Nghề đồng nát: Mua của người chán, bán cho người cần
“Bàn ‘nà’…, quạt cháy, máy bơm/… Ti vi, tủ nạnh, nồi cơm, bộ đàm. Công tơ, cát sét, đầu dàn/… Dùng ‘nâu’ đã hỏng thành hàng bán đi…” Tiếng rao nhẫn nại, còn đặc chất địa phương đó xuất phát từ cái dáng còng còng trên chiếc xe đạp cà tàng của những người phụ nữ thu mua phế liệu.
Một bãi tập kết thu mua đồng nát dưới chân cầu Chương Dương
Vốn ăn mày, lãi quan viên
Nghề đồng nát hay còn gọi là nghề ve chai, thu gom phế liệu. Nghề đồng nát là nghề kén người. Không nhẫn nại, tỉ mỉ, sợ vất vả, khổ sở, không chịu được ánh nhìn khinh khi của người khác,… thì không thể theo nghề này. Bởi vậy, hầu hết những người hành nghề thu mua đồng nát trên từng con đường, góc phố là những người phụ nữ nông thôn lam lũ, cần cù.
“Trang thiết bị” hành nghề của họ chỉ lèo tèo vài ba thứ: chiếc xe đạp cà tàng hay đôi quang gánh, một chiếc cân móc nhỏ, vài chiếc bao để đựng phế liệu, và một cọc tiền lẻ. Ngày ngày, từ sáng sớm đến nhá nhem, họ len lỏi vào từng ngõ hẻm để thu mua đủ thứ thượng vàng hạ cám: sách cũ, bìa các tông, đồng nhôm, sắt vụn,… - những thứ tưởng chừng vô dụng nhưng vẫn có thể tái sử dụng, tái chế. Có khi, họ dùng bàn tay trần, bới những thứ có thể tái chế được trong những thùng rác ven đường. Cái gọi là đồ bỏ đi của người khác có thể chính là bữa cơm có thịt hay đồng học phí ít ỏi cho những đứa con nhỏ ở quê sớm phải xa mẹ vì gánh nặng mưu sinh.
Người ta gọi nghề đồng nát là nghề “sáng cấy, chiều gặt” bởi nghề này tuy vất vả, khó khăn nhưng vốn bỏ ra ít, thu hồi vốn nhanh, lời lãi cũng khá. Chị Nụ (quê Nam Định) cho biết: “Mỗi ngày chị đều đi thu mua sắt vụn từ 7h sáng. Nếu sáng mua được nhiều thì trưa về bán lại ngay tại bãi đồng nát ở khu Nghĩa Tân hoặc đường Hoàng Quốc Việt. Nếu không thì cuối ngày mới đến “đổ” tại các bãi đồng nát này”. Vì là nghề “thời vụ” nên thu nhập của họ cũng rất bấp bênh. Khi “trúng mối” thì có thể được 300.000 – 500.000 một ngày, nhưng hôm nào không may thì kiếm được 100.000 cũng khó. Bình quân, mỗi ngày công của họ khoảng 120.000 – 150.000.
Nghề đồng nát cũng có tính “thời vụ”. Thường thì vào những ngày nghỉ cuối tuần thu nhập của người buôn đồng nát sẽ cao hơn. Bởi người dân, sinh viên thường đi làm, đi học suốt tuần, đến cuối tuần họ mới có thời gian dọn dẹp nhà cửa, thanh lý bớt những đồ phế phẩm. Thời điểm trước Tết – khi nhà nhà dọn dẹp, trang hoàng lại nhà cửa có những thứ bỏ đi và sau Tết với vỏ lon nước ngọt, chai bia,… cũng là dịp “làm ăn được” của đội ngũ thu mua đồng nát.
Đồ nghề của một người buôn đồng nát
Ngàn lẻ một chuyện lạ đời
Những điểm tập kết phế liệu luôn có vô khối chuyện hay ho. Đến điểm thu mua đồng nát trong ngõ 337 đường Cầu Giấy – Cầu Giấy – Hà Nội, tôi nghe được một chuyện hi hữu cười ra nước mắt. Số là có một bạn sinh viên trọ học trên đường Nguyễn Khánh Toàn đi khắp các bãi đồng nát để tìm người. Chuyện bạn muốn tìm một cô thu mua đồng nát mà không biết tên tuổi, quê quán, thậm chí không nhớ rõ mặt mũi cũng chẳng có gì để nói nếu không có vế sau – “Cháu bán nhầm cả bằng tốt nghiệp đại học trong đống sách cũ phế liệu rồi”. Bây giờ lặn lội đi tìm bằng tốt nghiệp giữa hàng trăm người thu mua đồng nát, hàng trăm điểm tập kết phế liệu,… có khác gì mò kim đáy bể.
Chuyện dân buôn đồng nát vô tình nhặt được vàng hay tiền cũng không hiếm gặp. Thậm chí, nhiều khi họ còn mua được đồ cổ với giá “đồng nát”. Tuy nhiên, hầu hết họ đều không nhận thức được giá trị thực của món đồ, nên thường bán rẻ, rồi lại tiếc đứt ruột.
Không ít người trong số họ cũng từng đối mặt với chuyện “gạ tình” của khách hàng một cách trắng trợn. Dù đặc thù công việc là phải đi khắp hang cùng ngõ hẻm để mưu sinh, nhưng họ đều tìm cách tránh những ngõ tối tăm, ít người. Bởi những nơi này thường xuất hiện những kẻ mà các chị buôn đồng nát gọi là “mắc bệnh Kim La” – thích khoe của quý.
Tay “bẩn”, tâm “sạch”
Chẳng có tiêu chí rõ ràng nào để đánh giá một nghề có cao quý hay không. Chỉ cần mình làm việc chân chính, có thể nuôi sống bản thân và gia đình, đó chính là một nghề cao quý. Thế nhưng, những người thu mua đồng nát thường rất mặc cảm với công việc mình đang làm. Họ luôn hóa trang kín mít như Ninja với nón lá, một chiếc khăn mặt to bản che kín mặt mũi, chỉ hé ra đôi mắt, một bộ quần áo lao động cũ mèm và thường hành nghề khá xa khu vực mình đang sống bởi họ sợ bắt gặp ánh mắt coi thường của những người quen biết.
“Không biết là nghề chọn người, hay người chọn nghề, miễn là làm ăn chính đáng thì chị không ngại. Làm nghề này vốn đã “mạt hạng” rồi, đừng để người khác coi thường nữa. Ai cho gì thì chị lấy, bán thì mua, chứ không ăn trộm ăn cắp của ai bao giờ” – Chị Nụ nói.
Chị Nụ cũng kể, mấy hôm trước có một cô đồng nát ăn trộm một cái lồng chim của một nhà “có máu mặt”. Nhà đó phát hiện, cho người đi theo đến tận bãi phế liệu trên đường Hoàng Quốc Việt, đánh dằn mặt một trận rồi bắt đền.
Bởi một vài “con sâu” như thế mà nhiều người trong chúng ta, và kể cả những người trong nghề như chị, đều coi đây là một nghề “thấp hèn” hay sao? Hay tại trong mỗi người chúng ta đều có một chút khinh thị những người như họ - gọi nghề họ chọn là “nghề lang thang”, khi có món đồ cần bán thì gọi họ là “Đồng nát ơi!” chứ không kèm danh từ nhân xưng “cô” hay “bác”,… Họ có nên tự ti, khi họ chẳng làm gì sai, khi mà hằng ngày, họ phải bán mồ hôi đổi về những đồng tiền ít ỏi để nuôi sống bản thân, gia đình?
Mới đây, hành động trả lại 10 cây vàng nhặt được cho người mất của vợ chồng anh Nguyễn Tiến Bắc ở thị trấn Quốc Oai – Hà Nội làm nghề thu gom đồng nát, dù gia cảnh khó khăn đã thể hiện nhân cách cao đẹp, đói cho sạch, rách cho thơm của những người làm nghề này.
Dù còn nhiều khó khăn vất vả, nhưng những người phụ nữ thu mua đồng nát vẫn cố guồng chân trên chiếc xe đạp cà tàng, nuôi ước mơ về một cuộc sống no đủ bên gia đình.
P.A
Các tin khác

Tăng cường bảo đảm an ninh trật tự, an toàn trường học

Hà Nội: Quận Ba Đình phát động tháng hành động vì trẻ em với nhiều hoạt động thiết thực

Quốc hội rút ngắn nhiệm kỳ khóa XV, bầu cử khóa mới vào 15/3/2026

Thủ tướng dự lễ khởi công dự án Trump International Hưng Yên

Bạc Liêu xây dựng huyện Phước Long thành vùng quê đáng sống

Thanh Hóa: Thu giữ lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc

ĐBQH đề nghị tăng mạnh chế tài hình sự, xử nặng tội sản xuất, buôn bán hàng giả

Kiểm tra toàn diện các loại kem chống nắng trên toàn quốc

Tăng cường thanh, kiểm tra mỹ phẩm lưu thông trên thị trường
Đọc nhiều

TP. Hồ Chí Minh: Trưởng Ban Quản trị chung cư Lux Garden (quận 7) lộng hành, chèn ép cư dân

Vĩnh Phúc bắt quả tang một cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đang chế biến 22 con lợn dấu hiệu xuất huyết

Cần Thơ: Ra mắt công ty TNHH MTV Nông nghiệp Sông Hậu

Trung tâm Phát triển giáo dục Việt An Vĩnh Phúc: Kiến tạo nền tảng vững chắc cho thế hệ tương lai

Xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ tập trung nâng chất xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng

Sửa đổi Luật Điện lực: yêu cầu xuất phát từ thực tiễn

Chuyển đổi số báo chí: Thực trạng, thách thức và giải pháp

Petrovietnam: Sẵn sàng tâm thế cho chặng đường phát triển mới

Không để tình trạng ứng phó thụ động, bất ngờ với COVID-19

Quốc hội rút ngắn nhiệm kỳ khóa XV, bầu cử khóa mới vào 15/3/2026

Thủ tướng dự lễ khởi công dự án Trump International Hưng Yên
KẾT LUẬN 155-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH

“Xử lý hàng giả trong lĩnh vực y tế phải đấu tranh quyết liệt và nghiêm khắc”

Dự án giao thông nghìn tỷ ở Cần Thơ gặp khó vì mặt bằng

Lễ viếng, Lễ truy điệu, Lễ an táng Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Tăng cường bảo đảm an ninh trật tự, an toàn trường học

Thanh Hóa: Lập Tổ công tác xử lý tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại

Bộ Nông nghiệp và Môi trường triển khai đợt cao điểm đấu tranh chống buôn lậu và hàng giả

Thanh Hóa: Thu giữ lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc

ĐBQH đề nghị tăng mạnh chế tài hình sự, xử nặng tội sản xuất, buôn bán hàng giả

Trung tâm Phát triển giáo dục Việt An Vĩnh Phúc: Kiến tạo nền tảng vững chắc cho thế hệ tương lai

Science Fair 2025 – Trải nghiệm bổ ích tại “Disneyland khoa học” của Amser

Sở Giáo dục và Đào tạo Yên Bái tổ chức hội nghị lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo về dạy thêm, học thêm

Phú Thọ chỉ đạo về việc dạy thêm, học thêm mới nhất sau Thông tư 29 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nổi bật

Gần 200 đại biểu dự hội thảo "Từ ý tưởng đến thực tiễn xây dựng bệnh viện thông minh"

“Xử lý hàng giả trong lĩnh vực y tế phải đấu tranh quyết liệt và nghiêm khắc”

Phân cấp mạnh hơn nữa trong lĩnh vực y tế

Việt Nam và Cuba tăng cường hợp tác trong lĩnh vực dược phẩm sinh học

Thanh Hóa: Lập Tổ công tác xử lý tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
