Phía sau mức lương 60 triệu/tháng của lao động Việt ở Nhật
(Suckhoemoitruong.com.vn) - Không phải ai làm hộ lý, điều dưỡng ở Nhật Bản cũng có thu nhập 60 triệu đồng/tháng. Mức sống đắt đỏ tại Nhật Bản khiến cho họ chỉ dành dụm được một phần nhỏ gửi về gia đình.
Chị Thanh Hoa (quê ở Phú Thọ) sang Nhật làm điều dưỡng tại một bệnh viện ở vùng Miyakonojo, Miyazaki, Nhật Bản được gần 2 năm theo diện xuất khẩu lao động. Chị cho biết, mức lương hiện tại của chị là 200.000 yên/tháng (tương đương khoảng 40 triệu đồng).
Đây là con số đáng mơ ước ở Việt Nam, nhưng với người sống ở Nhật Bản, mức thu nhập nói trên chỉ ở trung bình. Trừ các khoản thuế, bảo hiểm xã hội, chi phí ăn ở, sinh hoạt, người lao động như chị chỉ dành dụm được một khoản nhỏ gửi về cho gia đình.
Chị Hoa tính toán, sau khi trừ bảo hiểm khoảng 30.000 yên (6 triệu đồng); thuê nhà 15.000 yên (3 triệu đồng); xe đi lại 10.000 yên (2 triệu đồng); tiền ăn 30.000 yên (6 triệu đồng); chi phí sinh hoạt điện nước, nấu nướng 10.000 yên (2 triệu đồng) thì chưa tính chi phí đi chơi, thăm bạn bè, mỗi tháng chị dành dụm được khoảng 100.000 - 115.000 yên (tương đương với 22 - 25 triệu đồng).
"Với số tiền chi trả trên, mình đã phải sống rất tiết kiệm và không có bất kỳ một chuyến đi chơi hay thăm bạn bè nào trong một tháng liền", chị Hoa chia sẻ.
![]() |
Một khóa học của lớp điều dưỡng, hộ lý đi Nhật Bản làm việc. |
Chị Hoa kể, thời gian học ở Việt Nam, nhiều người học để được sang Nhật. Tuy nhiên, chỉ một phần ba trong số này qua được kỳ thi chứng chỉ tiếng Nhật Bản. Chị cho biết, để đạt được mức N3 (mức ở giữa trong 5 mức từ 1 đến 5), người chăm chỉ, sáng dạ theo khóa đào tạo liền ngày sẽ mất gần 1 năm.
Những người học chậm phải mất đến 1,3 -1,5 năm. Ngoài ra, các ứng viên thường xuyên tham gia các buổi thi tiếng Nhật ở Việt Nam và các bài phỏng vấn trực tuyến của người Nhật.
Sau khi vượt qua các vòng thi khó khăn, ứng viên phải chờ thời gian cấp visa và đủ số người mới đủ điều kiện. "Để được xuất khẩu sang Nhật Bản, mình đã mất đến mấy trăm triệu đồng cho các chi phí đào tạo dự bị, ăn, ở, phí khám sức khỏe, làm visa", chị Hoa cho biết thêm.
Chị Trịnh Kiều Trang (Quảng Trị), một du học sinh ngành dược đang làm thêm tại một bệnh viện dưỡng lão ở Miyakonojo-shi, Miyazaki, Nhật Bản được gần 1 năm cho biết, mức lương 60 triệu đồng/tháng cho hộ lý, điều dưỡng viên không phải là không có.
Tuy nhiên, để đạt được mức lương như vậy, đòi hỏi ứng viên phải có 3 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành tại Nhật Bản. Sau đó, ứng viên phải trải qua các kỳ thi cấp Chứng chỉ quốc gia Nhật Bản về điều dưỡng viên và hộ lý, và có chứng chỉ năng lực tiếng Nhật cấp độ N3 (chưa kể chi phí, thời gian xét hồ sơ và đào tạo ở Việt Nam).
Cũng theo chị Trang, chi phí sống ở Nhật Bản rất cao so với Việt Nam. Đơn cử, một tuyến xe bus ngắn tại Việt Nam có giá hiện thời là 5.000 đồng/người/lần, nhưng bên Nhật, cứ bước lên xe là mất ít nhất 30.000 đồng/tuyến, chưa kể tuyến xa giá sẽ đắt hơn gấp nhiều lần.
Hiện vé vào cửa công viên vườn thường ở Việt Nam là 4.000 - 5.000 đồng/người, ở khu vui chơi giải trí 130.000 - 150.000 đồng/người, nhưng vé vào công viên tầm trung ở Nhật Bản đã gần 1 triệu đồng. Như vé vào cửa công viên Universai ở Osaka (Nhật Bản) là 1, 3 triệu đồng. Do đó, những người lao động ngoại quốc như Trang hiếm khi dám rút ví chi trả cho những dịch vụ ấy.
Cũng theo lời chị, nếu thuê nhà của công ty, thường phải ở chung 3 - 4 người/phòng, mỗi người mất khoảng 3 - 4 triệu đồng/tháng, chưa kể khoản đặt cọc 15 - 20 triệu đồng trước khi nhận phòng. Và phần lớn người lao động ở Nhật Bản đi xe đạp, do các loại phương tiện như tàu điện, xe bus, taxi đều rất tốt, nhưng vô cùng đắt đỏ.
"Ở Nhật, thời gian làm thêm được chi trả khá cao, thường 753 yên/giờ (đối với vùng ở nông thôn). Tuy nhiên, làm điều dưỡng và hộ lý ở đây trung bình 8 tiếng/ngày, nhưng chỉ làm thêm được 2 tiếng/ngày, do đó, muốn cải thiện thu nhập cũng khó", chị nói.
Kim Thoa (quê ở Quảng Trị) trúng tuyển xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành hộ lý thuộc diện của Bộ năm 2013. Thoa cho biết, đầu vào ngoài xét hồ sơ, chị phải trải qua các bài thi chuyên ngành, tiếng Anh hoặc tiếng Nhật (nếu biết), và bài phỏng vấn trực tiếp.
Sau khi trúng tuyển, các ứng viên sẽ được đài thọ toàn bộ chi phí, ăn ở, học tiếng mỗi tháng 5 triệu đồng tại một cơ sở ở Hưng Yên. Hiện khóa học của Thoa là khóa thứ 2 xuất khẩu lao động sang Nhật Bản theo diện này. Nếu đầu năm sau đạt chứng chỉ N3, khóa của Thoa sẽ bay sang Nhật vào cuối tháng 6.
Quản lý tại cơ sở đào tạo cho biết, nếu đỗ N3 Thoa sẽ sang Nhật làm hộ lý 4 năm với mức lương dao động 130.000 -140.000 yên/tháng (tương đương 26 - 28 triệu đồng), và có cơ hội thi tuyển các chứng chỉ chuyên ngành của Nhật để có mức lương như hộ lý Nhật Bản.
"Tuy nhiên, để thi được bằng N3 rất khó nên mình đang nỗ lực học tiếng, hy vọng được sang Nhật Bản làm việc, giúp đỡ phần nào khó khăn cho gia đình", Thoa chia sẻ.
Trong buổi họp báo diễn ra cách đây chưa lâu, đại diện Cục Quản lý Lao động Ngoài nước cho biết, những người được lựa chọn sẽ sang Nhật Bản vừa học vừa làm. Thời gian tối đa 3 năm đối với ứng viên điều dưỡng (mỗi năm gia hạn một lần), và tối đa 4 năm đối với ứng viên hộ lý (mỗi năm gia hạn một lần).
Trong thời gian vừa học vừa làm tại Nhật Bản, các ứng viên được phép dự kỳ thi cấp Chứng chỉ quốc gia Nhật Bản về điều dưỡng viên và hộ lý.
Lương của ứng viên điều dưỡng, hộ lý tại Nhật Bản sẽ theo quy định của pháp luật Nhật Bản. Tuy nhiên, mức lương thông thường là 130.000 - 150.000 yên/tháng (tương đương 1.300 - 1.500 USD). Ngoài ra, ứng viên điều dưỡng được dự thi mỗi năm một lần, ứng viên hộ lý được dự thi một lần vào năm thứ 4.
Nếu đỗ, các ứng viên sẽ được cấp Chứng chỉ quốc gia đối với điều dưỡng viên, hộ lý Nhật Bản và được phép ở lại làm việc dài hạn. Và chỉ khi này, mức lương của hộ lý và điều dưỡng viên mới có thể lên tới 270.000 - 300.000 yên/tháng (tương đương 2.700 - 3.000 USD/tháng).
Theo thông tin tuyển dụng của Cục Quản lý Lao động Ngoài nước (www.dolab.gov.vn), mức lương của ứng viên điều dưỡng, hộ lý tại Nhật Bản sẽ theo quy định của pháp luật Nhật Bản.
Tuy nhiên, mức lương thông thường của ứng viên điều dưỡng là 130.000 - 140.000 yên/tháng, ứng viên hộ lý là 140.000 - 150.000 yên/tháng. Ngoài mức lương trên, thông thường ứng viên sẽ được nhận các khoản phụ cấp tương ứng với thành tích công việc.
Các tin khác

Thủ tướng: Nghiên cứu đề xuất điều chỉnh, bổ sung chính sách, pháp luật về đất đai

Quân khu 9 hoàn thành tốt công tác quân sự, quốc phòng 6 tháng đầu năm 2025

Thủ tướng: Hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người có công trước ngày 27/7

Mái ấm cho người nghèo: Phú Thọ tăng tốc trước hạn chót 31/8

Tra cứu địa giới sau sáp nhập qua bản đồ điện tử

Nghị quyết về đột phá trong chăm sóc sức khỏe nhân dân 'phải mang tính hành động'

Thủ tướng nêu 5 đề xuất quan trọng về môi trường, khí hậu và y tế tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS mở rộng

Tuyên Quang kiện toàn bộ máy ngành Y tế sau sáp nhập

Bắc Ninh: Khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới bằng chương trình nghệ thuật đặc biệt
Đọc nhiều

Vĩnh Phúc bắt quả tang một cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đang chế biến 22 con lợn dấu hiệu xuất huyết

Bệnh viện Quân y 121, Quân khu 9 gặp mặt các cơ quan báo chí nhân ngày báo chí cách mạng Việt Nam

Bệnh viện Quân y 121 (Quân khu 9): Miễn tiền công khám bệnh và một phần chi phí xét nghiệm

Ông Trần Duy Đông làm Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ mới

Quảng Hưng (Quảng Bình): Lợi dụng xây dựng nghĩa trang để khai thác khoáng sản trái phép - Thủ đoạn tinh vi gây nguy hại môi trường

Nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng

Sửa đổi Luật Điện lực: yêu cầu xuất phát từ thực tiễn

Chuyển đổi số báo chí: Thực trạng, thách thức và giải pháp

Petrovietnam: Sẵn sàng tâm thế cho chặng đường phát triển mới

DIFF 2025 và mùa pháo hoa Đà Nẵng nhiều cái “nhất” trong lịch sử

Tuyên Quang kiện toàn bộ máy ngành Y tế sau sáp nhập

Siết chặt kê đơn thuốc ngoại trú: Cụ thể hơn, minh bạch hơn vì người bệnh

Tuyên Quang kiện toàn bộ máy, công bố loạt nhân sự lãnh đạo mới

Quảng Ngãi: Tập trung đột phá phát triển văn hóa, thể thao và du lịch sau sáp nhập

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được thông qua

Sớm đưa dự án Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ đi vào hoạt động

Thủ tướng: Nghiên cứu đề xuất điều chỉnh, bổ sung chính sách, pháp luật về đất đai

Phá đường dây cưỡng đoạt tài sản xuyên biên giới bằng hình ảnh, video nhạy cảm trên mạng

Vụ việc ô tô tông 10 xe máy ở Bắc Ninh: Tạm đình chỉ công tác cán bộ Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH gây tai nạn liên hoàn

Xử lý nghiêm cơ sở sản xuất, buôn bán thuốc cổ truyền quảng cáo sai sự thật

Thẩm quyền của chính quyền địa phương 2 cấp lĩnh vực y, dược cổ truyền

Xây dựng xã hội học tập là sứ mệnh cao cả trong kỷ nguyên mới

Thi tốt nghiệp THPT: Sáng nay, thí sinh chương trình 2018 thi buổi cuối cùng

Trường Đại học Điện lực: Mở rộng hợp tác nghiên cứu và đào tạo với Đại học Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc (UST)

Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV: Miễn, hỗ trợ học phí từ năm học 2025-2026
Nổi bật

Phá đường dây cưỡng đoạt tài sản xuyên biên giới bằng hình ảnh, video nhạy cảm trên mạng

Quảng Ngãi: Tập trung đột phá phát triển văn hóa, thể thao và du lịch sau sáp nhập

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được thông qua

Sớm đưa dự án Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ đi vào hoạt động

Đoàn công tác BV số 1 – Đại học Y khoa Quảng Tây (Trung Quốc) hợp tác với BVĐK Khánh Hòa

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
