Lóc cóc leo dốc “gánh chữ” lên Bản Hành
Con đường lên với điểm trường Bản Hành – xã Làng Giàng – huyện Văn Bàn – tỉnh Lào Cai là như vậy. Có đi mới biết được những nỗi gian truân của giáo viên vùng cao, và câu chuyện dạy – học mỗi nơi mỗi khác…
Sáng mãi nụ cười
Lớp học của thầy Hoàng Mạnh Hoàn
Dừng xe ở một bãi đất trống để tiếp tục đi bộ tới điểm trường, thầy Hoàng Mạnh Hoàn cười tươi tếu táo: “Thế nào cô phóng viên? Đã thấy xóc lộn ruột lên chưa, bây giờ thì luyện chân leo núi nhé!”. Chúng tôi dừng lại không lâu thì thấy bốn cô giáo nữa lái ba chiếc xe máy bám đầy bụi đất khác cũng vừa mới đến và nhập đoàn leo núi với chúng tôi. Không cần nghỉ ngơi, các cô giáo sắp xếp hành lý lên đường ngay, có lẽ việc dạy học ở đây dường như làm cho ai cũng có thể trở nên rắn giỏi như những tay lái đường trường lão luyện.
Vừa tiếp tục hành trình, các thầy cô vừa trò chuyện, chia sẻ về cuộc sống cũng như chuyện dạy học nơi này. Thầy Hoàn cho chúng tôi biết, đây là con đường mới được mở mấy tháng trước men theo dự án của thủy điện nên mới có thể lái xe tới tận đây, đường tuy vẫn còn tạm bợ nhưng vẫn tốt hơn đường cũ nhiều. Ngày trước lên trường phải đi bộ tới 5 – 6 cây, một bên là núi, một bên là vực, không thể đi xe máy được; những người đàn ông H’Mông bạo gan và quen tay lắm mới lái những chiếc Win đi được một nửa lại lấy đá chèn giữ xe ngay vệ đường vứt đó mấy ngày đêm rồi đi bộ về (khi nào xuống chợ huyện thì mới đi tiếp).
“Bãi đỗ xe” giữa rừng núi của các thầy cô vùng cao
Tôi buột miệng hỏi: “Thế không lo bị mất xe ạ?”. Các thầy cô cười vang: “Ai lấy hả em, người dân ở đây thật thà, hiền lành lắm, ai cũng sống tốt cả em ạ”, rồi một cô khác tiếp lời: “Nếu mà lo mất xe thì đã chẳng để được xe ở kia mà không lo lắng rồi đúng không?” – nói xong cô chỉ tay về phía chúng tôi vừa dựng cả 4 chiếc xe phía dưới.
Các thầy cô vừa đi vừa chuyện trò vui vẻ, tưởng như những nỗi vất vả khi phải vượt chặng đường xa, dạy học ở nơi heo hút này là chuyện rất bình thường, thậm chí tất cả đều trở thành niềm vui. Cô Nguyễn Kim Nga – giáo viên dạy lớp ghép 2 – 5 nói: lớp cô có tất cả 6 học sinh, trong đó có hai em tàn tật, hoàn cảnh gia đình các em còn khó khăn, nhưng các em chăm chỉ và chịu khó, vừa đi nương, vừa cố gắng đi học đầy đủ. “Ở đây toàn bộ các em là người dân tộc H’Mông, lên đây dạy học cũng như việc gánh chữ lên ngàn, vất vả, nhưng mà vui lắm em” – rồi cô cười với sự so sánh về công việc của chính mình.
“gánh chữ lên ngàn”
Vui buồn chuyện học trò
Khi tôi hỏi về việc các em có đi học đầy đủ hay không, thầy Hoàn chia sẻ rằng: Đi học có đầy đủ, nhưng mà phải nhắc không thôi, chỉ vì các em bỏ học chăn trâu và làm nương, buổi sang thầy cô lên đến nơi mới đánh trống trường, thấy em nào dắt trâu ngang qua là phải “quát” thả trâu xong quay lại học, rồi các thầy cô lại đi một vòng các nhà trong bản để bảo các em tới lớp và ở đây các hộ gia đình sống tập trung thành một khu nhỏ.
Tôi đi một vòng thăm bản, thấy chị Thào Thị Dợ “ chi hội trưởng hội phụ nữ bản” đang tìm cách dỗ con gái đi học, hỏi ra mới biết không phải em không muốn đi, mà do tối qua đi chơi, không biết ai mang nhầm mất dép, làm hôm nay em không có dép nên ngại, không dám đi học nữa. Chị Dợ cười bảo: “Chưa xuống chợ huyện để mua cho nó được, nó buồn, anh nhà đi vắng nên chẳng có ai đi, đường lại xa quá”. Cuối cùng phải nhờ tới sự thuyết phục của cô giáo em nhỏ cũng chịu đi học – với đôi chân trần…
Em Chư mãi mới chịu đi học vì không có dép
Chị Dợ nói trong bản hộ gia đình nào cũng có con trong độ tuổi đi học, các e đều thích đến lớp, có hai hộ gia đình là ở xa hơn – phía trên đập Au, chị thật thà tâm sự: “Nó cũng thích đi học đấy, nhưng đường gập ghềnh 1 tý, cũng không xa lắm, trời mưa, suối to không xuống được thì cũng phải thông cảm cho nó, suối to thì nó xuống, nó cũng lại trôi suối thì chết”…
Các em ăn vội vàng bát cơm để tới lớp
Thấy cô Phượng đi gọi học sinh, tôi cũng mon men đi theo, đến một nhà thì bắt gặp cảnh 4 em nhỏ ngồi xúm quanh chiếc bàn có đúng một bát canh lõng bõng rau, bên cạnh có nồi cơm to và một ấm nước sôi – để chan cơm. Các em ngước lên nhìn, rồi lại ăn rất nhanh và như “rất ngon” để kịp đến lớp. Giờ này người lớn gần như đã đi nương hết, chỉ còn lác đác 2,3 người ở lại, nhà nào các em cũng tự ngồi mà ăn cơm như thế. Cô Phượng cho biết thêm: bố mẹ các em đi làm có khi tối mịt mới về, nấu sẵn nồi cơm to để đấy, trưa các em đi học về lại tự biết bảo nhau ăn thôi.
Câu chuyện buồn nhất mà tôi được nghe ngày hôm đó là chuyện của hai chị em Ma Thị Dúa – 9 tuổi và Ma Thị Chấu 8 tuổi. Bố mẹ đi làm thuê ở Trung Quốc, hai chị em hoàn toàn tự lo cho mình, tự ở nhà làm ruộng nương, tự nuôi nhau ăn, bảo nhau học. Nhà còn có một bà ngoại, đã ngoài 80 tuổi, và không nói được một câu tiếng Việt nào cả. Em Ma Thị Dúa mới hôm trước đi thu lạc trên nương, để con dao phía sau, lùi lại thế nào mà dẵm lên làm đứt chân bị đau, phải đi tập tễnh. Hôm nay em không đến lớp, nhưng chẳng phải vì cái chân đau kia, mà em nghỉ học để… lên nương gặt lúa một mình…
![]() |
Hoàng Trinh
Các tin khác

TƯƠNG LAI CHO THẾ HỆ VƯƠN MÌNH

Bộ đội Quân khu 9 huy động lực lượng tham gia chữa cháy giúp dân

Bắc Ninh: Tuyên dương HLV, VĐV đạt thành tích xuất sắc năm 2024

Thế hệ trẻ Việt Nam phát huy Tâm trong - Trí sáng – Hoài bão lớn vì đất nước giàu mạnh, văn minh

Thủ tướng tham dự và chỉ đạo một số sự kiện quan trọng trong chương trình công tác tại Bình Định

Hưởng ứng Giờ Trái đất 2025 – Chuyển dịch xanh, Tương lai xanh

Chủ tịch nước Lương Cường: “Bình Phước là minh chứng cho ý chí, khát vọng phát triển không ngừng”

Việt Nam cam kết, đầu tư, hành động để chấm dứt bệnh lao

Hỗ trợ tối đa cho lĩnh vực dữ liệu
Đọc nhiều

Trang bị hệ thống máy nội soi Olympus EVIS X1 CV1500 hiện đại nhất trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý tiêu hoá

Trường THCS Linh Đàm chú trọng xây dựng không gian học tập xanh

Tưng bừng Lễ hội chọi trâu truyền thống xã Hải Lựu 2025: "Ông Cầu" số 20 vô địch

Cần Thơ khai trương Bệnh viện Đa khoa quy mô 155 giường nội trú

Hội làng Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội: Nơi lưu giữ văn hóa làng xã
Videos
E-magazine Inforgraphic Video

Cảnh báo hành vi giả danh cán bộ thuế, cơ quan thuế để lừa đảo

Phòng ngừa cháy nổ trong dịp Tết Nguyên đán

Bản tin tổng hợp số 8 tháng 11 của Tạp chí Sức khoẻ & Môi trường

Hà Nội (Q.Hà Đông) : Môi trường sống của người dân không được đảm bảo bởi những công trình vi phạm TTXD

Giải pháp giảm thiểu đốt ngoài trời, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp - Cơ hội từ GAHP

Ngành Thép hướng tới tiêu hao nguyên liệu thấp

Chính thức thông cầu phao tạm thay thế cầu Phong Châu (Phú Thọ)

Cách xử lý vệ sinh môi trường sau mùa bão lụt

Tạp chí Sức Khỏe & Môi Trường chia sẻ khó khăn với đồng bào chịu thiệt hại do cơn bão Yagi

Thái Nguyên "gồng mình" vượt qua trong cơn lũ lịch sử

Nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng

Sửa đổi Luật Điện lực: yêu cầu xuất phát từ thực tiễn

Chuyển đổi số báo chí: Thực trạng, thách thức và giải pháp

Petrovietnam: Sẵn sàng tâm thế cho chặng đường phát triển mới

Thủ tướng Singapore thăm chính thức Việt Nam

Thủ tướng phát động phong trào 'Bình dân học vụ số' toàn dân

Kiện toàn tổ chức bộ máy chi nhánh khu vực 14 Ngân hàng Nhà nước

TƯƠNG LAI CHO THẾ HỆ VƯƠN MÌNH

Thủ tướng Singapore thăm chính thức Việt Nam

Thủ tướng phát động phong trào 'Bình dân học vụ số' toàn dân

Nhịp đập nơi vùng biên - Kỳ 2: Hà Tiên – trung tâm kinh tế vùng biên

Nhịp đập nơi vùng biên - Kỳ 1: Phát huy tiềm năng, thế mạnh khu vực vùng biên

Công ty cổ phần Dệt công nghiệp Hà Nội xả khí thải ra môi trường

Rà soát quảng cáo khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế

Công an tỉnh Bắc Ninh chủ trì, phối hợp triệt phá đường dây lừa đảo gần 1.000 tỷ đồng

Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn đến năm 2035

Science Fair 2025 – Trải nghiệm bổ ích tại “Disneyland khoa học” của Amser

Sở Giáo dục và Đào tạo Yên Bái tổ chức hội nghị lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo về dạy thêm, học thêm

Phú Thọ chỉ đạo về việc dạy thêm, học thêm mới nhất sau Thông tư 29 của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Trường Trung cấp Thuận Thành - Địa chỉ tin cậy trong đào tạo và sát hạch lái xe
Nổi bật

Thủ tướng Singapore thăm chính thức Việt Nam

Thủ tướng phát động phong trào 'Bình dân học vụ số' toàn dân

Nuôi trồng thủy sản với mục tiêu giảm thiểu tác động đến môi trường

Nhịp đập nơi vùng biên - Kỳ 2: Hà Tiên – trung tâm kinh tế vùng biên

Nhịp đập nơi vùng biên - Kỳ 1: Phát huy tiềm năng, thế mạnh khu vực vùng biên

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
