Ngày 21/6: Ngẫm về câu nói “Mắt sáng - Lòng trong - Bút sắc”
![]() |
Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người thầy vĩ đại của những người làm báo cách mạng Việt Nam. Ảnh Tư liệu TTXVN. |
Trong nghề báo, những nhà báo giỏi thường có những tổng kết về nghề rất đáng nhớ. Hồ Chí Minh là nhà báo cách mạng số một, người thầy của báo chí cách mạng Việt Nam, để lại cho chúng ta cả một di sản “tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí”. Với Nhà báo – Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tổng kết về làm báo của một vị tướng trận mạc: “Làm một số báo cũng giống như tổ chức một trận đánh hiệp đồng”. Mỗi nhà báo lão thành lại có những tổng kết đặc sắc khác nhau. Với Phan Quang là “Đọc, Đi, Nghĩ, Viết”. Với Hà Đăng là “Tổng biên tập là nhà báo của các nhà báo, là người làm chính trị và người lãnh đạo”. Với cố nhà báo Hữu Thọ, câu nói nổi tiếng của Ông khi nói về nghề báo cao quý, vinh quang và nhọc nhằn: “Làm cái nghề này phải Mắt sáng, Lòng trong, Bút sắc thì mới nên nghề”. Ông coi đó là “Mấy lời tâm sự xin bộc bạch với các bạn mới vào nghề để cùng nhau suy nghĩ mà “giữ đạo nhà”.
![]() |
Người làm báo cách mạng cần được bồi dưỡng lập trường cách mạng vững vàng, thường xuyên rèn luyện đạo đức, được đào tạo nghề nghiệp, biết ngoại ngữ… |
Mắt sáng là yêu cầu, là kết tinh của nhận thức, trí tuệ, tầm nhìn, bản lĩnh, thế giới quan, nhân sinh quan của nhà báo. Muốn mắt sáng, nhà báo phải có kiến thức rộng, để có thể phát hiện thấy những cái mới, cái đẹp – dù chỉ mới manh nha trong đời sống - để mà ca ngợi, cổ vũ, động viên, nhân rộng, những điều mà người khác có thể nhìn thấy nhưng không nhận ra. Muốn mắt sáng “phải có bản lĩnh chính trị để mà xem xét, đánh giá những vấn đề đặt ra trong cuộc sống”. “Kiến thức mà người làm báo sử dụng là kiến thức từ cuộc sống, cuộc sống cụ thể trong từng lĩnh vực cụ thể với bề dày cuộc sống của mình đã được tích lũy từ nhiều năm. Đó là một đặc điểm rất quan trọng của người làm báo”; “Anh mang cuộc sống ra phân tích cuộc sống, tất nhiên là phải kết hợp với những quan điểm, đường lối nhưng là quan điểm, đường lối đã nhuần nhuyễn trong cuộc sống… Phải có hiểu biết rất dày về cuộc sống. Nếu không đi vào cuộc sống thì làm sao hiểu được, do đó làm sao phân tích sự kiện có lý có tình trong các bài báo” (Bài nói chuyện của cố nhà báo Hữu Thọ với lớp phóng viên trẻ Báo Nhân Dân, ngày 6/01/1996).
Phải mắt sáng mới dự cảm, dự báo được những điều tốt đẹp có thể trở thành xu thế vận động, thành lẽ sống cao đẹp, từ những việc nho nhỏ, tưởng như rất bình thường, lẫn khuất trong xô bồ của cuộc sống thường ngày. Phải mắt sáng, nhà báo mới có thể phán đoán, để sớm quyết đoán đi đến tìm hiểu, điều tra, viết bài, kịp thời ngăn chặn những cái xấu, cái tiêu cực, cái ác…từ trong mầm mống những suy nghĩ, những hành vi mà người khác có thể bỏ qua. Phải mắt sáng, mới có thể dự cảm thấy trước một mô hình, một phong trào, một tất yếu…từ một việc tử tế nho nhỏ, một sáng kiến hay, một việc làm hiệu quả của một người lao động bình thường. Mắt sáng là con mắt tinh đời, để nhà báo nhìn ra cái bất thường trong những điều tưởng như bình thường, cũng như cái “bất biến” trong sự “vạn biến”. Giống như một ngư dân, phải “hiểu biết rất dày về cuộc sống” trải qua kinh nghiệm “ăn sóng nói gió” trên ngư trường, mắt sáng mới có thể chỉ nhìn dòng chảy của con nước đã phán đoán được, biết được hướng di chuyển của cả một đàn cá lớn.
Nhà báo Hữu Thọ viết: “Không giống như bất kì một nghề nào khác, trong nghề báo của chúng ta, nghề nghiệp luôn luôn gắn với lý tưởng. Một bài báo hay, một bức ảnh đẹp không chỉ có công phu miêu tả, công phu chọn nắng, chọn mây, mà còn là ở chỗ nó nói lên điều gì trong tầm sâu tư tưởng của người làm nghề và điều đó làm rung động trái tim ai, thuyết phục ai”. Cái “tầm sâu tư tưởng” mà Ông nói ấy, tôi nghĩ chính là cái làm nên “mắt sáng” của nhà báo.
Mắt sáng, là nhãn quan chính trị, thái độ, tầm nhìn của nhà báo, để nhà báo có thể đảm đương được vai trò chức năng phản biện xã hội, dự báo xã hội và định hướng, dẫn dắt dư luận xã hội. Mắt sáng để nhà báo là người “luôn nhìn thấy một cái gì đó về tất cả và nhìn thấy tất cả về một cái gì đó”(Lời một nhà nghiên cứu báo chí nổi tiếng ở Nga).
Lòng trong là nói về đạo đức làm nghề, đạo đức nhà báo. Theo Ông, “Đối với nghề báo, tấm lòng người làm nghề là rất quan trọng. Nghề nào thì cũng phải có tấm lòng gửi trong tác phẩm, công trình…Tấm lòng, trước hết là sự trung thực và lòng nhân ái, phải có ngay trong lúc xử lí thông tin. Ủng hộ hoặc phê phán, nói phải hoặc nói trái – dù có vội vàng phải đáp ứng tính thời sự - thì cũng nên hiểu bao trùm lên tất cả là tấm lòng. Anh chê người ta nhưng có tấm lòng thẳng thắn, nhân hậu, thì người bị chê đọc bài của anh cũng thấm thía và tự răn mình, cho dù có bị xử phạt cũng không ân hận. Anh khen người ta mà có tấm lòng trung thực và nhân ái thì sẽ làm cho ngòi bút khỏi mắc chuyện bất công “nâng người này để dìm người khác”, hoặc khen ngợi đến tâng bốc, nịnh bợ”. Ông cho rằng, “Rèn cái tài đã khó, giữ cho cái tâm không gợn bẩn, luôn trong sáng, trung thực, thẳng thắn, theo tôi còn khó hơn. Nhất là trong cơ chế thị trường, đồng tiền và cái “danh hão” đang có sức cám dỗ rất lớn”.
Lòng trong cũng chính là “cái tâm không gợn bẩn”, không coi nghề báo là nơi làm giàu, không dùng tấm thẻ nhà báo như một công cụ để làm tiền thiên hạ. Nhà báo “chê người ta nhưng có tấm lòng thẳng thắn, nhân hậu”, thế là “lòng trong”, “tâm sáng”, chứ không phải như “Một số người làm báo tìm tiêu cực để tiêu cực”, không phải “phóng viên đếm tầng”, lại càng không phải dựng chuyện, cài bẫy để tống tiền nhân vật như vẫn thường thấy trên sóng truyền hình.
Trong xã hội ngày nay, với tình trạng có những nhà báo tâm không sáng, lòng không trong nhưng bút lại rất sắc, chuyên đi moi móc thông tin tiêu cực để viết bài, dùng thông tin đó để dọa nạt nhằm trục lợi cá nhân, cho nên mới có câu “sợ báo hơn sợ hổ”, nghĩa là họ liệt một số người viết báo đó vào hàng thú dữ trong rừng xanh. Chẳng đáng buồn lắm sao khi phải nghe chuyện đó, nghe những câu như “Mấy thằng nhà báo” mà thấy đau lòng.
Thế nên vị trí của nghề báo, nhà báo mà lòng vẩn đục, tâm không sáng thì khi có vị thế, có nghề giỏi, càng dễ trở thành mối họa khôn lường.
Bút sắc là nghiệp vụ của nhà báo, là việc rèn luyện kĩ năng nghề nghiệp của nhà báo. Nhà báo Hữu Thọ nói chuyện với các nhà báo sắp vào nghề: “Làm nghề này thì thế tất là phải luyện ngòi bút, luyện cách cầm máy, cầm dụng cụ thu tiếng, thu hình để tạo ra những tác phẩm báo chí xuất sắc… Cách miêu tả, cách chọn cảnh, chọn thời gian bấm máy, phải đạt đến mức nào mới có thể nói lên rõ ràng, sâu sắc ý tưởng, tình cảm của người viết, người bấm máy. Cái câu “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh” khuyên mọi người hết lòng luyện nghề. Phải làm nghề cho giỏi, vì có làm nghề giỏi mới có những tác phẩm báo chí sâu sắc, hấp dẫn để phụng sự lí tưởng có hiệu quả cao qua việc tác động vào hàng triệu khán giả, độc giả”.
Có thể nói, đi trọn đời mình, người làm báo cũng không thể nêu được hết các tình huống phải xử trí trong quá trình giao tiếp. Bởi vì, nhà báo, phóng viên phải giao tiếp với nhiều người, đủ các tầng lớp Nhân dân. Viết bao nhiêu bài báo, thì ít nhất có bấy nhiêu lần giao tiếp. Và người nghe “biết nghe” - chính là bí quyết để cho người nói trở thành “biết nói”...
Đất nước ngày càng phát triển bền vững và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, trên các lĩnh vực. Điều đó, đòi hỏi các cơ quan báo chí và những người làm báo tiếp tục phát huy truyền thống báo chí cách mạng 98 năm qua: Hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích; luôn quán triệt quan điểm có tính nguyên tắc đó là báo chí đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng, Nhà nước; là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, các tổ chức, chính trị, xã hội, nghề nghiệp; là diễn đàn của Nhân dân… 98 năm qua, báo chí nước nhà đã có bước phát triển mạnh mẽ, vượt bậc về mọi mặt. Song, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đạo đức nghề báo và những lời căn dặn của Người đối với đội ngũ những người làm báo cách mạng Việt Nam vẫn vẹn nguyên giá trị và luôn mang tính thời sự. Gắn với nghiệp báo, người làm báo phải có sự nhận thức và khả năng lý luận nhất định; phải có lập trường, quan điểm báo chí, nhất là trong thời đại mới – CMCN 4.0. Và điều kiện tiên quyết đó là phải chấp hành nghiêm túc theo luật pháp.
![]() |
Báo chí Việt Nam vẫn đang phát triển khá nhanh cả về chất lượng lẫn số lượng. |
Mỗi lần giao tiếp, người làm báo không chỉ là người tiếp xúc với đại diện cơ quan, DN, tổ chức với tư cách cá nhân, mà quan trọng đó là đại diện cho một tờ báo, tạp chí, cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước, hoặc một tỉnh, thành phố, một ngành chủ quản của Nhà nước. Với tư cách ấy, người làm báo phải lịch thiệp, không những phải trau chuốt trong lời nói, mà còn phải trang nhã trong phong cách, lịch sự trong hình thức (tất nhiên không xa hoa, cầu kỳ), có phong cách gần gũi với quần chúng, không xuề xòa làm mất vẻ tự tin, tự trọng. Phẩm chất của người làm báo, đòi hỏi phải có cái TÂM trong sáng. Chữ TÂM chính là hạt nhân của bản chất con người. Quan hệ giữa người với người, nảy sinh từ cái TÂM. Con người ta, ai cũng muốn giao tiếp, mà mọi cuộc giao tiếp đều có căn nguyên từ cái TÂM và giao tiếp thành công cũng từ cái TÂM. Sở dĩ, có quan hệ tốt đẹp giữa cha mẹ và con cái, vợ với chồng, quan hệ trong gia đình, dòng họ, xóm giềng, làng nước, quốc gia, quốc tế… đều xuất phát từ cái TÂM. Quan hệ trong giao tiếp báo chí - cũng không ngoài cái TÂM ấy. Khi giao tiếp, người làm báo không có một động cơ nào khác đó là nhằm thu thập thông tin để viết tin, bài. Muốn người ta đối xử tốt với mình, cung cấp thông tin với tất cả thịnh tình, thì trước hết, mình phải đối xử tốt với người - tức là lòng mình phải tốt trước đã… Điều kiện cơ bản nhất để thực hiện thành công các cuộc tiếp xúc báo chí là do bản lĩnh của người làm báo quyết định. Bản lĩnh ấy - đòi hỏi phải thật vững vàng mới ứng xử tốt trong mọi tình huống giao tiếp báo chí. Nó được thể hiện qua lập trường, quan điểm, nghiệp vụ báo chí…; cũng như việc tích lũy kinh nghiệm thực tế và đạo đức trong sáng của người làm báo và cốt là phải giữ được “Mắt sáng - Lòng trong - Bút sắc” khi tác nghiệp.
Các tin khác

ĐBQH đề nghị tăng mạnh chế tài hình sự, xử nặng tội sản xuất, buôn bán hàng giả

Kiểm tra toàn diện các loại kem chống nắng trên toàn quốc
KẾT LUẬN 155-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH

Xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia xứng tầm truyền thống và sự phát triển của đất nước

Thủ tướng phát lệnh khởi công cầu Tứ Liên (Hà Nội)

Hoàn thiện thể chế song song với thi hành nghiêm minh pháp luật

Đột phá để xây dựng 2 nghị quyết của Bộ Chính trị về giáo dục - đào tạo và chăm sóc sức khỏe nhân dân

Hội nghị về hiện thực hóa Nghị quyết 66 và 68

Tạo động lực, truyền cảm hứng cho doanh nhân và phát động toàn dân thi đua làm giàu
Đọc nhiều

TP. Hồ Chí Minh: Trưởng Ban Quản trị chung cư Lux Garden (quận 7) lộng hành, chèn ép cư dân

Vĩnh Phúc bắt quả tang một cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đang chế biến 22 con lợn dấu hiệu xuất huyết

Cần Thơ: Ra mắt công ty TNHH MTV Nông nghiệp Sông Hậu

Trung tâm Phát triển giáo dục Việt An Vĩnh Phúc: Kiến tạo nền tảng vững chắc cho thế hệ tương lai

Xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ tập trung nâng chất xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng

Sửa đổi Luật Điện lực: yêu cầu xuất phát từ thực tiễn

Chuyển đổi số báo chí: Thực trạng, thách thức và giải pháp

Petrovietnam: Sẵn sàng tâm thế cho chặng đường phát triển mới

Không để tình trạng ứng phó thụ động, bất ngờ với COVID-19

Quốc hội rút ngắn nhiệm kỳ khóa XV, bầu cử khóa mới vào 15/3/2026

Thủ tướng dự lễ khởi công dự án Trump International Hưng Yên
KẾT LUẬN 155-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH

“Xử lý hàng giả trong lĩnh vực y tế phải đấu tranh quyết liệt và nghiêm khắc”

Dự án giao thông nghìn tỷ ở Cần Thơ gặp khó vì mặt bằng

Lễ viếng, Lễ truy điệu, Lễ an táng Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Tăng cường bảo đảm an ninh trật tự, an toàn trường học

Thanh Hóa: Lập Tổ công tác xử lý tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại

Bộ Nông nghiệp và Môi trường triển khai đợt cao điểm đấu tranh chống buôn lậu và hàng giả

Thanh Hóa: Thu giữ lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc

ĐBQH đề nghị tăng mạnh chế tài hình sự, xử nặng tội sản xuất, buôn bán hàng giả

Trung tâm Phát triển giáo dục Việt An Vĩnh Phúc: Kiến tạo nền tảng vững chắc cho thế hệ tương lai

Science Fair 2025 – Trải nghiệm bổ ích tại “Disneyland khoa học” của Amser

Sở Giáo dục và Đào tạo Yên Bái tổ chức hội nghị lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo về dạy thêm, học thêm

Phú Thọ chỉ đạo về việc dạy thêm, học thêm mới nhất sau Thông tư 29 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nổi bật

Gần 200 đại biểu dự hội thảo "Từ ý tưởng đến thực tiễn xây dựng bệnh viện thông minh"

“Xử lý hàng giả trong lĩnh vực y tế phải đấu tranh quyết liệt và nghiêm khắc”

Phân cấp mạnh hơn nữa trong lĩnh vực y tế

Việt Nam và Cuba tăng cường hợp tác trong lĩnh vực dược phẩm sinh học

Thanh Hóa: Lập Tổ công tác xử lý tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
