Tại sao Bác sỹ tường không khai thật?
Bác sỹ Tường tại cơ quan Công an
Trước thông tin về lời khai của 2 đối tượng, bà H., một người bác họ của nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền cho rằng, ở đây có một điều chưa được làm rõ, đó là các đối tượng đã lấy tới 4 chiếc túi nilon và không rõ mục đích sử dụng là gì. Tại sao phải dừng ô tô giữa đường để mua túi như vậy? Nếu là túi đựng đồ bình thường, chắc chắn ở phòng khám thẩm mỹ Cát Tường không thiếu...
Những nhận đình của bà H… không phải không có cơ sở: Bởi theo lời khai của đối tượng Tường cũng không rõ ràng về việc tại sao lại lấy 4 chiếc túi nilon và đã sử dụng những chiếc túi này vào mục đích gì? Chẳng lẽ trong lúc quẫn bách như vậy, Tường vẫn còn bình tĩnh để dừng ô tô, lấy túi để đựng đồ dùng cá nhân?
Nếu tiến trình vụ án vẫn diễn tiến như hiện nay, theo đúng như những gì mà Viện KSND TP Hà Nội phê chuẩn khởi tố ông Nguyễn Mạnh Tường về hai tội danh gồm “vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác” theo điều 242 Bộ luật hình sự và “xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt” theo điều 246 Bộ luật hình sự và cơ quan chức năng không thể tìm thấy xác nạn nhân thì điều này đúng với dự tính và hoàn toàn có lợi cho Nguyễn Mạnh Tường.
Theo Điều 242 quy định: Tội vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác
1. Người nào vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 201 của Bộ luật này, gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ của người khác hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt từ từ bảy năm đến mười lăm năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 246 quy định: Tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt
1. Người nào đào, phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ hoặc có hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
Nếu truy tố theo hai tội danh này, Tường chỉ bị kết án theo quy định tại khoản 1 Điều 242 và khoản 1 điều 246 với mức án không quá 7 năm tù giam!
Vụ việc vẫn có thể sử theo hướng khác:
Theo quy định của pháp luật, việc thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án và khởi tố bị can nằm trong quy định của Tố tụng Hình sự và theo thực tế điều tra vụ án.
Tiến sĩ Đinh Văn Quế (nguyên Chánh tòa Hình sự - Tòa án nhân dân tối cao) cho rằng trong vụ án của bị can Tường, cơ quan Cảnh sát Điều tra và Viện kiểm sát đã quá thận trọng và cẩn thận khi thay đổi quyết định khởi tố.
Việc thay đổi quyết định khởi tố theo điều 242 Bộ luật Hình sự đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009: “Tội vi phạm về quy định khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác” không thỏa mãn dấu hiệu cấu thành tội phạm bởi dấu hiệu về mặt chủ quan của tội phạm này theo bình luận khoa học hình sự của Tiến sĩ Đinh Văn Quế (nguyên Chánh tòa Hình sự - Tòa án nhân dân tối cao) thì người phạm tội thực hiện các hành vi trên là do vô ý nhưng trong vụ án này bị can Tường thực hiện hành vi cố ý phẫu thuật thẩm mỹ hút mỡ, nâng ngực khi không được phép thực hiện.
Tôi cho rằng, hành vi phẫu thuật thẩm mỹ trong khi không được phép thực hiện mà gây chết người của bị can Tường giống như hành vi chủ nhà căng dây điện trần để bảo vệ, trong khi không được phép thực hiện hành vi đó; nhưng khi kẻ trộm xâm nhập bị điện giật chết thì chủ nhà vẫn bị kết án về tội giết người (như vụ án xử cách đây nhiều năm).
Mặt khác, hành vi không đưa nạn nhân đi cấp cứu làm nạn nhân Huyền chết thì việc bị can tước đi mạng sống của nạn nhân bằng cách “không hành động” đã hoàn thành. Như vậy, qua 2 hành vi nêu trên đã đủ yếu tố cấu thành tội giết người theo quy định khoản 2, điều 93 Bộ luật Hình sự nêu trên.
Hành vi phi tang xác nạn nhân là hành vi che dấu tội phạm thuộc tình tiết tăng nặng quy định tại điểm O, khoản 1, điều 48. Do vậy, Tường phải bị truy tố về tội giết người theo quy định tại khoản 1, điều 93 bộ luật Hình sự nêu trên (bất kể có tìm thấy hoặc không tìm thấy xác nạn nhân) là chính xác.
Tuy nhiên, sau này cơ quan Cảnh sát Điều tra vẫn có thể thay đổi các Quyết định khởi tố cho phù hợp với kết quả điều tra cuối cùng. Quyết tâm tìm được xác nạn nhân, ngoài việc để điều tra tiếp vụ án thì còn để gia đình nạn nhân mai táng người bị hại cũng là việc làm rất nhân văn của Công an Hà Nội.
Khoanh vùng tìm xác 100km
Tới thời điểm này, việc tìm xác nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền vẫn đang được cơ quan công an chỉ đạo sát và gia đình đã đưa một nhà ngoại cảm tới nơi nghi ngờ kẻ thủ ác vứt xác nạn nhân.
Các chiến sỹ cảnh sát giao thông đường thủy vẫn miệt mài tìm kiếm xác nạn nhân Huyền
Khu vực tìm kiếm xác nạn nhân là bến đò Văn Đức (Gia Lâm- Hà Nội). Những người tham gia cuộc tìm kiếm này cho rằng với lưu lượng chảy hiện tại của dòng sông thì xác nạn nhân chưa thể trôi xa.
Thượng tá Nguyễn Văn Cương (Phó phòng Cảnh sát giao thông đường thủy), người trực tiếp chỉ đạo việc tìm kiếm, cho biết nhiều trinh sát tinh nhuệ được huy động. Từ hạ lưu cầu Thanh Trì xuôi xuống về hướng tỉnh Hưng Yên, Hà Nam, dài khoảng 100km, phán đoán có bao nhiêu điểm mà khả năng xác nạn nhân dạt vào, Phòng đều cử người túc trực.
Văn Nhiên(tổng hợp)