Sự thật về chuyện người đàn ông hơn 10 năm bị “bạo hành”, phải ở vỉa hè
(Suckhoemoitruong.com.vn) - Hơn 10 năm sống trong cảnh “tối đâu là nhà, ngã đâu là giường” dù có nhà cửa, vợ con đàng hoàng, ông Nguyễn Hữu Châu (phường Gia Cẩm, TP Việt Trì, Phú Thọ) vẫn tỏ ra không hề oán trách thân phận. Với ông, cuộc sống trên chiếc võng, vỉa hè hay dưới gầm cầu vượt là do thói quen.
Ông Nguyễn Hữu Châu, người hơn 10 năm chạy xe ôm, ngủ vỉa hè. Ảnh: P.B
Hơn 10 năm ngủ trên võng, vỉa hè, gầm cầu
Với người dân ở TP Việt Trì, hình ảnh ông Nguyễn Hữu Châu (hơn 60 tuổi) ngày ngày mắc võng ngủ trên vỉa hè, đến tối lại ngủ ở gầm cầu và làm nghề chạy xe ôm để mưu sinh không còn xa lạ.
Khi nhắc về cuộc sống hơn 10 năm qua trong cảnh “màn trời, chiếu đất”, ai cũng thở dài tỏ ra thương xót. Bà Nguyễn Thị Tĩnh, một người bán nước ở gần cầu vượt hàng chục năm qua cho biết: “Ông Châu có vợ con đàng hoàng. Thậm chí hai người con gái của ông Châu khá thành đạt nhưng chẳng hiểu sao bao năm qua lại để bố mưu sinh và có cuộc sống khổ cực như vậy”.
Cuối ngày, dòng người đang hối hả về nhà khi đợt rét tăng cường của khu vực phía Bắc, thì bên vỉa hè ông Châu vẫn ngủ ngon trên chiếc võng. Nhìn người đàn ông với gương mặt khắc khổ, nằm bên cạnh đường lớn giá rét, bụi bặm, không có lấy một chiếc chăn mỏng để đắp, chúng tôi không khỏi ái ngại. Tiếp cận ông như một vị khách đi xe ôm bình thường, chúng tôi đã có cơ hội để trò chuyện nhiều hơn và để biết vì sao hơn 10 năm qua, ông chọn cách sống “lập dị” cho mình như thế.
“Tôi tên thật là Nguyễn Hữu Châu (SN 1954). Bố tôi là người gốc Thái Lan, mẹ thì quê ở huyện Can Lộc, Hà Tĩnh. Trước đây tôi ở Na Khon, Pha Nôm, Thái Lan”, ông bắt đầu câu chuyện.
Nhấp ngụm trà, ông kể về cuộc đời của mình vất vưởng nay đây, mai đó theo bố mẹ cho đến khi về Việt Nam sinh sống. Qua nhiều nơi ở và học tập khác nhau, năm 1976, sau khi tốt nghiệp trường cơ điện ở Thái Nguyên, ông về công tác tại Nhà máy dệt kim Phú Thọ. Tại đây, ông quen và lấy vợ nhưng cuộc sống gia đình ông không hạnh phúc như mong muốn. “Một phần vì do mâu thuẫn vợ chồng, một phần vì tôi ham chơi cờ bạc nhiều quá”, ông Châu nói.
Năm 1983, đời ông được đánh dấu bởi một bước ngoặt lớn, đó là vì đánh bạc nhiều quá, ông đã vướng vào tù tội khi trộm cắp tài sản của nhà máy để bán lấy tiền. Sau hai năm thụ án, ông vẫn được nhà máy gọi vào làm việc nhưng vì tự ái, xấu hổ ông chọn cho mình con đường đi buôn để kiếm kế sinh nhai.
Những chuyến hàng đêm xuyên các tỉnh phía Tây Bắc cũng đủ để ông kiếm tiền trang trải cho gia đình. Khi có tuổi, ông về mở tiệm sửa xe đạp trên Quốc lộ 2. Được một thời gian, ông nhận thấy việc sửa chữa điện thoại di động sẽ dễ kiếm ra tiền nên tự mày mò rồi mở quán. Sau đó, quán điện thoại này ông nhường lại cho một người con gái, còn mình lấy chiếc xe máy cà tàng chạy xe ôm. Về đêm, dù trời mưa, nắng nóng hay lạnh giá thì ông cũng không về nhà, lúc ngủ bên vỉa hè, lúc chui xuống gầm cầu vượt để trọn giấc qua đêm.
“Đó là thói quen của tôi”
Vừa trò chuyện thỉnh thoảng ông lại đứng dậy đi lại cho đỡ đau chân. “Tôi bị bệnh khớp mấy năm nay rồi. Cứ trái gió, trở trời là nó hành tôi ghê gớm. Cũng muốn đi bệnh viện điều trị mà chẳng có tiền”, ông Châu nói.
Rồi ông kể, làm nghề chạy xe ôm đến nay đã được 12 năm rồi, bây giờ ngày nào nhiều thì được khoảng 100.000 đồng. Số tiền này cũng đủ để ông ăn uống, mưu sinh qua ngày. Trong hơn 10 năm làm xe ôm, ông vẫn “tự hào” khi kể về nghề, đó là chưa bao giờ chở đám thanh niên đi mua ma túy.
“Gần như ngày nào cũng có điện thoại gọi đến chở chúng đi mua ma túy nhưng tôi từ chối hết. Không phải là mình sợ mà mình không thích, không muốn tiếp tay cho thói xấu của đám thanh niên trẻ ấy. Chúng cũng như con mình, cháu mình thôi, khuyên không nghe thì chịu chứ nhất định không tiếp tay”, ông nói.
Theo lời ông, trong hơn 10 năm làm nghề xe ôm, số lần ông ngủ ở nhà gần như đếm trên đầu ngón tay, kể cả ngày lễ, Tết ông vẫn đi làm bình thường. Có chuyến xe ông chạy từ Phú Thọ lên Yên Bái hoặc về Hà Nội. “Những chuyến đi như thế tuy thu nhập khá nhưng mệt lắm. Bây giờ mình cũng có tuổi rồi, không muốn đi nữa, nhưng vì kế mưu sinh nên bắt buộc phải làm”, ông Châu thật thà.
Khi nói về những người con, ông bảo, có con gái đầu đang là giáo viên, người nữa thì làm nghề bán và sửa chữa điện thoại di động. “Không phải tôi bị vợ con đuổi ra ngoài đâu. Nhiều năm làm nghề xe ôm, tôi cứ thích ở ngoài nên thành thói quen thôi. Bây giờ hàng ngày tôi vẫn về nhà tắm rửa rồi đi làm chứ vợ con có đuổi tôi đâu”, ông Châu giải thích về những lời đồn thổi bị vợ con bạo hành.
Khi hỏi về chuyện ông bị con trai đuổi đánh, im lặng hồi lâu, ông Châu ngậm ngùi nói: “Đứa con trai út bị vấn đề về đầu óc nên cũng hay đuổi đánh tôi. Cũng nhiều lần vợ, các con khuyên tôi về nhà sống, nhưng tôi không nghe”, ông tiếp câu chuyện.
Mang chia sẻ của ông, chúng tôi đi lòng vòng, hỏi một vài người bao nhiêu năm qua chứng kiến cảnh sống của ông Châu, ai cũng lắc đầu ngán ngẩm. Bà Vinh, một người bán hoa quả gần đó bảo, “tính ông ấy như vậy nên ai cũng thương. Sống ở ngoài hàng chục năm mà ai hỏi cũng không trách móc vợ con câu nào. Cũng may, dù sống khắc khổ, ngủ vạ vật bên đường nhưng tôi chưa thấy ông ấy ốm bao giờ”.
Hỏi ông việc ngủ ngoài đường chính quyền biết hay không, ông bảo “họ biết hết cả chứ. Tôi bây giờ khổ cực lắm, nhưng mà bên chính quyền cũng không nói gì, hỏi thăm gì cả”.
Liên lạc với ông Bùi Văn Hương, Chủ tịch UBND huyện Gia Cẩm, TP Việt Trì, ông Hương cho biết, “trường hợp này thì tôi không biết được. Tôi đang đi công tác nên có gì trao đổi sau”.
Theo giadinh.net
Các tin khác

Phóng viên Tạp chí Sức khỏe và Môi trường được UBND tỉnh An Giang tặng Bằng khen

Hội Báo toàn quốc 2025: Tôn vinh thành tựu 100 năm Báo chí cách mạng

Phát biểu của Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận TW tại khai mạc Hội báo Toàn quốc

Tây Nam Bộ kháng chiến – Lịch sử qua ống kính

EVN và các đơn vị triển khai công tác đảm bảo điện phục vụ kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2025

Công ty Điện lực Thái Bình triển khai nhiều giải pháp nhằm “Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”

Thực hiện thủ tục hành chính thông suốt khi triển khai chính quyền địa phương 2 cấp

Phân cấp, phân quyền: Giao quyền sâu rộng nhưng không buông lỏng quản lý

Báo chí là tiếng nói của sự thật
Đọc nhiều

Vĩnh Phúc bắt quả tang một cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đang chế biến 22 con lợn dấu hiệu xuất huyết

Bệnh viện Quân y 121, Quân khu 9 gặp mặt các cơ quan báo chí nhân ngày báo chí cách mạng Việt Nam

Trung tâm Phát triển giáo dục Việt An Vĩnh Phúc: Kiến tạo nền tảng vững chắc cho thế hệ tương lai

Quảng Hưng (Quảng Bình): Lợi dụng xây dựng nghĩa trang để khai thác khoáng sản trái phép - Thủ đoạn tinh vi gây nguy hại môi trường

TP. Hồ Chí Minh: Sức khỏe tinh thần cư dân bất ổn sau sự việc bầu Ban quản trị Chung cư Lux Garden - quận 7
Videos
E-magazine Inforgraphic Video

Cảnh báo hành vi giả danh cán bộ thuế, cơ quan thuế để lừa đảo

Phòng ngừa cháy nổ trong dịp Tết Nguyên đán

Bản tin tổng hợp số 8 tháng 11 của Tạp chí Sức khoẻ & Môi trường

Hà Nội (Q.Hà Đông) : Môi trường sống của người dân không được đảm bảo bởi những công trình vi phạm TTXD

Giải pháp giảm thiểu đốt ngoài trời, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp - Cơ hội từ GAHP

Ngành Thép hướng tới tiêu hao nguyên liệu thấp

Chính thức thông cầu phao tạm thay thế cầu Phong Châu (Phú Thọ)

Cách xử lý vệ sinh môi trường sau mùa bão lụt

Tạp chí Sức Khỏe & Môi Trường chia sẻ khó khăn với đồng bào chịu thiệt hại do cơn bão Yagi

Nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng

Sửa đổi Luật Điện lực: yêu cầu xuất phát từ thực tiễn

Chuyển đổi số báo chí: Thực trạng, thách thức và giải pháp

Petrovietnam: Sẵn sàng tâm thế cho chặng đường phát triển mới

Báo chí cách mạng Việt Nam: Ngọn cờ tư tưởng, động lực to lớn góp phần đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới

Biên phòng An Giang đón nhận Huân chương Chiến công hạng Nhì

Nhật ký tuổi vàng: Hành trình theo đuổi hạnh phúc và an yên tại Phương Đông Asahi

Bắc Ninh: Tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Cần Thơ: Họp mặt kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Kế hoạch tổng thể về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người

Đồng chí Phan Huy Vĩnh chủ trì Hội nghị tổng kết công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng tỉnh Vĩnh Phúc nhiệm kỳ 2020-2025

Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng: Báo chí Cách mạng Việt Nam: “Mạch nguồn tri thức - Kết nối niềm tin”

Thẩm quyền của chính quyền địa phương 2 cấp lĩnh vực y, dược cổ truyền

Bộ Y tế: Thu hồi toàn bộ lô thuốc nhỏ mắt, tai Ofleye Drops

Truy tìm các lô thuốc không có nguồn gốc tại nhà thuốc ở Hà Nội

Vấn nạn hàng giả: Nâng chế tài xử phạt, bịt “lỗ hổng” từ khâu quản lý

Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc): Tuyên dương giáo viên và học sinh xuất sắc năm học 2024–2025

Vĩnh Phúc khai mạc Hội thi Thiết bị đào tạo tự làm năm 2025

Trung tâm Phát triển giáo dục Việt An Vĩnh Phúc: Kiến tạo nền tảng vững chắc cho thế hệ tương lai

Science Fair 2025 – Trải nghiệm bổ ích tại “Disneyland khoa học” của Amser
Nổi bật

Báo chí cách mạng Việt Nam: Ngọn cờ tư tưởng, động lực to lớn góp phần đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới

Cần Thơ: Họp mặt kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Kế hoạch tổng thể về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người

Thẩm quyền của chính quyền địa phương 2 cấp lĩnh vực y, dược cổ truyền

ENTECH HANOI 2025 hứa hẹn các giải pháp xanh và thông minh

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
