Thế giới đóng góp 8,8 tỷ USD để phát triển vaccine ngừa Covid-19
Thủ tướng Anh B.Johnson phát biểu khai mạc Hội nghị thượng đỉnh vaccine toàn cầu 2020.
Hội nghị trực tuyến này thu hút sự tham gia của đại diện đến từ 52 quốc gia, trong đó có 35 nguyên thủ quốc gia, các nhà lãnh đạo của tổ chức y tế toàn cầu, khu vực tư nhân, nhà sản xuất vaccine.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Thủ tướng Anh Boris Johnson hối thúc các quốc gia và tổ chức cam kết tài trợ hoạt động tiêm chủng để cứu sống hàng triệu người tại những nước nghèo nhất và bảo vệ thế giới khỏi các đợt bùng phát bệnh lây nhiễm trong tương lai. Ông Johnson cho rằng, hội nghị này là dịp để thế giới đoàn kết trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh. “Tôi kêu gọi các bạn cùng với chúng tôi củng cố liên minh có nhiệm vụ cứu người này và mở ra kỷ nguyên mới trong hợp tác y tế toàn cầu”, Thủ tướng Anh nói.
Hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Anh, 32 chính phủ và 12 quỹ, tập đoàn, tổ chức đã quyết định ủng hộ GAVI 8,8 tỷ USD, đồng thời đưa ra các cam kết mang tính lịch sử. Là nhà tài trợ lớn nhất của GAVI, Anh cam kết ủng hộ liên minh này hơn hai tỷ bảng trong vòng năm năm tới. Những nhà tài trợ hàng đầu khác gồm Quỹ Bill & Melinda Gates, các nước châu Âu như Na Uy và Đức. Tám nước cam kết đóng góp cho GAVI lần đầu tiên gồm Bhutan, Burkina Faso, Cameroon, Phần Lan, Hy Lạp, New Zealand, Bồ Đào Nha và Uganda.
Khoản tiền vừa được các nhà lãnh đạo cam kết quyên góp sẽ giúp 300 triệu trẻ em ở các quốc gia nghèo nhất miễn dịch với những bệnh như sởi, bại liệt và bạch hầu từ nay cho đến cuối năm 2025. Số tiền nêu trên cũng sẽ hỗ trợ các hệ thống y tế trên thế giới chống lại ảnh hưởng của dịch Covid-19 và duy trì hạ tầng cần thiết để sản xuất vaccine ngừa Covid-19 trên phạm vi toàn cầu.
Trong khi thế giới đang tập trung ứng phó Covid-19, GAVI, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cảnh báo, đại dịch Covid-19 đang làm gián đoạn nhiều chương trình tiêm chủng quan trọng khiến 80 triệu trẻ em dưới một tuổi đang phải đối mặt với các dịch bệnh nguy hiểm.
Theo các chuyên gia y tế, nếu thế giới để virus SARS-CoV-2 lây lan tại các nước đang phát triển thì trong tương lai làn sóng lây nhiễm có thể sẽ lan tới các nước phát triển. Nếu một loại vaccine ngừa virus SARS-CoV-2 một cách an toàn và có hiệu quả ra đời thì GAVI sẽ đóng vai trò phân phối vaccine khắp thế giới.
Châu Âu, một trong những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch Covid-19, vẫn đang tìm giải pháp ứng phó với dịch bệnh khó lường này, trong đó có mục tiêu phát triển vaccine.
Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn cho rằng, Liên hiệp châu Âu (EU) phải giữ vai trò lãnh đạo và tham gia nhiều hơn về mặt tài chính. Ông cũng khẳng định, đây sẽ là một trong những ưu tiên của Đức khi nước này tiếp nhận vị trí Chủ tịch luân phiên của EU từ ngày 1/7 tới. Berlin và Paris đã nhất trí thúc đẩy năng lực nghiên cứu, phát triển vaccine và phương pháp điều trị Covid-19, thiết lập các kho dự trữ chiến lược chung sản phẩm y tế, tăng cường năng lực sản xuất những sản phẩm này tại EU.
L.Đ
Các tin khác

COP29 và những cam kết cho mục tiêu giảm khí thải nhà kính

EU công bố kế hoạch hợp tác giảm phát thải methane tại COP29

Khai mạc Phiên cấp cao Hội nghị COP16- Cam kết mạnh mẽ từ các nhà lãnh đạo

Hội nghị trù bị COP29: Tăng hợp tác quốc tế hướng tới mục tiêu khí hậu toàn cầu

Cháy rừng dữ dội làm gia tăng hiện tượng Trái Đất nóng lên

Cường độ bão mạnh hơn do tác động của biến đổi khí hậu

Cần Thơ: Tổ chức phát động phong trào thi đua hoàn thiện dự án Đường ống Lô B - Ô Môn

ASEAN ra mắt Chương trình Phòng chống các bệnh truyền nhiễm qua đường không khí (AIDP)

Bệnh đậu mùa khỉ bùng phát tại châu Phi, WHO có thể công bố tình trạng khẩn cấp
Đọc nhiều

Trang bị hệ thống máy nội soi Olympus EVIS X1 CV1500 hiện đại nhất trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý tiêu hoá

Trường THCS Linh Đàm chú trọng xây dựng không gian học tập xanh

Tưng bừng Lễ hội chọi trâu truyền thống xã Hải Lựu 2025: "Ông Cầu" số 20 vô địch

Cần Thơ khai trương Bệnh viện Đa khoa quy mô 155 giường nội trú

Hội làng Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội: Nơi lưu giữ văn hóa làng xã
Videos
E-magazine Inforgraphic Video

Cảnh báo hành vi giả danh cán bộ thuế, cơ quan thuế để lừa đảo

Phòng ngừa cháy nổ trong dịp Tết Nguyên đán

Bản tin tổng hợp số 8 tháng 11 của Tạp chí Sức khoẻ & Môi trường

Hà Nội (Q.Hà Đông) : Môi trường sống của người dân không được đảm bảo bởi những công trình vi phạm TTXD

Giải pháp giảm thiểu đốt ngoài trời, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp - Cơ hội từ GAHP

Ngành Thép hướng tới tiêu hao nguyên liệu thấp

Chính thức thông cầu phao tạm thay thế cầu Phong Châu (Phú Thọ)

Cách xử lý vệ sinh môi trường sau mùa bão lụt

Tạp chí Sức Khỏe & Môi Trường chia sẻ khó khăn với đồng bào chịu thiệt hại do cơn bão Yagi

Thái Nguyên "gồng mình" vượt qua trong cơn lũ lịch sử

Nhiều chương trình hấp dẫn đón Xuân Ất Tỵ tại Cantho Eco Resort

Trung Quốc: Số ca mắc bệnh lý đường hô hấp tiếp tục tăng

Lãnh đạo Liên Hợp Quốc, các quốc gia, các đảng viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Hàn Quốc ghi nhận hàng trăm vụ cháy liên quan pin xe máy điện

COP29: 300 tỷ USD một năm chi cho biến đổi khí hậu là quá ít

COP29 và những cam kết cho mục tiêu giảm khí thải nhà kính

EU công bố kế hoạch hợp tác giảm phát thải methane tại COP29

Hội nghị trù bị COP29: Tăng hợp tác quốc tế hướng tới mục tiêu khí hậu toàn cầu

Cụ ông 80 tuổi được cứu sống do các cục máu đông làm tắc động mạch

Sau đại dịch gia lương thực tăng vọt

WHO: Châu Âu đối mặt với “mùa đông thách thức”

Vì sao Ấn Độ có ít nguy cơ bị tàn phá bởi làn sóng dịch COVID-19 thứ 3?

Khai mạc Phiên cấp cao Hội nghị COP16- Cam kết mạnh mẽ từ các nhà lãnh đạo

Bệnh đậu mùa khỉ bùng phát tại châu Phi, WHO có thể công bố tình trạng khẩn cấp

WHO: Số ca bệnh sởi đang gia tăng khắp châu Âu năm thứ hai liên tiếp

UNESCO cảnh báo tình trạng bạo lực nhằm vào các nhà báo môi trường
Nổi bật

Thủ tướng Singapore thăm chính thức Việt Nam

Thủ tướng phát động phong trào 'Bình dân học vụ số' toàn dân

Nuôi trồng thủy sản với mục tiêu giảm thiểu tác động đến môi trường

Nhịp đập nơi vùng biên - Kỳ 2: Hà Tiên – trung tâm kinh tế vùng biên

Nhịp đập nơi vùng biên - Kỳ 1: Phát huy tiềm năng, thế mạnh khu vực vùng biên

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
