Bệnh viện Trung ương Huế với việc chăm sóc sức khỏe phụ nữ khu vực Miền Trung-Tây Nguyên
![]() |
BV TW HUế cơ sở 1 |
![]() |
BV TW Huế cơ sở 2 |
I/ Thực trạng
Kết quả khảo sát của chúng tôi thời gian gần đây cho thấy một số thực trạng đáng lo ngại về tình hình bệnh tật và rào cản trong chăm sóc sức khỏe cho chị em phụ nữ khu vực miền Trung – Tây Nguyên.
Về bệnh lý phụ khoa và ung thư: Tỷ lệ mắc các bệnh như viêm nhiễm phụ khoa, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, ung thư vú, ung thư cổ tử cung vẫn ở mức cao. Theo kết quả nghiên cứu cộng đồng về viêm nhiễm đường sinh dục dưới tại 13 xã ở tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Trị cho thấy tỷ lệ này là 63,9%, cao hơn 2 lần tỷ lệ trung bình của cả nước dao động quanh khoảng 30-40% [1]. Tỷ lệ viêm nhiễm phụ khoa thay đổi theo khu vực địa lý, thường cao hơn ở khu vực nông thôn so với đô thị do điều kiện vệ sinh và dịch vụ y tế hạn chế. Vệ sinh cá nhân kém và thiếu hiểu biết về sức khỏe sinh sản là các yếu tố chính dẫn đến gia tăng tỷ lệ viêm nhiễm phụ khoa khá phổ biến ở các vùng miền núi nông thôn khu vực miền Trung, Tây Nguyên. Nghiên cứu khảo sát kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống viêm nhiễm đường sinh dục dưới trên 960 bé gái vị thành niên người dân tộc thiểu số tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế báo cáo 71,6% em không biết về các triệu chứng của bệnh, 42,2% không biết biện pháp phòng tránh và 31% các em không biết cần đến cơ sở ý tế khi mắc bệnh [2]. Các bênh lý ung thư phụ khoa tỷ lệ hiện mắc thường cao, phát hiện muộn dẫn đến tỷ lệ tử vong do ung thư tăng. Nhiên cứu về thực trạng kiến thức, thực hành dự phòng và phát hiện sớm ung thư cổ tử cung trên 1200 phụ nữ 15-49 tuổi tại tỉnh Bình Định cho thấy kiến thức chung về UTCTC rất thấp (1,8%), chỉ có 26,5% phụ nữ tiếp cận khám sàng lọc và chỉ có 4,4% phụ nữ từng nghe về thông tin tiêm vắc xin HPV [3].
Về sức khỏe sinh sản: Việc tiếp cận các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình còn hạn chế, dẫn đến tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn, biến chứng thai kỳ và tử vong mẹ vẫn còn tồn tại. Kết quả nghiên cứu “Những rào cản trong tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ và kế hoạch hóa gia đình của đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam” được Quĩ Dân số Liên hợp quốc phối hợp với Bộ Y tế hỗ trợ tiến hành, trong đó có 3 tỉnh Tây Nguyên, cho thấy tình trạng bất bình đẳng về các chỉ số sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em và kế hoạch hóa gia đình tồn tại ở các nhóm dân tộc thiểu số so với các số liệu chung toàn quốc. Sự khác biệt lớn nhất là 4 chỉ số bao gồm: tỷ lệ phụ nữ dân tộc thiểu số tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc trước sinh (16% so với 74%), tỷ lệ sinh con tại cơ sở y tế (41% so với 94%), tỷ lệ các ca đẻ có sự hỗ trợ của cán bộ y tế có trình độ chuyên môn (41% so với 94%) và tỷ lệ thai phụ được chăm sóc đầy đủ các nội dung trước sinh (18% so với 56%) [4]. Liên quan đến tỷ lệ tử vong mẹ, mặc dù tỉ số tử vong mẹ của Việt Nam đã giảm đáng kể từ 165/100.000 ca đẻ sống năm 2002 xuống còn 69/100.000 ca đẻ sống vào năm 2010 nhưng tỷ lệ này ở 225 huyện DTTS miền núi và huyện xa xôi nhất vẫn ở mức 104/100.000 ca đẻ sống. Tỷ lệ tử vong mẹ trong các nhóm DTTS cao hơn 04 lần so với nhóm dân tộc Kinh [4].
Sức khỏe tâm thần: Trầm cảm, lo âu và căng thẳng tâm lý chưa được quan tâm đúng mức, đặc biệt là ở phụ nữ sau sinh và phụ nữ trung niên. Các bệnh lý mãn tính: Tim mạch, tiểu đường, loãng xương, rối loạn nội tiết là những vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng đến phụ nữ sau mãn kinh. Đây là các vấn đề còn nhiều khoảng trống trong chăm sóc sức khỏe sinh sản phụ nữ nói chung và phụ nữ ở các vùng địa dư bất lợi nói riêng.
Và những rào cản khác: Địa hình miền núi, hệ thống giao thông hạn chế khiến phụ nữ ở các vùng xa khó tiếp cận dịch vụ y tế chuyên sâu. Nhận thức về sức khỏe: Kiến thức về phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe sinh sản còn nhiều hạn chế. Điều kiện kinh tế - xã hội: Nhiều gia đình có thu nhập thấp, phụ nữ không có điều kiện thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ…
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chúc mừng thành công ghép tuỷ đồng loại ở bệnh nhi Thalassemia |
II/ Những giải pháp căn cơ
Trước thực trạng đó, việc chăm sóc sức khỏe phụ nữ ở nước ta nói chung và ở miền Trung- Tây Nguyên được Đảng, Nhà nước, chính quyền và các ban ngành chú trọng thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia và chiến lược y tế. Những chương trình và chiến lược đó đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện và nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ tại khu vực Miền Trung và Tây Nguyên. Bằng việc xác định đúng vai trò vị trí của mình trong các mục tiêu chiến lược này, Bệnh viện TW Huế đã đóng góp không nhỏ trong việc hiện thực hóa các chương trình và chiến lược chăm sóc sức khỏe phụ nữ trong khu vực.
Bệnh viện Trung ương Huế được thành lập năm 1894, là Bệnh viện Tây y đầu tiên ở Việt Nam. Là bệnh viện hạng đặc biệt với 3 cơ sở, quy mô trên 5.000 giường bệnh, gồm 15 trung tâm và hơn 100 khoa Lâm sàng, cận lâm sàng, 14 phòng chức năng. Bệnh viện có gần 4.000 cán bộ viên chức. Đội ngũ y bác sỹ đại học và sau đại học gần 2000 người, bao gồm 11 Thầy thuốc nhân dân, 164 Thầy thuốc ưu tú; gần 200 giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa cấp II và trên 500 cán bộ sau đại học khác. Bệnh viện Trung ương Huế luôn đi đầu trong việc triển khai các kỹ thuật cao, mang tầm quốc tế.
Nhiều kỹ thuật mũi nhọn đã đươc Bệnh viện triển khai thực hiện thành công như: ghép tế bào gốc, ghép tuỷ đồng loại, điều trị ung thư đa mô thức, xạ trị trẻ em; tim mạch, đột quỵ, hỗ trợ sinh sản-sơ sinh, phẫu thuật nội soi và nội soi can thiệp, chấn thương chỉnh hình … đã giúp cứu sống hàng ngàn bệnh nhân nặng, nguy kịch.
Trang thiết bị y tế được đầu tư hiện đại, đồng bộ trong chẩn đoán và triển khai các kỹ thuật tiên tiến, tạo nên những bước đột phá trong công tác chẩn đoán chính xác, kịp thời, điều trị và triển khai các dịch vụ kỹ thuật chất lượng cao.
Trải qua 130 năm phát triển, Bệnh viện Trung ương Huế đã không ngừng phát khẳng định vị thế và đóng góp quan trọng vào công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Bệnh viện Trung ương Huế không chỉ vượt trội về chuyên môn, mà còn là mô hình đi đầu trong việc xây dựng hạ tầng, cơ sở vật chất hiện đại, Xanh-Sạch-Đẹp, tạo nên một môi trường y tế an toàn, nhân văn, đáp ứng tối đa nhu cầu của người bệnh. Bệnh viện Trung ương Huế với vai trò là bệnh viện tuyến cao nhất về chuyên môn tại miền Trung- Tây Nguyên đã phát huy vai trò quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe phụ nữ và nâng cao chất lượng dân số bằng các giải pháp cụ thể và đồng bộ như: đầu tư cơ sở vật chất theo hướng Xanh - Sạch- Đẹp Hiện đại đáp ứng tốt cho việc triển khai các kỹ thuật tiên tiến trong điều trị; đào tạo đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao, đặc biệt là các chuyên gia về chăm sóc sức khỏe phụ nữ ở các độ tuổi khác nhau; triển khai nhiều chương trình khám sức khỏe miễn phí, tư vấn sức khỏe, tầm soát ung thư vú, ung thư cổ tử cung, đặc biệt cho phụ nữ vùng sâu, vùng xa; Thành lập các câu lạc bộ sức khỏe như câu lạc bộ đái tháo đường, câu lạc bộ viêm gan mạn, câu lạc bộ bệnh thận mạn…; đã và đang triển khai nhiều đề tài nghiên cứu khoa học về sức khỏe phụ nữ, góp phần nâng cao kiến thức và hiệu quả điều trị, đồng thời tập trung vào các vấn đề sức khỏe đặc thù của từng độ tuổi; Ứng dụng thành công công nghệ tiên tiến trong điều trị: Phẫu thuật nội soi: Giảm đau đớn, phục hồi nhanh chóng, ít biến chứng. Xạ trị, hóa trị, liệu pháp miễn dịch: Điều trị ung thư hiệu quả. Chẩn đoán và can thiệp bào thai: Giúp phát hiện sớm và điều trị các dị tật thai nhi, góp phần nâng cao chất lượng dân số…
![]() |
Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tham dự Lễ khánh thành Trung tâm sản phụ khoa. |
Đặc biệt, trong lĩnh vực Sản Phụ khoa, Bệnh viện thường xuyên tiếp nhận và điều trị thành công cho các bệnh nhân có bệnh lý sản khoa nặng như tiền sản giật - sản giật, rau tiền đạo, rau cài răng lược xuyên cổ tử cung… Phẫu thuật nội soi trở thành kỹ thuật mũi nhọn, điều trị hầu hết các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản đến phức tạp. Bệnh viện đẩy mạnh triển khai chẩn đoán tiền sản, sàng lọc thường quy các trường hợp thai nghén có nguy cơ cao, phối hợp đa chuyên khoa trong Hội đồng tư vấn Tiền sản; Triển khai thường quy công tác tư vấn khám sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh; Điều trị sơ sinh non tháng: Phương pháp Kangaroo, thở CPAP cho trẻ suy hô hấp thành công. Trong năm 2024 tại Bệnh viện thực hiện 4.490 ca sinh thường, 5.548 ca sinh mổ.
Bên cạnh đó bệnh viện còn cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện cho bà mẹ và trẻ em như: phương pháp giảm đau trong đẻ, chương trình “đồng hành vượt cạn”, xông hơi sàn chậu, Massage vú, ngâm chân Y học cổ truyềnt, đo CTG kết hợp Y học cổ truyền, sàng lọc gót chân trẻ sơ sinh, sàng lọc thính lực trẻ sơ sinh, đo Spo2 qua da sàng lọc tim bẩm sinh cho trẻ sơ sinh, siêu âm doppler tim trẻ sơ sinh...
Bệnh viện Trung ương Huế là đơn vị duy nhất tại khu vực miền Trung- Tây Nguyên được Bộ Y tế cho phép triển khai mang thai hộ. Tính đến nay, có hơn 10 trường hợp mang thai hộ được triển khai thành công, góp phần đem đến tính nhân văn cao cả cho phụ nữ trong khu vực.
Trung tâm hỗ trợ sinh sản là đơn vị triển khai thành công kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và trữ lạnh phôi thủy tinh hóa đầu tiên tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Đến nay đã có hơn 2600 cháu bé ra đời nhờ kỹ thuật này.
Bệnh viện đã và đang triển khai nhiều đề tài nghiên cứu khoa học về sức khỏe phụ nữ, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc và điều trị bệnh nhân, đồng thời tập trung vào các vấn đề sức khỏe đặc thù của từng độ tuổi. Nhiều bài báo khoa học đăng trên các tạp chí uy tín trong nước và quốc tế. Nhiều đề tài khoa học đạt giải thưởng cao.
Đào tạo trong lĩnh vực sản phụ khoa cũng là thế mạnh của Bệnh viện, triển khai nhiều lớp đào tạo cấp chứng chỉ đào tạo liên tục như siêu âm sản phụ khoa cơ bản, soi cổ tử cung và pap smear, hỗ trợ sinh sản, …
Bệnh viện cũng đã làm tốt nhiệm vụ chỉ đạo tuyến, đào tạo và chuyển giao kỹ thuật chuyên ngành Sản, Nhi theo Đề án 1816 cho nhiều bệnh viện có nhu cầu trên địa bàn miền Trung-Tây Nguyên..., cũng như thực hiện các nhiệm vụ Chỉ đạo tuyến chuyên ngành Nhi khoa theo sự phân công của Vụ Bảo vệ bà mẹ trẻ em trên địa bàn 3 tỉnh/thành Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế (nay là thành phố Huế). Giai đoạn 2020-2024, bệnh viện đã tổ chức 22 lớp tập huấn/đào tạo cho 382 học viên của 28 bệnh viện tuyến dưới, cử 112 lượt cán bộ đi hỗ trợ, chuyển giao 94 lượt kỹ thuật cho các bệnh viện tuyến dưới.
Đồng thời, bệnh viện thiết lập quan hệ hợp tác với nhiều tổ chức quốc tế, các bệnh viện lớn trên thế giới để trao đổi kinh nghiệm, đào tạo, chuyển giao công nghệ, nâng cao chất lượng dịch vụ. Phối hợp với các trường đại học quốc tế tổ chức các khóa đào tạo liên tục, cập nhật kiến thức để nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị. Thường xuyên phối hợp với các bác sĩ mạng lưới ADM- Pháp và đoàn bác sĩ REI- Hoa Kỳ tổ chức các buổi khám bệnh miễn phí cho bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn.
Trong thời gian tới, Bệnh viện Trung ương Huế sẽ tiếp tục mở rộng các dịch vụ y tế chuyên sâu, tăng cường hợp tác quốc tế, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và đổi mới công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả điều trị.
Theo Quyết định số 1576/QĐ-TTg ngày 16 tháng 12 năm 2024 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Bệnh viện Trung ương Huế được đầu tư nâng cấp trung tâm sàng lọc chẩn đoán trước sinh và sơ sinh. Đây là điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng sức khoẻ bà mẹ và trẻ sơ sinh [14].
Tiếp tục mở rộng và thành lập các phòng khám chuyên khoa về sức khỏe sàn chậu, tiền mãn kinh và mãn kinh, tâm lý phụ nữ, sức khỏe tình dục nữ- những khoảng trống và đang ít được quan tâm trong chăm sóc sức khỏe phụ nữ. Đẩy mạnh các kỹ thuật mũi nhọn như xây dựng trung tâm can thiệp bào thai ở miền Trung, điều trị phẫu thuật nội soi xâm lấn tối thiểu cho các bệnh lý lành tính và ung thư phụ khoa….Phối hợp với các chuyên ngành khác để theo dõi và nâng cao sức khoẻ sinh sản cho phụ nữ trong khu vực: tim mạch, nội tiết- đái tháo đường, bệnh tự miễn, bệnh lý hô hấp,…
Đồng thời, bệnh viện sẽ tiếp tục triển khai các chương trình hỗ trợ cộng đồng, giúp phụ nữ ở khu vực khó khăn có cơ hội tiếp cận dịch vụ y tế tốt nhất, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển bền vững xã hội.
Tài liệu tham khảo 1. Nguyễn Đức Vy, Dương Lan Dung, Phan Thị Hạnh (2014). Thực trạng viêm nhiễm đường sinh dục dưới và tìm hiểu các yếu tố liên quan đến thói quen vệ sinh của phụ nữ tại 13 xã Huế và Quảng Trị năm 2013. Tạp chí Phụ Sản số 12, tập 3, tr 28-31. 2. Đào Nguyễn Diệu Trang, Phan Thị Bích Ngọc, Nguyễn Vũ Quốc Huy (2018). Nghiên cứu tình hình viêm nhiễm đường sinh dục dưới của nữ vị thành niên người dân tộc thiểu số tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Tạp chí Y Dược học – Trường Đại học Y Dược Huế tập 8 số 6, tr 210-217. 3. Nguyễn Thị Như Tú, Ngô Văn Toàn, Trương Quang Đạt, Phan Trọng Lân, Nguyễn Thị Thùy Dương, Võ Hồng Phong, Trần Thị Xuân Tâm (2019), “Thực trạng kiến thức, thực hành về dự phòng, phát hiện sớm ung thư cổ tử cung của phụ nữ 15-49 tuổi tại tỉnh Bình Định, 2017” Tạp chí Y học dự phòng, Tập 27, số 9-2017, tr 162-170. 4. Trung tâm nghiên cứu của Trường Đại học Toronto, Canada và Viện Nghiên cứu Phát triển Mekong tại Hà Nội (2017). “Những rào cản trong tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ và kế hoạch hóa gia đình của đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam”. 5. Bộ Y tế. (2021). Quyết định số 5924/QĐ-BYT về việc phê duyệt Chương trình Sức khỏe Việt Nam giai đoạn 2021-2025. 6. Bộ Y tế. (2016). Quyết định số 4177/QĐ-BYT về việc phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em giai đoạn 2016-2020. 7. Chính phủ. (2024). Quyết định số 89/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. 8. Bộ Y tế. (2024). Quyết định số 3977/QĐ-BYT về việc ban hành Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe phụ nữ tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh. 9. Chính phủ. (2021). Quyết định số 1719/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 10. Bộ Y tế. (2021). Quyết định số 5914/QĐ-BYT về việc phê duyệt Đề án “Chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục vị thành niên, thanh niên giai đoạn 2021-2025”. 11. Bộ Y tế. (2024). Quyết định số 2899/QĐ-BYT về việc phê duyệt Đề án Tư vấn sức khỏe sinh sản cho công nhân lao động. 12. Bộ Y tế. (2021). Quyết định số 1347/QĐ-BYT về việc ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Chương trình Củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đến năm 2030. 13. Chính phủ. (2021). Quyết định số 520/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác dân số các cấp giai đoạn 2021-2030. 14. Chính phủ. (2024). Quyết định số 1576/QĐ-TTg ngày 16 tháng 12 năm 2024 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. |
Các tin khác

Ghi nhận 5 ổ dịch tay chân miệng trong 1 tuần tại Hà Nội

Thanh Hóa: Xử lý nghiêm nhiều trường hợp hoạt động khám, chữa bệnh trá hình

Hệ thống y tế đầu tiên tại Việt Nam được vinh danh tại Healthcare Asia Award 2025

Ngành y tế đã có những đổi mới hoạt động y tế, bắt nhịp được các chủ trương của Đảng, quyết sách của Nhà nước

Hàng triệu người trên thế giới có thể tử vong do nhiễm khuẩn bệnh viện mỗi năm

Quảng Ninh ghi dấu ấn trên 'bản đồ' ghép tạng Quốc gia

Đến 30/9, các bệnh viện trên toàn quốc phải hoàn thành triển khai bệnh án điện tử

Đẩy mạnh tiêm vaccine phòng bênh sởi

TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC VỀ Y TẾ NHÂN CHUYẾN THĂM CHÍNH THỨC CỘNG HÒA ARMENIA CỦA CHỦ TỊCH QUỐC HỘI VIỆT NAM
Đọc nhiều

TP. Hồ Chí Minh: Trưởng Ban Quản trị chung cư Lux Garden (quận 7) lộng hành, chèn ép cư dân

Cần Thơ: Ra mắt công ty TNHH MTV Nông nghiệp Sông Hậu

Đoàn kiểm tra Bộ Công an làm việc tại Công an Vĩnh Phúc về công tác phòng chống khai thác, vận chuyển cát sỏi trái phép.

Ô nhiễm môi trường biển ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Trang bị hệ thống máy nội soi Olympus EVIS X1 CV1500 hiện đại nhất trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý tiêu hoá

Lần đầu tiên thực hiện nội soi siêu âm tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ

Việt Nam cấy ghép thành công tim nhân tạo bán phần thế hệ thứ 3

Tỷ lệ thành công trong điều trị lao tại Việt Nam đạt trên 90%

Bệnh viện Quân y 121 đưa Trung tâm lọc máu hiện đại vào hoạt động

Ngành y tế An Giang với chiến lược chăm sóc sức khỏe nhân dân trong kỷ nguyên mới

6 cách ăn quả bơ để giảm mỡ bụng hiệu quả

“Giải chạy Mùa Xuân” - Chinh phục những cung đường

5 loại thực phẩm dễ làm mất tập trung

Danh sách thuốc giả không được kinh doanh, buôn bán, sử dụng

Thêm 750 loại thuốc, biệt dược gốc được cấp phép lưu hành

Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh, thuốc điều trị cúm A

Kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu thuốc Spravato và hạt cây có chứa chất ma túy

Nguy cơ xâm nhập biến chủng Omicron vào Việt Nam là rất lớn

Giải pháp thích ứng với vi rút corona

Thủ tướng ký ban hành Nghị quyết về mua vắc-xin Covid-19

Rửa tay là biện pháp hàng đầu phòng bệnh tay chân miệng

Tiến sĩ, bác sĩ, Thầy thuốc Nhân dân Trương Tấn Minh luôn hết lòng vì sự nghiệp y tế

Tôn vinh những chiến sỹ áo trắng trên mặt trận vì sức khỏe nhân dân

BS Trần Hồng Vinh: 30 năm say mê nghiên cứu để chữa bệnh cứu người

Người tiên phong chia tách lá gan để nhân đôi sự sống

An Giang tăng cường kiểm soát, ngăn chặn bệnh cúm gia cầm

Bộ Y tế đã cấp phép, gia hạn hơn 13.500 số đăng ký thuốc, vaccine, sinh phẩm

BVĐK tỉnh Khánh Hoà: Điều trị thành công ca rò động mạch cảnh xoang hang bằng kỹ thuật can thiệp nội mạch thần kinh

Phẫu thuật thành công ca vỡ xương bả vai và đa chấn thương khác
Nổi bật

Chương trình “Tuần lễ vàng” – Cơ hội vàng cho giấc mơ tìm con yêu

Chương trình hòa nhạc đặc biệt “Bản giao hưởng hòa bình”

Thế hệ hôm nay và mai sau luôn trân trọng, biết ơn và tự hào

"Non sông đất nước vang khúc khải hoàn, trường tồn và phát triển"

Vĩnh Phúc hưởng ứng Ngày Thalassemia thế giới 8/5 năm 2025

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
