Ngành Công thương Hà Nội quan tâm nâng cao chất lượng sản phẩm thủ công mỹ nghệ hướng tới xuất khẩu
Trong những năm qua, sản phẩm thủ công mỹ nghệ (TCMN) luôn nằm trong Top 10 mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn nhất của Việt Nam. Theo thống kê của Hiệp hội Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam (VIETCRAFT), cứ 1 triệu USD xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ mang lại lợi nhuận gấp 5-10 lần so với ngành khai thác, hàm lượng xuất khẩu rất cao. Sở dĩ sản phẩm TCMN của Việt Nam được thị trường quốc tế ưa chuộng là bởi sự tinh tế, nét đặc sắc, độc đáo của văn hóa dân tộc ẩn chứa trong từng sản phẩm.
Theo số liệu của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, cả nước hiện có 1.864 làng nghề, làng nghề truyền thống và 115 nghề truyền thống đã được công nhận. Trong đó, riêng thành phố Hà Nội có 327 làng nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận thuộc địa bàn 24 quận, huyện, thị xã gồm 268 làng được công nhận danh hiệu làng nghề, 59 làng được công nhận danh hiệu Làng nghề truyền thống với 6 nhóm nghề, bao gồm: 70 làng nghề chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản; 22 làng nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; 16 làng nghề xử lý chế biến, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn; 200 làng nghề sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát, cơ khí nhỏ; 14 làng nghề sản xuất và kinh doanh sinh vật cảnh và 5 làng nghề các dịch vụ phục vụ sản xuất, đời sống dân cư nông thôn.
Sở Công thương Hà Nội thường xuyên tổ chức cuộc thi thiết sáng tạo mẫu sản phẩm TCMN |
Các chuyên gia dự báo, thị trường thủ công mỹ nghệ toàn cầu dự kiến sẽ tăng trưởng mạnh trong những năm tới và sẽ đạt 1.204,7 tỷ USD vào năm 2026. Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ chính ở Châu Á và chỉ đứng thứ hai sau Trung Quốc. Một trong những thị trường tiêu thụ lớn nhất của Việt Nam là Hoa Kỳ với doanh số chiếm 35% kim ngạch xuất khẩu hàng năm. Bên cạnh đó là các thị trường khác như: Nhật Bản, Liên minh châu Âu (đặc biệt là Đức, Anh, Pháp, Hà Lan), Australia, Hàn Quốc...
Việc Việt Nam tham gia vào mạng lưới FTA thế hệ mới, nổi bật là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) – EVFTA đã tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng thị trường xuất khẩu, các sản phẩm làng nghề, trong đó có thủ công mỹ nghệ, có cơ hội tham gia vào các thị trường tiềm năng.
Theo Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 của thành phố Hà Nội, mục tiêu giai đoạn 2023-2025 là tăng trưởng xuất khẩu đạt 4,4% - 5%/năm; giai đoạn 2026-2030 đạt 5,1% - 5,5%/năm; đến năm 2030 có từ 6 - 10 nhóm hàng thủ công mỹ nghệ của các làng nghề Hà Nội được xuất khẩu trực tiếp sang các thị trường nước ngoài; đồng thời, nâng tỷ trọng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ chiếm từ 3% - 5% trong tỷ trọng xuất khẩu của thành phố.
Tuy nhiên, làng nghề truyền thống của Hà Nội cũng đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức trên hành trình hội nhập thị trường thế giới, đặc biệt để đáp ứng các tiêu chí của các Hiệp định FTA thế hệ mới. Hiện nay, hầu hết doanh nghiệp làng nghề đều gặp phải những khó khăn như: thiếu mặt bằng để sản xuất tập trung; thiếu đội ngũ lao động có tay nghề cao; thiếu vốn để đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị máy móc nhằm nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm; nguồn nguyên liệu không ổn định và chưa tạo dựng được nhiều thương hiệu hàng hóa.
Bên cạnh đó, các làng nghề truyền thống của thành phố Hà Nội vẫn chưa có sự đầu tư đồng bộ về kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, như công trình phục vụ khách du lịch đến tham quan, mua sắm sản phẩm; các khu trưng bày giới thiệu sản phẩm, bãi đỗ xe, bãi thu gom rác thải, nhà hàng, khách sạn, hệ thống chiếu sáng; đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên tại các làng nghề chưa được đào tạo bài bản về nghiệp vụ, chuyên môn và ngoại ngữ...
Khi Việt Nam tham gia mạng lưới FTA thế hệ mới, để các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam có vị thế trên thị trường thế giới, bên cạnh nhóm giải pháp về các mặt kinh tế - xã hội, môi trường và thể chế, quy hoạch tổng thể phát triển ngành, cần phải đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ trong thiết kế mẫu mã và sản xuất; đồng thời đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng mạng lưới tiêu thụ, xuất khẩu hướng đến các thị trường tiềm năng.
Nhiều mẫu sản phẩm TCMN tiêu biểu trưng bày tại Phòng Trưng bày, giới thiệu và quảng bá sản phẩm OCOP Thủ đô |
Những năm gần đây, trên thị trường, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ (TCMN) Việt Nam luôn chiếm một vị trí đặc biệt bởi nó chứa đựng những nét đẹp văn hóa làng quê Việt Nam, qua đôi bàn tay khéo léo và đầu óc sáng tạo của người thợ, người nghệ nhân. Có thể nói, hàm lượng văn hoá ở các sản phẩm thủ công mỹ nghệ được đánh giá cao hơn rất nhiều so với hàng công nghiệp sản xuất hàng loạt. Mỗi sản phẩm thủ công mỹ nghệ là một tác phẩm nghệ thuật, vừa có giá trị sử dụng vừa có giá trị thẩm mỹ. Mặc dù ngày nay đa dạng, phong phú về chủng loại và mẫu mã, nhưng vẫn mang tính cá biệt và chứa đựng sắc thái riêng của mỗi làng nghề.
Hà Nội hiện có 1.350 làng nghề và làng có nghề (tính đến tháng 4/2024), trong đó 327 làng nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận thuộc địa bàn 24 quận, huyện, thị xã gồm 268 làng được công nhận danh hiệu làng nghề, 59 làng được công nhận danh hiệu Làng nghề truyền thống với 6 nhóm nghề, trong đó sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ (thuộc nhóm nghề 2) có 22 làng nghề. Đa số các làng nghề và làng có nghề TCMN đều tăng trưởng cả về doanh thu, giá trị sản xuất và xuất khẩu qua các năm, đạt doanh thu từ 10 - 20 tỷ đồng/năm, nhiều làng nghề đạt từ 20 - 50 tỷ đồng/năm.
Xuất khẩu sản phẩm TCMN là lĩnh vực mang lại lợi ích kinh tế và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng nông thôn. Tuy nhiên, hiện nay hoạt động này đang gặp phải không ít khó khăn, thách thức, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đã tham gia một số hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, trong đó nổi bật là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) – EVFTA. Theo đó là những tiêu chí về đầu tư nhằm tăng sức mạnh cạnh tranh; năng lực sản xuất, kinh doanh, cải thiện chất lượng, mẫu mã sản phẩm để nâng cao khả năng cạnh tranh và xây dựng thương hiệu,...
Để sản phẩm làng nghề TCMN có được đầu ra ổn định, cùng với việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm, trong thời gian qua, ngành Công Thương Hà Nội đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ thiết thực cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, đặc biệt tìm kiếm thị trường cho sản phẩm TCMN.
Những năm gần đây, trên thị trường, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ (TCMN) Việt Nam luôn chiếm một vị trí đặc biệt bởi nó chứa đựng những nét đẹp văn hóa làng quê Việt Nam, qua đôi bàn tay khéo léo và đầu óc sáng tạo của người thợ, người nghệ nhân. Có thể nói, hàm lượng văn hoá ở các sản phẩm thủ công mỹ nghệ được đánh giá cao hơn rất nhiều so với hàng công nghiệp sản xuất hàng loạt. Mỗi sản phẩm thủ công mỹ nghệ là một tác phẩm nghệ thuật, vừa có giá trị sử dụng vừa có giá trị thẩm mỹ. Mặc dù ngày nay đa dạng, phong phú về chủng loại và mẫu mã, nhưng vẫn mang tính cá biệt và chứa đựng sắc thái riêng của mỗi làng nghề.
Hà Nội hiện có 1.350 làng nghề và làng có nghề (tính đến tháng 4/2024), trong đó 327 làng nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận thuộc địa bàn 24 quận, huyện, thị xã gồm 268 làng được công nhận danh hiệu làng nghề, 59 làng được công nhận danh hiệu Làng nghề truyền thống với 6 nhóm nghề, trong đó sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ (thuộc nhóm nghề 2) có 22 làng nghề. Đa số các làng nghề và làng có nghề TCMN đều tăng trưởng cả về doanh thu, giá trị sản xuất và xuất khẩu qua các năm, đạt doanh thu từ 10 - 20 tỷ đồng/năm, nhiều làng nghề đạt từ 20 - 50 tỷ đồng/năm.
Xuất khẩu sản phẩm TCMN là lĩnh vực mang lại lợi ích kinh tế và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng nông thôn. Tuy nhiên, hiện nay hoạt động này đang gặp phải không ít khó khăn, thách thức, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đã tham gia một số hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, trong đó nổi bật là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) – EVFTA. Theo đó là những tiêu chí về đầu tư nhằm tăng sức mạnh cạnh tranh; năng lực sản xuất, kinh doanh, cải thiện chất lượng, mẫu mã sản phẩm để nâng cao khả năng cạnh tranh và xây dựng thương hiệu,...
Để sản phẩm làng nghề TCMN có được đầu ra ổn định, cùng với việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm, trong thời gian qua, ngành Công Thương Hà Nội đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ thiết thực cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, đặc biệt tìm kiếm thị trường cho sản phẩm TCMN.
Hội chợ quốc tế hàng TCMN cũng là nơi các nghệ nhân giao lưu, giới thiệu sản phẩm mới |
Triển khai có hiệu quả Kế hoạch phát triển Trung tâm Thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch
- Tổ chức hướng dẫn công nhận 05-10 mô hình Trung tâm Thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch trên địa bàn Thành phố;
- Nghiên cứu, đề xuất phát triển mô hình Trung tâm Thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch cấp huyện;
- Tổ chức các lớp tập huấn chuyên đề định hướng phát triển nguồn nhân lực tham gia công tác phát triển, quản lý, vận hành trung tâm thiết kế, sáng tạo, giới thiệu quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch;
- Tổ chức các lớp nâng cao năng lực cho các nghệ nhân thiết kế, nhà thiết kế trẻ sáng tạo mẫu mã mới phù hợp với thị hiếu thời đại đáp ứng nhu cầu khách du lịch trong nước và quốc tế năm 2024;
- Tổ chức các hoạt động thông tin truyền thông;
- Tổ chức hội thảo về bảo tồn, khôi phục và phát triển văn hóa thiết kế sáng tạo cho các cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm làng nghề phục vụ du lịch;
- Tổ chức 03 triển lãm quảng bá, giao thương kết nối các sản phẩm OCOP thủ công mỹ nghệ và làng nghề phục vụ du lịch năm 2024.