Mâm cỗ ngày Tết miền Bắc
Mâm cỗ ngày Tết miền Bắc |
Mâm cỗ Tết không chỉ là nơi thể hiện sự thành tâm, tỉ mỉ để dâng lên ông bà, tổ tiên mà còn mang những giá trị văn hóa, tâm linh cổ truyền như:
- Sự giàu có và phồn thịnh: Mâm cỗ Tết thường chứa đựng nhiều món ăn ngon, đa dạng và đẹp mắt, thể hiện sự phồn thịnh, giàu có của gia đình. Điều này cũng tượng trưng cho sự thịnh vượng, may mắn mà gia đình mong cầu trong năm mới sắp đến.
- Tượng trưng cho sự hoàn thiện và đầy đủ: Mâm cỗ thường được bài trí đẹp mắt, nhiều màu sắc. Đồ ăn được bày ra đĩa có hình vòng tròn tượng trưng cho sự hoàn thiện và đầy đủ, không thiếu thốn trong cuộc sống.
- Tượng trưng cho nghi lễ cúng tế: Mâm cỗ Tết cũng là nơi thực hiện các nghi lễ cúng tế truyền thống như cúng ông Công ông Táo, cúng tổ tiên, cúng bàn thờ gia tiên… Điều này thể hiện lòng tôn kính và tri ân đối với tổ tiên, ông bà, đồng thời mong muốn nhận được sự phù hộ để cuộc sống được bình an, hạnh phúc.
- Kết nối gia đình: Việc cùng nhau chuẩn bị và thưởng thức mâm cỗ Tết cũng là dịp để các thành viên trong gia đình sum họp, kết nối tình cảm và mối quan hệ với nhau. Mâm cỗ Tết là không gian để chia sẻ niềm vui và những ước ao, dự định trong năm mới.
Những món đặc trưng trong mâm cỗ ngày Tết ở miền Bắc
Xôi gấc:
Xôi gấc là món ăn được ưa chuộng trên mâm cỗ Tết của người miền Bắc. Xôi nếp mềm dẻo được nấu chung với hạt gấc cho thành phẩm có màu đỏ tươi tắn, đẹp mắt. Sắc đỏ này tượng trưng cho sự may mắn, tài lộc mà mọi nhà mong cầu trong năm mới sắp đến. Xôi gấc có hương vị thơm ngon, bùi và ngọt nhẹ, rất phù hợp khi dùng chung với các món mặn khác trên mâm cỗ.
Gà luộc:
Gà luộc là món ăn đơn giản nhưng không thể thiếu trong mâm cỗ truyền thống miền Bắc. Gà thường được luộc nguyên con để cúng ông bà trước, sau đó chặt miếng vừa ăn và bày ra đĩa.
Cách chế biến này giúp giữ trọn vẹn hương vị thơm ngon của thịt gà, đồng thời tạo lớp da vàng ruộm giúp mâm cỗ thêm phần đẹp mắt. Một bát muối ớt lá chanh giã nhuyễn sẽ là sự kết hợp tuyệt vời khi dùng chung với món ăn này.
Nem rán:
Nem rán là món ăn được nhiều người ưa chuộng trong mâm cỗ Tết cổ truyền miền Bắc. Món ăn này là sự kết hợp hài hòa của các nguyên liệu như: thịt xay, cà rốt, mộc nhĩ, miến … được gói ghém cẩn thận, đẹp mắt rồi đem đi rán vàng, cho hương vị thơm ngon, hấp dẫn khó cưỡng.
Ngoài ra, việc các thành viên trong gia đình quây quần cùng nhau gói nem, rán nem cũng mang đến không khí đoàn viên, đầm ấm đặc trưng mỗi dịp Tết đến xuân về.
Giò chả:
Giò chả là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm cúng ngày Tết miền Bắc. Món ăn này được làm từ thịt heo hoặc thịt bò xay nhuyễn, sau đó gói trong nhiều lớp lá chuối và đem hấp đến khi chín.
Giò chả có hương thơm đặc trưng hòa quyện giữa thịt xay, tiêu nguyên hạt và lá chuối, có thể dùng riêng hoặc dùng chung với cơm, xôi, bánh chưng. Món ăn này có thể bảo quản trong tủ lạnh và sử dụng trong vòng từ 7 – 10 ngày.
Dưa hành:
Dưa hành là món ăn “giải ngấy” đặc biệt được ưa chuộng trên mâm cỗ Tết miền Bắc. Món ăn này có nguyên liệu và cách làm đơn giản, chỉ cần ngâm hành củ cùng giấm và một vài gia vị khác là bạn đã có ngay món dưa hành chua ngọt, thơm ngon.
Giữa một mâm cỗ với các món mặn cá, thịt thì đây chính là món ăn kèm giúp cân bằng và kích thích khẩu vị. Chúng đặc biệt phù hợp khi dùng chung với bánh chưng hay giò chả.
Canh măng nấu chân giò:
Canh măng nấu chân giò là món ăn quen thuộc trên các mâm cỗ ngày Tết miền Bắc. Với không khí se lạnh đầu xuân, còn gì tuyệt vời hơn khi cả gia đình cùng thưởng thức bát canh ấm nóng, đậm vị. Thịt chân giò được hầm mềm, kết hợp nước canh măng cho hương vị ngọt thanh, đầy hấp dẫn.
Món nộm trộn:
Các món nộm trộn có nguyên liệu và cách thực hiện đơn giản nhưng lại mang đến hương vị thơm ngon trên mâm cỗ ngày Tết miền Bắc. Các loại rau củ như: cà rốt, dưa chuột, xoài, bắp cải tím … được bào sợi kết hợp tai heo hoặc giò chả cắt nhỏ, sau đó trộn chung với nước mắm chua ngọt. Món ăn này mang đến hương vị tươi mát, ít ngấy, giúp cân bằng khẩu vị cho người dùng.
Bánh chưng:
Bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm cúng ngày Tết miền Bắc. Đây không chỉ là một món ăn thông thường mà còn nét văn hóa thể hiện truyền thống Tết lâu đời của người Việt Nam.
Bánh chưng là biểu tượng cho sự hài hòa của trời đất, âm dương, tạo nên cuộc sống đầy đủ, ấm no trong năm mới. Món ăn này có vì mềm dẻo, thơm ngon, phù hợp khi dùng chung với các món mặn khác trong mâm cỗ.
Sườn rim
Sườn rim là món ăn có hương vị thơm ngon, màu sắc đẹp mắt, được ưa chuộng bày biện trong các mâm cơm Tết miền Bắc. Sườn heo non được lựa chọn kỹ càng, chần sơ qua nước sôi rồi đem rim với các gia vị như: đường, muối, hạt nêm, nước mắm …
Thành phẩm có màu cánh gián bắt mắt cùng hương vị mặn ngọt đặc trưng. Món ăn này rất phù hợp khi dùng chung với xôi hoặc cơm trắng.
Miến xào thập cẩm:
Một trong những món ăn quen thuộc trong mâm cơm Tết của người miền Bắc chính là miến xào thập cẩm. Sợi miến dẻo dai được xào chung với các nguyên liệu nấu ăn như: ớt chuông, su hào, cà rốt, đậu phụ,… tạo nên món ăn có màu sắc đẹp mắt, hấp dẫn. Món ăn này có vị thanh đạm vừa phải, giúp cân bằng vị giác khi dùng chung với các món mặn khác.
Cá kho:
Một nồi cá kho tộ đậm đà là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ Tết miền Bắc. Cá thường được chọn là loại cá trắm cỏ chắc thịt, kho trong nồi đất cho đến khi gia vị thấm đều, cho màu nâu cánh gián đẹp mắt. Món ăn này thường được dùng chung với cơm trắng tạo nên hương vị truyền thống, mang đậm nét Tết xưa.
Canh xương hầm củ quả:
Đây là món ăn đơn giản nhưng rất được ưa chuộng trên mâm cỗ ngày Tết ở miền Bắc. Các loại rau củ như: cà rốt, khoai tây, khoai lang … được hầm chung cùng xương ống hoặc xương sườn giúp canh có vị ngọt thanh, đậm đà. Bên cạnh đó, canh xương hầm củ quả còn có màu sắc bắt mắt, giúp tô điểm cho mâm cỗ của bạn thêm đẹp và hấp dẫn.