Tháng 7/2019 là tháng nóng nhất trong lịch sử

Theo dõi suckhoemoitruong.com.vn trên
SK&MT - Ngày 5/8, Cơ quan Biến đổi khí hậu Copernicus thuộc Liên minh châu Âu (EU) công bố báo cáo cho thấý, nhiệt độ trung bình trong tháng 7/2019 tăng cao nhất so với các mốc từ năm 1981 đến 2010 ở khu vực Alaska, Greenland, Siberia, Trung Á, Iran và một vùng rộng lớn ở Nam Cực. Nhiệt độ tại phần lớn lục địa châu Phi và châu Đại Dương đều tăng cao hơn so với mức trung bình.

Trên toàn cầu, nhiệt độ trong tháng 7 năm nay cao hơn 0,04 độ C so với tháng nóng kỷ lục trước đây là tháng 7/2016. Tuy nhiên, mức kỷ lục mới được thiết lập này đáng chú ý hơn bởi năm 2016 là năm nóng nhất trong lịch sử do Trái Đất chịu tác động của hiện tượng thời tiết El Nino làm tăng nhiệt độ toàn cầu, bên cạnh nguyên nhân từ các loại khí thải gây hiệu ứng nhà kính được xả vào bầu khí quyển do hoạt động tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch.

Cụ thể, trên toàn châu Âu, trong đợt nắng nóng trong tháng 7 vừa qua, nhiều mức kỷ lục đã được thiết lập, thậm chí tại các khu vực như Bắc Cực cũng ghi nhận nhiệt độ tăng cao bất thường. Ông Jason Box, Nhà nghiên cứu địa cực ở Đại học Ohio (Mỹ) cho biết: “Tháng 7 này chúng tôi thấy tín hiệu rõ rệt của biến đổi khí hậu, sự tăng nhiệt toàn cầu. Bắc cực đang thực sự nóng lên, nguyên nhân là do có quá nhiều carbon dioxide trong khí quyển”.

Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cảnh báo giai đoạn từ ​2015 đến 2019 sẽ là khoảng thời gian 5 năm nóng nhất từng được ghi nhận trong lịch sử. WMO cho hay, riêng tháng 7/2019 là tháng nóng nhất trong lịch sử (so với các tháng 7 của các năm trước đó). Kỷ lục này xác lập sau khi tháng 6 của năm 2019 cũng trở thành tháng nóng nhất trong lịch sử.

Tháng 7/2019 là tháng nóng nhất trong lịch sử

Đây không phải là khoa học viễn tưởng. Đây là hiện thực đáng sợ của biến đổi khí hậu. Nó đang xảy ra ngay bây giờ và ngày một xấu đi trong tương lai, bất chấp các hành động khẩn cấp về khí hậu để cứu lấy Trái Đất của con người." - Tổng thư ký của WMO Petteri Taalas lên tiếng.

Năm 2019 chứng kiến nhiệt độ tăng kỷ lục ở nhiều quốc gia trên toàn cầu. Những kỷ lục về nhiệt độ này đang chứng minh dự báo “2019 có thể là năm nóng nhất trong lịch sử khí tượng” của các chuyên gia khí hậu là đúng đắn.

Sóng nhiệt, các đợt nắng nóng khắc nghiệt đang gây nên những trận hỏa hoạn tàn phá các cánh rừng rộng lớn ở Siberia, các khối băng khổng lồ tại Greenland đang tan chảy với tốc độ kỷ lục, nguy cơ hạn hán ngày càng nghiêm trọng tại Trung và Đông Âu...

Riêng châu Âu, châu lục vốn có khí hậu ôn hòa này đã phải liên tiếp hứng chịu các đợt nắng nóng khác thường, phá vỡ mọi nền nhiệt đã từng tồn tại trước đó. Nghiêm trọng nhất là ở Pháp, Ý, Hà Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Anh...

Những gì chúng ta đang được chứng kiến về sóng nhiệt và nắng nóng kỷ lục ở châu Âu là minh chứng cho thấy đã đến lúc chúng ta hiểu lại về các mô hình khí hậu có thể xảy ra ở bất cứ khu vực nào trên thế giới. Nắng nóng, mưa bão, sự nóng lên toàn cầu... giờ đã không bỏ sót bất cứ khu vực nào trên Trái Đất!

Tháng nóng này cũng khiến lượng băng tan ở Greenland lên mức kỷ lục, đổ xuống Đại Tây Dương 197 tỷ tấn nước chỉ trong tháng 7, đủ để nước biển toàn cầu dâng thêm 0,5 mm.

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, António Guterres, người đang kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới tham gia một Hội nghị thượng đỉnh khí hậu đặc biệt vào tháng 9 tới, cho biết các mùa trong năm đang đi chệch với quỹ đạo thông thường của chúng một cách đáng báo động. Mùa hè thì ngày càng gay gắt, mùa đông thì có nơi vô cùng khắc nghiệt có nơi lại ấm bất thường...

Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) đưa ra dự báo thời tiết mùa mưa bão 2019 rằng: Mùa bão 2019 ở Thái Bình Dương bắt đầu từ ngày 1/6 đến 30/11. Do tác động của El Nino, các cơn bão có xu hướng di chuyển về phía Tây Thái Bình Dương. Điều này có nghĩa là các quốc gia ở Đông Nam Á, Australia... có khả năng chịu nhiều bão hơn so với các khu vực còn lại ở Đông và trung tâm Thái Bình Dương.

Theo công trình nghiên cứu của tập thể các nhà khí tượng học và khí hậu học thuộc Văn phòng khí tượng MET (Anh), Đại học Oxford (Anh) và các tổ chức khí hậu khác ở châu Âu, nguyên nhân khiến nhiệt độ cao bất thường trên toàn cầu không phải vì năm 2019 này xuất hiện hiện tượng El Nino (thường khiến nhiệt độ toàn cầu tăng), mà là vì sự nóng lên toàn cầu bị thúc đẩy bởi lượng lớn khí thải CO2 tăng ồ ạt từ các hoạt động quá tải của con người (giao thông, sản xuất công nghiệp, đốt rừng, sinh hoạt, dân số tăng...). Bao nhiêu yếu tố (hợp thành biến đổi khí hậu nhân tạo) này đã cùng 'phát huy' tác hại của chúng, làm trầm trọng thêm các đợt nắng nóng diễn ra trên toàn cầu thời gian qua.

Tập thể các tác giả nhận định, thế kỷ 21 chứng kiến những hậu quả đáng sợ từ khí hậu, từ thiên nhiên, mà nguyên nhân lại đến từ chính con người và các hoạt động sinh sống của chúng ta. Nếu không sửa sai, e rằng cái giá mà chúng ta phải trả sẽ rất đắt!

Tháng 7/2019 là tháng nóng nhất trong lịch sử

Người dân tại Paris (Pháp) tránh nóng tại các vòi phun nước ở gần tháp Eiffel.

Nhiệt độ quá cao hay quá thấp đều ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, đến kinh tế và các hoạt động khác. Thậm chí, các chuyên gia phải nói rằng, loài người hiện đại đang đối mặt với cuộc “khủng hoảng khí hậu” thay vì biến đổi khí hậu như trước đây, để thể hiện sự cấp bách của vấn đề quy mô toàn thế giới này.

"Giờ không còn là 'biến đổi khí hậu' nữa, thứ mà thế giới đang đối mặt chính là 'khủng hoảng khí hậu" - Thượng nghị sĩ Mỹ Kamala Harris phát biểu trên The Guardian (Anh).

Về mặt khoa học, thuật ngữ 'biến đổi khí hậu' để chỉ sự thay đổi thực sự của khí hậu, nhưng thuật ngữ này quá nhẹ để mô tả mối đe dọa đang hiện hữu trên hành tinh mà (mặt trái) khí hậu mang lại. Phải hiểu rằng, không tự nhiên mà giới khoa học xếp 'biến đổi khí hậu' có nguy cơ tàn phá sự sống hành tinh, sánh ngang với chiến tranh hạt nhân hay thiên thạch khổng lồ tấn công Trái Đất.

Có thể nói, giới khoa học khí hậu thế giới đã mòn mỏi nhắc đi nhắc lại vấn đề về biến đổi khí hậu rất nhiều lần. Đối với nhiều người, đó là một vấn đề gì đó rất vĩ mô, rất xa vời.

Đúng là biến đổi khí hậu rất vĩ mô bởi tác động của nó có phạm vi ảnh hưởng trên toàn cầu, nhưng ít ai hiểu rằng, việc chúng ta đang chịu đựng những cái nắng nóng gay gắt, bất thường vào mùa hè; chịu đựng cái lạnh giá buốt mùa đông; những trận bão/siêu bão lớn, bất thường, khó dự đoán; những trận cháy rừng diện rộng... tất cả chúng đều là hệ quả 'có thể nhìn rõ' từ biến đổi khí hậu.

Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) đưa ra một dẫn chứng, một sự kiện El Nino mạnh từ năm 1997 đến năm 1998 đã cướp đi 24.000 sinh mạng trên toàn cầu, gây thiệt hại kinh tế lên đến 34 tỷ USD.

Xa hơn nữa, biến đổi khí hậu và nóng lên toàn cầu có thể khiến nước biển xâm lấn đất đai; gây khủng hoảng lương thực và nước sạch.

Chỉ vài thập niên tới thôi, những vấn nạn này sẽ trở nên nhức nhối và cấp bách hơn bao giờ hết. Điều này đặt ra câu hỏi: Liệu con người hành động ngay bây giờ có đủ thời gian để cứu Trái Đất?

Bốn năm trước, ở Paris, các lãnh đạo thế giới đặt mục tiêu ngăn không cho Trái Đất nóng lên thêm 2 độ C. Nhưng cam kết của các nước cho đến nay quá khiêm tốn để đạt mục tiêu đó.

“Nếu chúng ta không hành động vì biến đổi khí hậu ngay bây giờ, thời tiết cực đoan như thế này mới chỉ là phần nổi của tảng băng chìm”, Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres đưa ra lời kêu gọi vào tuần trước.

Linh Đức

Các tin khác

Lãnh đạo Liên Hợp Quốc, các quốc gia, các đảng viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lãnh đạo Liên Hợp Quốc, các quốc gia, các đảng viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ngày 24/7, các nhà lãnh đạo LHQ và Đại sứ các nước tại LHQ đã tới viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ ở New York (Mỹ). Đại sứ quán Việt Nam tại các nước đã mở sổ tang, tổ chức lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Lãnh đạo các quốc gia đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc thông qua nghị quyết về biến đổi khí hậu và quyền con người

Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc thông qua nghị quyết về biến đổi khí hậu và quyền con người

(SK&MT) - Nghị quyết về biến đổi khí hậu và quyền con người được Việt Nam, Bangladesh và Philippines giới thiệu từ năm 2008. Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Nghị quyết năm 2024 về biến đổi khí hậu và quyền con người với chủ đề chuyển đổi công bằng.
Hàn Quốc ghi nhận hàng trăm vụ cháy liên quan pin xe máy điện

Hàn Quốc ghi nhận hàng trăm vụ cháy liên quan pin xe máy điện

Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Cơ quan Cứu hỏa quốc gia Hàn Quốc ngày 12-6 cho biết pin được sử dụng cho xe máy điện là nguyên nhân gây ra 467 vụ hỏa hoạn tại nước này từ năm 2019 đến năm 2023.
WHO: Số ca bệnh sởi đang gia tăng khắp châu Âu năm thứ hai liên tiếp

WHO: Số ca bệnh sởi đang gia tăng khắp châu Âu năm thứ hai liên tiếp

Trong 3 tháng đầu năm nay, tổng cộng có 56.634 ca mắc bệnh sởi và 4 trường hợp tử vong đã được ghi nhận tại 45 trong số 53 quốc gia thành viên thuộc WHO khu vực châu Âu.
Mỹ: Hãng Igloo thu hồi hàng chục nghìn bình giữ nhiệt Igloo dành cho trẻ em

Mỹ: Hãng Igloo thu hồi hàng chục nghìn bình giữ nhiệt Igloo dành cho trẻ em

(SK&MT) - Ủy ban An toàn sản phẩm tiêu dùng Mỹ (CPSC) cho biết lớp vỏ silicon trên ống hút của bình giữ nhiệt dành cho trẻ em nhãn hiệu Igloo có thể bong ra khi đang sử dụng, có nguy cơ khiến trẻ ngạt thở.
Mỹ cảnh báo dùng sữa tươi khi bò sữa nhiễm cúm gia cầm H5N1

Mỹ cảnh báo dùng sữa tươi khi bò sữa nhiễm cúm gia cầm H5N1

(SK&MT) - Giới chức y tế Mỹ đã khuyến cáo người tiêu dùng tránh uống sữa tươi chưa qua tiệt trùng trong bối cảnh cúm gia cầm H5N1 đã lây lan ở các đàn bò sữa.
UNESCO cảnh báo tình trạng bạo lực nhằm vào các nhà báo môi trường

UNESCO cảnh báo tình trạng bạo lực nhằm vào các nhà báo môi trường

Từ năm 2009-2023, có ít nhất 749 nhà báo và cơ quan truyền thông đưa tin về các vấn đề môi trường đã trở thành mục tiêu của các vụ sát hại, giam giữ, quấy rối trực tuyến hoặc tấn công pháp lý.
Thảm họa mưa lớn và lở đất ở Brazil

Thảm họa mưa lớn và lở đất ở Brazil

(SK&MT) - Chính quyền bang Rio Grande do Sul đã ban bố tình trạng khẩn cấp sau khi ít nhất 29 người thiệt mạng và 60 người mất tích trong thảm họa mưa lớn và lở đất tại bang miền Nam Brazil này.
Nga công bố tiêu chuẩn mới trong điều trị bệnh hô hấp do virus

Nga công bố tiêu chuẩn mới trong điều trị bệnh hô hấp do virus

Theo tiêu chuẩn mới, việc đo nồng độ ôxy trong mạch máu được đưa vào danh sách các biện pháp trong điều trị các bệnh viêm đường hô hấp cấp.
Robot giúp bảo tồn Rạn San hô Great Barrier

Robot giúp bảo tồn Rạn San hô Great Barrier

(SK&MT) - Dự án robot của Australia là một phần thiết yếu trong bộ công cụ công nghệ cần thiết để mở rộng quy mô phục hồi và hỗ trợ Rạn San hô Great Barrier đối phó tốt hơn với tác động của biến đổi khí hậu.
Xem thêm
giai phap giam thieu dot ngoai troi su dung thuoc bao ve thuc vat trong nong nghiep co hoi tu gahp
nganh thep huong toi tieu hao nguyen lieu thap
chinh thuc thong cau phao tam thay the cau phong chau phu tho
cach xu ly ve sinh moi truong sau mua bao lut
ta p chi suc khoe moi truong chia se kho khan voi dong bao chiu thiet hai do con bao yagi
thai nguyen gong minh vuot qua trong con lu lich su
thuc trang o nhiem moi truong tu du an xay dung tro thanh noi lo hien huu cua nguoi dan tai hung yen
bo y te ra khuyen cao phong chong dich dau mua khi
hung yen thuc tien chat luong cong trinh du an chua dam bao anh huong den moi truong doi song nhan dan
ban tin tong hop suc khoe moi truong so 7 thang 8

24h

Lãnh đạo Liên Hợp Quốc, các quốc gia, các đảng viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lãnh đạo Liên Hợp Quốc, các quốc gia, các đảng viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ngày 24/7, các nhà lãnh đạo LHQ và Đại sứ các nước tại LHQ đã tới viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ ở New York (Mỹ). Đại sứ quán Việt Nam tại các nước đã mở sổ tang, tổ chức lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Hàn Quốc ghi nhận hàng trăm vụ cháy liên quan pin xe máy điện

Hàn Quốc ghi nhận hàng trăm vụ cháy liên quan pin xe máy điện

Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Cơ quan Cứu hỏa quốc gia Hàn Quốc ngày 12-6 cho biết pin được sử dụng cho xe máy điện là nguyên nhân gây ra 467 vụ hỏa hoạn tại nước này từ năm 2019 đến năm 2023.
Mỹ cảnh báo dùng sữa tươi khi bò sữa nhiễm cúm gia cầm H5N1

Mỹ cảnh báo dùng sữa tươi khi bò sữa nhiễm cúm gia cầm H5N1

(SK&MT) - Giới chức y tế Mỹ đã khuyến cáo người tiêu dùng tránh uống sữa tươi chưa qua tiệt trùng trong bối cảnh cúm gia cầm H5N1 đã lây lan ở các đàn bò sữa.
Thảm họa mưa lớn và lở đất ở Brazil

Thảm họa mưa lớn và lở đất ở Brazil

(SK&MT) - Chính quyền bang Rio Grande do Sul đã ban bố tình trạng khẩn cấp sau khi ít nhất 29 người thiệt mạng và 60 người mất tích trong thảm họa mưa lớn và lở đất tại bang miền Nam Brazil này.
Hội nghị trù bị COP29: Tăng hợp tác quốc tế hướng tới mục tiêu khí hậu toàn cầu

Hội nghị trù bị COP29: Tăng hợp tác quốc tế hướng tới mục tiêu khí hậu toàn cầu

Hội nghị đã thảo luận và thúc đẩy những vấn đề then chốt như các biện pháp thích ứng và những chiến lược hỗ trợ cộng đồng chịu ảnh hưởng biến đổi khí hậu trước khi COP29 diễn ra vào tháng 11.
Cháy rừng dữ dội làm gia tăng hiện tượng Trái Đất nóng lên

Cháy rừng dữ dội làm gia tăng hiện tượng Trái Đất nóng lên

(SK&MT) - Theo nghiên cứu, mặt đất nóng lên do cháy rừng ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng tái sinh rừng và thành phần các loài trong rừng, đồng thời thúc đẩy sự sụt giảm của lớp băng vĩnh cửu.
Cường độ bão mạnh hơn do tác động của biến đổi khí hậu

Cường độ bão mạnh hơn do tác động của biến đổi khí hậu

(SK&MT) - Tổ chức World Weather Attribution (WWA) cho biết biến đổi khí hậu đã làm gia tăng lượng mưa và sức gió khi bão Gaemi đổ bộ khiến hàng chục người thiệt mạng khắp Philippines, Đài Loan (Trung Quốc) và Trung Quốc đại lục trong năm nay.
Cần Thơ: Tổ chức phát động phong trào thi đua hoàn thiện dự án Đường ống Lô B - Ô Môn

Cần Thơ: Tổ chức phát động phong trào thi đua hoàn thiện dự án Đường ống Lô B - Ô Môn

Cần Thơ: Tổ chức phát động phong trào thi đua hoàn thiện dự án Đường ống Lô B - Ô Môn
Cụ ông 80 tuổi được cứu sống do các cục máu đông làm tắc động mạch

Cụ ông 80 tuổi được cứu sống do các cục máu đông làm tắc động mạch

(SK&MT) - Ngày 6/4/2022, Bệnh viện (BV) Quân y 87 tiếp nhận bệnh nhân N.X.T (80 tuổi, trú tại TP. Nha Trang) trong tình trạng mệt, thở nhanh, gắng sức, yếu tay trái, mạch tay trái không bắt được, huyết áp cao, thở oxy qua máy, SpO2 94%. Bệnh nhân T. cho biết, ban đầu thấy cẳng và bàn tay trái khô, nhăn nheo, lạnh và đau nhức. Sau đó lan lên cả cánh tay trái nên vào khám và điều trị. Kết quả chụp MSCT cho thấy hình ảnh huyết khối (cục máu đông) gây tắc hoàn toàn đoạn xa động mạch nách, đoạn gần và đoạn xa động mạch cánh tay trái, tắc động mạch trụ trái. Sau đó, BV Quân y 87 chuyển bệnh nhân đến BV Đa khoa (ĐK) tỉnh Khánh Hòa để tiếp tục điều trị.
Sau đại dịch gia lương thực tăng vọt

Sau đại dịch gia lương thực tăng vọt

(SK&MT) - Theo sau đại dịch, giá lương thực thế giới chạm ngưỡng cao nhất một thập kỷ đang khiến nhiều người dân châu Á lao đao lo cho từng bữa cơm gia đình.
WHO: Châu Âu đối mặt với “mùa đông thách thức”

WHO: Châu Âu đối mặt với “mùa đông thách thức”

(SK&MT) - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm 23/11 dự báo châu Âu sẽ đối mặt "mùa đông thách thức" trong bối cảnh số ca Covid-19 tăng cao. Tổ chức này cho rằng số ca tử vong do Covid-19 tại châu Âu có thể lên tới 2,2 triệu người tính đến 1/3/2022, tăng thêm 700.000 người nữa, nếu không kiểm soát được xu hướng gia tăng ca nhiễm hiện nay.
Vì sao Ấn Độ có ít nguy cơ bị tàn phá bởi làn sóng dịch COVID-19 thứ 3?

Vì sao Ấn Độ có ít nguy cơ bị tàn phá bởi làn sóng dịch COVID-19 thứ 3?

(SK&MT) - Dù có nhiều yếu tố có thể gây ra làn sóng dịch COVID-19 nhưng các chuyên gia cho rằng một đợt dịch có sức tàn phá mạnh mới khó có thể xảy ra tại Ấn Độ.
Bệnh đậu mùa khỉ bùng phát tại châu Phi, WHO có thể công bố tình trạng khẩn cấp

Bệnh đậu mùa khỉ bùng phát tại châu Phi, WHO có thể công bố tình trạng khẩn cấp

(SK&MT) - Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 4/8 cho biết đang cân nhắc thành lập một ủy ban chuyên gia để đưa ra đánh giá về khả năng tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu đối với bệnh đậu mùa khỉ đang hoành hành tại châu Phi.
WHO: Số ca bệnh sởi đang gia tăng khắp châu Âu năm thứ hai liên tiếp

WHO: Số ca bệnh sởi đang gia tăng khắp châu Âu năm thứ hai liên tiếp

Trong 3 tháng đầu năm nay, tổng cộng có 56.634 ca mắc bệnh sởi và 4 trường hợp tử vong đã được ghi nhận tại 45 trong số 53 quốc gia thành viên thuộc WHO khu vực châu Âu.
UNESCO cảnh báo tình trạng bạo lực nhằm vào các nhà báo môi trường

UNESCO cảnh báo tình trạng bạo lực nhằm vào các nhà báo môi trường

Từ năm 2009-2023, có ít nhất 749 nhà báo và cơ quan truyền thông đưa tin về các vấn đề môi trường đã trở thành mục tiêu của các vụ sát hại, giam giữ, quấy rối trực tuyến hoặc tấn công pháp lý.
Nga công bố tiêu chuẩn mới trong điều trị bệnh hô hấp do virus

Nga công bố tiêu chuẩn mới trong điều trị bệnh hô hấp do virus

Theo tiêu chuẩn mới, việc đo nồng độ ôxy trong mạch máu được đưa vào danh sách các biện pháp trong điều trị các bệnh viêm đường hô hấp cấp.