Ngành y đang thiếu gì?
Là một người trong ngành Y với hơn 10 năm làm những dự án mang những cái tên khác nhau nhưng có một mảng việc tôi đặc biệt quan tâm, đó là “dịch vụ y tế thân thiện”. Cụm từ “thân thiện” ở đây bao gồm bốn nhóm là: Phương tiện tốt; Trình độ chuyên môn tốt; Tiếp cận dịch vụ dễ dàng; Thái độ tiếp xúc thân thiện.
Trong khuôn khổ bài viết này tôn chỉ xin bàn đến nhóm yếu tố cuối cùng – Thái độ tiếp xúc của nhân viên y tế.
Là người đã từng đi nhiều và quan sát nhiều, tôi nhận ra một điều: Trình độ chuyên môn của bác sĩ Việt Nam không hề thua kém trình độ chuyên môn của cán bộ y tế tại nhiều nước, trong đó có nước Mỹ. Sở dĩ như vậy vì cơ hội thực hành ở Việt Nam rất lớn và ngành y cũng như các ngành khác, “trăm hay không bằng tay quen”. Hơn thế nữa, con người Việt Nam vốn thông minh và rất khéo tay lại ham học hỏi nên nếu các bác sĩ Việt Nam giỏi chuyên môn âu cũng chẳng có gì đáng ngạc nhiên. Điều mà cán bộ y tế Việt Nam còn rất yếu kém chính là thái độ tiếp xúc.
![]() |
Ảnh minh họa: Thanh Thủy |
Điều khác biệt rất lớn giữa những nền y học phát triển và những nền y học lạc hậu không chỉ ở những kỹ thuật tiên tiến, những trang thiết bị hiện đại mà quan trọng hơn thế là cách nhìn nhận về bệnh tật và con người. Điều đáng buồn nhất khi người bệnh đến với dịch vụ y tế hiện nay ở Việt Nam là bác sĩ chỉ nhìn thấy bộ phận bị bệnh mà không nhìn thấy bệnh nhân là một con người. Chính vì vậy, họ không muốn nghe bệnh nhân nói, không cần biết điều gì đã làm cho người bệnh mắc bệnh và bệnh nhân cần phải làm gì sau khi lành bệnh để bệnh không tái phát.
Đây chính là điều mà những dự án “dịch vụ y tế thân thiện” rất quan tâm. Trong những lớp tập huấn của mình, tôi thường yêu cầu học viên nhớ lại những kinh nghiệm mà họ từng trải qua và để lại trong lòng họ những ấn tượng sâu sắc về các dịch vụ y tế khi họ là bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân. Những điều để lại ấn tượng sâu sắc cho bệnh nhân và người nhà họ không phải là những điều quá lớn lao mà là những điều nhỏ bé mà tất cả những người cung cấp dịch vụ y tế đều có thể làm được.
Một trong những điều nhỏ bé ấy là thái độ tôn trọng của người cung cấp dịch vụ y tế. Chúng ta hầu như ai cũng dạy con cái mình nói năng cần có chủ ngữ, cần thưa gửi. Vậy mà điều hiển nhiên này dường như là quá xa xỉ trong dịch vụ y tế. Bạn có thấy ấm lòng không nếu bác sĩ, y tá gọi bạn là anh, là chị, là em, là cháu? Vậy mà đôi khi họ chẳng dùng từ gì để gọi chúng ta cả và ta tự hỏi “Mình có phải là con người không nhỉ?”
Người bệnh là người đang gặp khó khăn về thể chất và tinh thần, vậy nên họ cần được quan tâm, chăm sóc. Họ là người gặp phải những vấn đề, vì vậy họ cần được lắng nghe và thấu cảm. Những người làm dịch vụ y tế thường lấy lý do bị quá tải để bao biện cho thái độ vô cảm của mình. Đó không chỉ là một hành vi thiếu lòng nhân ái mà còn thể hiện sự thiếu hiểu biết.
Những người cung cấp dịch vụ y tế có thái độ tiêu cực này không hiểu rằng khi họ lắng nghe, họ sẽ có được những thông tin chính xác rất hữu ích cho chẩn đoán và điều trị. Khi hướng dẫn rõ ràng, họ sẽ tiết kiệm thời gian bởi họ sẽ không phải nhắc đi nhắc lại nhiều lần và bệnh nhân tuân thủ điều trị sẽ chóng khỏi bệnh hơn. Hơn thế nữa, khi người cung cấp dịch vụ y tế mỉm cười thân thiện với người ngồi trước mặt mình, bản thân họ sẽ được hưng phấn và giảm đi sự căng thẳng.
Ít khi có người cung cấp dịch vụ y tế nào để ý rằng lời nói của họ quan trọng như thế nào với người bệnh. Nếu một bệnh nhân nhiễm HIV nghe bác sĩ nói: “Ăn chơi trác táng lắm vào thì mới mắc bệnh này chứ!” Người bệnh ấy sẽ hoàn toàn không hợp tác với y bác sĩ, không muốn tiếp tục khám chữa bệnh và thậm chí có thể có những hành động thù địch với cộng đồng, làm cho những người xung quanh cũng nhiễm bệnh... Nhưng ngược lại, cũng với người bệnh ấy, nếu bác sĩ nói: “Anh có biết là người nhiễm HIV đầu tiên của Việt Nam hiện vẫn còn đang khỏe mạnh không? Nếu anh chịu khó uống thuốc đúng liều và sống lành mạnh, anh có thể sống hòa bình với căn bệnh này!” Một lời nói như vậy sẽ mở ra một chân trời hy vọng cho người bệnh, anh ta sẽ cố gắng hết mình để có sức khỏe tốt.
Trong đời thường, chúng ta thường thưởng cho những người quanh mình những lời khen nhưng trong dịch vụ y tế, hiếm có người cung cấp dịch vụ nào để ý đến điều này. Jack London từng nói “Một lời khen xác đáng sẽ làm cho tôi phấn khích trong hai tháng”. Cũng như tất cả mọi người, người bệnh rất cần nhận được lời khen. Lời khen này có thể là về hình thức, về tính cách, về hành vi... đôi khi chỉ đơn thuần là một sự đồng tình, ủng hộ. Một người mẹ sẽ quan tâm đến sức khỏe của đứa con mắc chứng suy dinh dưỡng hơn nhiều nếu bác sĩ nói: “Cô bé dễ thương quá nhưng hơi gầy! Nếu cháu mập hơn một chút sẽ rất xinh đấy!”
Những cử chỉ không lời của người cung cấp dịch vụ y tế cũng có một ý nghĩa rất lớn. Tôi đã từng đi khám và tôi đã có ấn tượng rất tốt đẹp với một người bác sĩ khi thấy anh ta nắm ống nghe trong bàn tay mình vài giây để giảm đi cái lạnh giá của chiếc ống nghe kim loại trước khi đặt nó lên ngực tôi. Hầu hết các bệnh nhân sẽ cảm thấy tin tưởng hơn, thoải mái hơn nếu người cung cấp dịch vụ nhìn vào họ khi họ nói, gật đầu, mỉm cười tán thưởng hoặc đặt tay lên vai họ với thái độ đồng cảm...
Trên đây là những điều đơn giản, dễ dàng mà người cung cấp dịch vụ y tế nào cũng có thể làm được. Còn với cương vị là người nhận dịch vụ y tế, bạn có thể làm được điều gì để thoát khỏi cái vòng “bó tay chấm com” này? Bạn có bao giờ tự hỏi mình có những quyền gì khi đi khám chữa bệnh không? Dưới đây là 10 quyền khách hàng mà bạn nên biết:
1. Quyền được tiếp nhận thông tin
2. Quyền được tiếp cận dịch vụ
3. Quyền được lựa chọn dịch vụ
4. Quyền được an toàn5. Quyền được riêng tư, kín đáo
6. Quyền được giữ bí mật
7. Quyền được tôn trọng nhân cách
8. Quyền được cảm thấy thoải mái
9. Quyền được chăm sóc liên tục
10. Quyền được bày tỏ ý kiến
(Mười quyền khách hàng của International Planned Parenthood Federation (IPPF)
Khi một trong những quyền này của bạn bị vi phạm, bạn nên bỏ thư vào hòm thư góp ý. Nếu vấn đề nghiêm trọng, bạn có thể gọi đường dây nóng để gặp gỡ người chịu trách nhiệm tiếp bệnh nhân, bạn cũng có thể trực tiếp gặp gỡ đại diện của Ban Giám đốc của cơ sở y tế để đóng góp ý kiến.
Chúc các bạn đồng nghiệp thành công và hạnh phúc trong việc thực hiện sứ mệnh cao cả của mình!
Chúc cho những người bệnh nhận được những dịch vụ y tế làm cho các bạn hài lòng./.
Ths.Bs Phan Bích Thủy
VOV.VN
Các tin khác

Quảng Ngãi: Tập trung đột phá phát triển văn hóa, thể thao và du lịch sau sáp nhập

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được thông qua

Sớm đưa dự án Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ đi vào hoạt động

DIFF 2025 và mùa pháo hoa Đà Nẵng nhiều cái “nhất” trong lịch sử

Xây dựng xã hội học tập là sứ mệnh cao cả trong kỷ nguyên mới

Thủ tướng: Nghiên cứu đề xuất điều chỉnh, bổ sung chính sách, pháp luật về đất đai

Quân khu 9 hoàn thành tốt công tác quân sự, quốc phòng 6 tháng đầu năm 2025

Thủ tướng: Hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người có công trước ngày 27/7

Mái ấm cho người nghèo: Phú Thọ tăng tốc trước hạn chót 31/8
Đọc nhiều

Bệnh viện Quân y 121, Quân khu 9 gặp mặt các cơ quan báo chí nhân ngày báo chí cách mạng Việt Nam

Ông Trần Duy Đông làm Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ mới

Bệnh viện Quân y 121 (Quân khu 9): Miễn tiền công khám bệnh và một phần chi phí xét nghiệm

Quảng Hưng (Quảng Bình): Lợi dụng xây dựng nghĩa trang để khai thác khoáng sản trái phép - Thủ đoạn tinh vi gây nguy hại môi trường

TP. Hồ Chí Minh: Sức khỏe tinh thần cư dân bất ổn sau sự việc bầu Ban quản trị Chung cư Lux Garden - quận 7

Nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng

Sửa đổi Luật Điện lực: yêu cầu xuất phát từ thực tiễn

Chuyển đổi số báo chí: Thực trạng, thách thức và giải pháp

Petrovietnam: Sẵn sàng tâm thế cho chặng đường phát triển mới

Xây dựng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ lên hạng đặc biệt, phát triển xứng tầm với vị thế mới

DIFF 2025 và mùa pháo hoa Đà Nẵng nhiều cái “nhất” trong lịch sử

Tuyên Quang kiện toàn bộ máy ngành Y tế sau sáp nhập

Siết chặt kê đơn thuốc ngoại trú: Cụ thể hơn, minh bạch hơn vì người bệnh

Sớm khởi động lại Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ để hoàn thành trong năm 2026

Quảng Ngãi: Tập trung đột phá phát triển văn hóa, thể thao và du lịch sau sáp nhập

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được thông qua

Sớm đưa dự án Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ đi vào hoạt động

Khởi tố, bắt tạm giam một Phó Giám đốc Trung tâm Y tế ở Đắk Lắk vì nhận hối lộ

Trưởng Công an xã được phạt đến 50% mức tiền phạt tối đa, tịch thu phương tiện vi phạm hành chính

Phá đường dây cưỡng đoạt tài sản xuyên biên giới bằng hình ảnh, video nhạy cảm trên mạng

Vụ việc ô tô tông 10 xe máy ở Bắc Ninh: Tạm đình chỉ công tác cán bộ Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH gây tai nạn liên hoàn

Xây dựng xã hội học tập là sứ mệnh cao cả trong kỷ nguyên mới

Thi tốt nghiệp THPT: Sáng nay, thí sinh chương trình 2018 thi buổi cuối cùng

Trường Đại học Điện lực: Mở rộng hợp tác nghiên cứu và đào tạo với Đại học Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc (UST)

Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV: Miễn, hỗ trợ học phí từ năm học 2025-2026
Nổi bật

Sớm khởi động lại Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ để hoàn thành trong năm 2026

Khởi tố, bắt tạm giam một Phó Giám đốc Trung tâm Y tế ở Đắk Lắk vì nhận hối lộ

BVĐK Khánh Hoà thực hiện thành công hai lần thay khớp háng cho bệnh nhân

Xây dựng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ lên hạng đặc biệt, phát triển xứng tầm với vị thế mới

Lễ công bố và đón nhận bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt Tháp Bà Pô Nagar

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
