Kỳ bí chùa cổ trên mình rồng xôn xao ở Bắc Giang
(Suckhoemoitruong.com.vn) - Ngôi chùa cổ Cao Long hàng nghìn năm tuổi (ở xã Thanh Lâm, Lục Nam, Bắc Giang) tọa lạc trên lưng con rồng mà thoáng nghe, ngỡ như thần thoại.
Câu chuyện về chùa Cao Long đã nổi tiếng với nhiều sự lạ lùng mà ít ai có thể giải đáp thoả đáng. Càng cố đi sâu vào những câu chuyện để giải thích thì người ta lại càng rơi vào thế bí.
Ngay cả việc chùa được xây trên mình rồng là tốt hay xấu cũng đã gây nhiều tranh cãi. Nhưng điều mà ai cũng khẳng định và công nhận rằng, chùa được xây trên lưng rồng là sự thật. Đó là đỉnh núi có tên Cao Long, sau đổi tên là núi Chùa vì chùa được xây trên đó.
![]() |
Bà Hiển chỉ ngôi mộ bà Thủ Hộ bị hổ ăn thịt năm 1942. |
Tương truyền, núi Cao Long là một trong những huyệt mạch quan trọng mà Cao Biền đã phát hiện ra và trình tấu thư lên triều đình phương Bắc hòng bàn cách yểm huyệt triệt tiêu nhân tài. Câu chuyện về sau thế nào thì không ai nhắc tới nhưng cùng với hệ thống long mạch quan trọng khác chạy dài từ núi Tản Viên (Ba Vì) thì núi Cao Long gần như điểm cuối trước khi mạch núi kết thúc.
Theo thế đất, các nhà phong thuỷ nhận ra núi Cao Long tựa như một con rồng nhỏ. Lưng con rồng nhô lên uốn lượn giữa những dải đất bằng phẳng. Một cao tăng thời kỳ đó biết đây là huyệt vượng mới cùng sư sãi xây dựng một ngôi chùa trên đỉnh núi đặt tên là Long Cốt Tự.
Cụ Nguyễn Văn Khánh (80 tuổi) là thủ từ tại đây cho biết: “Gia phả của làng ghi chép trước kia ngôi chùa này rất bề thế, thu hút hàng trăm cao tăng khắp nơi đến tu luyện. Người địa phương còn câu nói ví là “nhất Kinh Kỳ, nhì Thượng Lâm”, tức ngôi chùa này to thứ hai Kinh Bắc ngày xưa. Lúc còn bề thế, chùa có tới hơn một trăm gian, làm toàn bằng gỗ quý nhưng rồi chiến tranh loạn lạc, chùa chỉ còn lại phế tích là các chân móng chìm sâu dưới lòng đất”.
Ba lần đổi cổng
Lược đếm ở Việt Nam, để có một ngôi chùa xây trên lưng con rồng không có được nhiều, nếu không muốn nói Long Cốt Tự là ngôi chùa duy nhất. Tuy nhiên, đó cũng là chủ đề gây nhiều tranh cãi giữa các cao tăng và các nhà phong thủy. Họ đặt ra câu hỏi: Liệu xây chùa trên lưng rồng là tốt hay xấu?
Cụ Nguyễn Văn Khánh cho hay: “Từ nhỏ, tôi đã được đọc gia phả trùng tu chùa và nghe các cụ kể lại những chuyện liên quan đến phong thủy của chùa. Có rất nhiều chuyện kỳ lạ ở ngôi chùa cổ này mà nó làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người trong vùng. Trong đó, câu chuyện về hướng cổng chùa làm cho trai gái trong làng ế chồng ế vợ nhiều năm liền”.
Vì thế, dân gian có câu “toét mắt là tại hướng đình/cả làng toét mắt chứ mình em đâu”. Sau đó, có một thầy địa lý người Tàu sang du ngoạn mới dừng chân tại chùa. Thấy hướng cổng không thích hợp, ông bảo cao tăng đổi lại.
Cổng trước hướng ra phía Bắc thì đổi lại về hướng Tây. Từ khi đổi cổng, con trai của làng bỗng dưng “toét mắt, tóc xoăn” và xấu lạ thường. Ngược lại, con gái thì đẹp ra như tiên nữ. Vì thế, trai làng không bao giờ lấy được con gái trong làng mà hoặc ế hoặc cưới vợ xấu làng khác. Con gái đẹp trong làng lấy chồng ở đô thành hoặc gả cho con nhà quyền quý.
Việc này diễn ra trong nhiều năm liền khiến dân làng nghi hoặc cho rằng, thầy địa lý đã chơi xỏ nên tiếp tục đổi cổng sang hướng Đông. Từ đó, trai làng không còn bị mắt toét hay xoăn tóc nữa mà ngược lại rất khôi ngô nên hầu hết đều lấy nhiều vợ. Gái làng xưa rất đẹp, từ khi đổi cổng thì lại không còn mượt mà nên ế chỏng ế chơ.
Sốt ruột và lo lắng, cuối cùng sư trụ trì quyết định cùng dân làng đổi cổng về hướng Nam. Từ đó, trai gái trong làng cân bằng, không quá xấu cũng chẳng quá đẹp. Họ lại yên ổn làm ăn cầy cuốc quanh luỹ tre làng. Đến nay, các dấu tích của ba lần đổi cổng vẫn còn nguyên vẹn. Chỉ cần vén lớp cỏ lên là có thể thấy rõ.
![]() |
Vết tích ba lần đổi cổng nay vẫn còn. |
Rắn mào canh giữ bảo tháp
Hiện nay, chùa Long Cốt Tự gần như chỉ còn phế tích. Tuy được Bộ VH-TT&DL quan tâm cấp bằng Di tích Quốc gia nhưng tất cả hiện vật xưa không còn tồn tại. Trong khuôn viên chùa trên đỉnh núi chỉ còn lại ba ngôi bảo tháp cổ là mộ của ba đời trụ trì chùa.
Bà Hồ Thị Hiên là người quét dọn vườn tược của Long Cốt Tự cho biết: “Năm 1943 thì chùa vẫn còn khá nguyên vẹn. Bao quanh chùa là rừng rậm với nhiều hùm beo thú dữ. Năm 1942 ở đây có bà tên là Thủ Hộ bị hổ ăn mất nửa người, hiện mộ bà ấy vẫn còn trong khuôn viên chùa”.
Trong chiến tranh, chùa bị tàn phá nên không ai trông coi bảo quản. Một số người tự ý lên chùa lấy đá xanh, đỉnh đồng, gỗ lạt đều bị quả báo. Người bị điên, kẻ bị chết bất đắc kỳ tử. Tuy người ta không đổ tội cho nạn nhân vì đã mạo phạm nhưng trong tâm trí thì ai cũng hiểu “của chùa lấy một đền mười”.
Có rất nhiều kẻ hám của còn lên chùa đào bới lục tung tất cả để mong tìm kiếm cổ vật hoặc vàng bạc. Theo bà Hiên: “Vào những năm sau chiến tranh, có mấy người đến tìm vị trí gốc cây khế già rồi đánh dấu. Đêm đến họ đào sâu chừng một mét nhưng người làng không thấy mà chỉ nghe tiếng hét thất thanh vọng xuống mà thôi. Sau đó, chùa còn hai lần bị đào bới nữa”.
![]() |
Nhiều người nhìn thấy rắn mào trong bảo tháp. |
Vào trước năm 2000, hai thanh niên nhà gần chùa lên bắt rắn ở bảo tháp. Một con rắn hổ mang màu xám, trên đầu có mào lao ra cắn cho anh Luyến một nhát vào tay. Anh Luyến được cấp cứu kịp thời nhưng điên dại một thời gian dài. Về sau, gia đình phải lên trả lễ thì anh Luyến bình phục trở lại.
Anh Luyến công nhận với chúng tôi chuyện đó. Anh cũng nhớ như in chuyện xảy ra. Ba bảo tháp ở vườn ngôi chùa đều có ba con rắn mào bên trong. Chẳng biết là rắn bảo vệ tháp hay chúng chỉ trú ngụ ở đấy nhưng đã khiến anh Luyến và các thợ bắt rắn trong vùng khiếp đảm.
Bà Hiển kể: “Nhiều lúc quét dọn gần khu bảo tháp, tôi còn nghe thấy tiếng phì phì bên trong. Có lần còn thấy một con rắn lớn, dài ba bốn mét, thân màu trắng đục, đầu có mào đỏ như tiết trườn bò ra ngoài. Chúng dựng người đứng thẳng nhìn mọi vật xung quanh rồi lại bò vào”.
Ông Dương Văn Nam, Trưởng thôn Thượng Lâm cho biết: “Mấy con rắn ở bảo tháp của chùa đã tồn tại rất lâu rồi. Người ta bảo phải trên 100 năm, tức là từ khi chùa chưa bị tàn phá. Việc rắn cắn người cũng là có thật. Bây giờ họ hoặc bỏ nghề hoặc đi nơi khác kiếm ăn chứ không dám lên chùa để hành nghề”.
Nguồn: kienthuc.net.vn
Các tin khác

Đắk Lắk: Chung tay phát triển giáo dục - Khi yêu thương là hành động thiết thực

Xã Sơn Đông (Phú Thọ): Thắp lên ngọn lửa tri ân ngày Thương binh Liệt sỹ 27/7

Chủ tịch Cần Thơ yêu cầu hỗ trợ người dân sửa chữa nhà sau ảnh hưởng của dông lốc

Cục Chính trị Quân khu 9 tổ chức thành công Đại hội Đại biểu lần thứ XII

Đồng Tháp truy điệu, an táng 43 hài cốt liệt sĩ

Tri ân sâu sắc người có công: Mệnh lệnh từ trái tim, trách nhiệm của toàn xã hội

Gặp mặt người có công, nhân chứng lịch sử: Lòng tri ân từ trái tim dân tộc

Nghệ An nỗ lực khắc phục hậu quả bão lũ

Kỷ niệm 80 năm thành lập LLVT TP Cần Thơ (30/7/1945 -30/7/2025): Lan tỏa những mô hình “Dân vận khéo"”
Đọc nhiều

Thỏa thuận hợp tác bị hủy vẫn được tòa sơ thẩm công nhận có giá trị liệu có đúng luật?

Bệnh viện Quân y 121, Quân khu 9 gặp mặt các cơ quan báo chí nhân ngày báo chí cách mạng Việt Nam

Ông Trần Duy Đông làm Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ mới

Bệnh viện Quân y 121 (Quân khu 9): Miễn tiền công khám bệnh và một phần chi phí xét nghiệm

Quảng Hưng (Quảng Bình): Lợi dụng xây dựng nghĩa trang để khai thác khoáng sản trái phép - Thủ đoạn tinh vi gây nguy hại môi trường

Nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng

Sửa đổi Luật Điện lực: yêu cầu xuất phát từ thực tiễn

Chuyển đổi số báo chí: Thực trạng, thách thức và giải pháp

Petrovietnam: Sẵn sàng tâm thế cho chặng đường phát triển mới

Bộ đội Quân khu 9 - Nỗ lực tìm kiếm, quy tập và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ

Cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh kết nối khu vực trung tâm đồng bằng MêKông

Xã Sơn Đông (Phú Thọ): Thắp lên ngọn lửa tri ân ngày Thương binh Liệt sỹ 27/7

Cục Chính trị Quân khu 9 tổ chức thành công Đại hội Đại biểu lần thứ XII

Quán quân cuộc thi "Tìm kiếm tài năng MC nhí 2025" thuộc về thí sinh Trần Phương Khả Di

Quảng Trị: Truy điệu và an táng hài cốt liệt sĩ nhân kỷ niệm 78 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ

Phường Thông Tây Hội (TP.HCM) cần vận hành tốt hơn nữa chính quyền 2 cấp

Chủ tịch Cần Thơ yêu cầu hỗ trợ người dân sửa chữa nhà sau ảnh hưởng của dông lốc

Hệ lụy từ khai thác thiếu kiểm soát: Lào Cai xử phạt nghiêm Công ty Cổ phần Toàn Kim Sơn

Thỏa thuận hợp tác bị hủy vẫn được tòa sơ thẩm công nhận có giá trị liệu có đúng luật?

Công an tỉnh Bắc Ninh: Tăng cường công tác phòng chống đua xe trái phép

Phát hiện thủ đoạn dùng cồn công nghiệp sản xuất hàng vạn chai cồn y tế giả

Lan tỏa yêu thương từ lực lượng Công an: Trường Đại học Cảnh sát nhân dân trao học bổng và thiết bị học tập cho học sinh nghèo tại Sa Pa

Đắk Lắk: Chung tay phát triển giáo dục - Khi yêu thương là hành động thiết thực

Trường Đại học Điện lực công bố điểm sàn xét tuyển năm 2025

Phú Thọ: Top 5 địa phương dẫn đầu toàn quốc về chất lượng thi tốt nghiệp THPT 2025
Nổi bật

Quán quân cuộc thi "Tìm kiếm tài năng MC nhí 2025" thuộc về thí sinh Trần Phương Khả Di

Đắk Lắk: Bệnh viện Thiện Hạnh sẽ phục vụ người bệnh bằng công nghệ chuẩn quốc tế

Quảng Trị: Truy điệu và an táng hài cốt liệt sĩ nhân kỷ niệm 78 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ

Lan tỏa yêu thương từ lực lượng Công an: Trường Đại học Cảnh sát nhân dân trao học bổng và thiết bị học tập cho học sinh nghèo tại Sa Pa

Bộ đội Quân khu 9 - Nỗ lực tìm kiếm, quy tập và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
