ta. Đại diện của gần 200 quốc gia đã hội tụ tại Glasgow, trong Hội nghị thượng đỉnh quốc tế lớn nhất mà Vương quốc Anh từng đăng cai.
HỒNG PHƯƠNG
Các tin khác

Công ty cấp thoát nước số 1 Vĩnh Phúc: Sản xuất kinh doanh gắn với trách nhiệm vì cộng đồng

Gần 200 VĐV tham gia Giải Bóng bàn Cúp Hội Nhà báo

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Lào Saysomphone Phomvihane

Hơn 1,44 triệu cán bộ, đảng viên nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8

Mở rộng toàn bộ các nhóm chính sách xã hội cho mọi đối tượng

Trung tâm Chống độc - Bệnh viện Bạch Mai kỷ niệm 25 năm thành lập

Ngành Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Ninh sau hơn 1 năm thực hiện Chương trình hành động số 31-Ctr/TU

Các đối tác cam kết hỗ trợ Việt Nam 15,5 tỷ USD để chuyển đổi năng lượng

Ngày 2/12: Vùng núi miền Bắc có nơi rét đậm, rét hại
Đọc nhiều

Maxfill Nano - Phương pháp làm đầy hốc hác an toàn dưới góc nhìn của của Bác sĩ chuyên khoa I da liễu Nguyễn Anh Tuấn

Lô hàng đầu tiên nước yến Sanvinest được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc

BVĐK tỉnh Khánh Hoà: Khen thưởng đột xuất cho nhân viên nhặt được tài sản và trao trả lại cho người mất

Lễ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Trường THPT Trương Định

Trường THPT Trương Định tự hào chặng đường 50 phát triển
Multimedia
E-magazine Inforgraphic Video

Chính thức vận hành Nhà máy điện rác đầu tiên tại Bắc Ninh

Lạc Hiệp Hòa cây hoa màu chủ lực để phát triển kinh tế địa phương

Dưa ở Gia Viễn – Ninh Bình đặc sản của vùng đất “sinh vương, sinh thánh”

Trà hoa vàng Cúc Phương cây dược liệu quý của huyện Nho Quan

Quảng bá sản phẩm thủ công thân thiện với môi trường ra thị trường quốc tế

Đoàn công tác Chính phủ làm việc tại Vĩnh Phúc về những giải pháp phát triển kinh tế

Huyện Tiên Du, Bắc Ninh: Hoàn thành tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022
Imgs
Thủ tướng: Đưa Thủ đô phát triển toàn diện, nhanh, bền vững, văn hiến, là hình mẫu phát triển cho cả nước
Imgs
Hậu Lộc (Thanh Hóa): Những bất cập việc giao khoán hàng nghìn m2 đất nuôi trồng thủy sản

Họp mặt kỷ niệm 55 năm trận đánh suối Mạch Máng (Bình Dương)

Hơn 1,44 triệu cán bộ, đảng viên nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8

Ngành Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Ninh sau hơn 1 năm thực hiện Chương trình hành động số 31-Ctr/TU

Bắc Ninh: Nhiều chỉ tiêu phát triển năm 2023 vượt kế hoạch đề ra

Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Ninh lấy ý kiến về việc thực hiện đường vành đai 4 – vùng Thủ đô

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Công bố Quy hoạch và Xúc tiến đầu tư TP Cần Thơ

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Lào Saysomphone Phomvihane

Mở rộng toàn bộ các nhóm chính sách xã hội cho mọi đối tượng

Ngày 2/12: Vùng núi miền Bắc có nơi rét đậm, rét hại

Huyện Ứng Hòa đạt chuẩn nông thôn mới, đón Huân chương Lao động hạng Nhì

Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du và miền núi Bắc bộ

"Thúc đẩy đối thoại, hợp tác giữa cộng đồng và khối tư nhân với cơ quan nhà nước trong bảo tồn rạn san hô và phát triển bền vững khu vực biển Hòn Mun

Hanoi Half Marathon 2023 - Chạy vì rùa

7 năm chưa thu hồi được 154m2 đất tại cây xăng 64: Phải chăng các cơ quan chức năng đang buông lỏng quản lý?

Quận Hoàn Kiếm thành lập tổ đặc biệt, quyết truy bóng cười đến cùng

Công An Quảng Bình xử lý vi phạm nồng độ cồn, sử dụng ma túy khi tham gia giao thông

Thủ tướng chỉ đạo "nóng" tăng cường quản lý đấu giá quyền khai thác khoáng sản

Trường ĐH Điện lực và Công ty CP Viễn thông FPT ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác

Thầm lặng, cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”

Vì sự nghiệp "trồng người" để đất nước hùng cường

Lễ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Trường THPT Trương Định
Nổi bật

Ngọc Hồi - Kon Tum: Đẩy mạnh công tác xúc tiến, thu hút đầu tư, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Công bố Quy hoạch và Xúc tiến đầu tư TP Cần Thơ

Đưa công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt thực trạng và giải pháp

Huyện Ứng Hòa đạt chuẩn nông thôn mới, đón Huân chương Lao động hạng Nhì

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Thủ tướng Cộng hòa Belarus Roman Golovchenko

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
