Thủ tướng Chính phủ: Bảo vệ tốt trẻ không chỉ vì tương lai đất nước
Phát biểu tại sự kiện, Thủ tướng nêu rõ, cùng với việc mở cửa trường học trở lại trên phạm vi cả nước, đây là sự kiện quan trọng, có ý nghĩa xã hội thiết thực, ý nghĩa nhân văn sâu sắc, cao cả, góp phần khẳng định quyết tâm lớn của Đảng và Nhà nước ta trong việc nâng cao chất lượng hoạt động chăm sóc, bảo vệ trẻ em, học sinh, dành những tình cảm tốt đẹp nhất có thể cho thế hệ tương lai - thế hệ góp phần quan trọng quyết định sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước trong những năm tới, những thập kỷ tới.
Đối với mỗi người trong chúng ta và cả xã hội, sức khỏe luôn là vốn quý nhất. Đặc biệt, đối với gần 23 triệu trẻ em, học sinh, công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho các cháu lại càng quan trọng, bởi đây là thế hệ tương lai của đất nước chúng ta. Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe các cháu là trách nhiệm không chỉ của gia đình, mà còn của cộng đồng, của toàn xã hội và cả hệ thống chính trị.
Những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm tới giáo dục, đào tạo và bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của nhân dân nói chung và sức khỏe học đường nói riêng. Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 25/10/2017 về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, trong đó có sức khỏe của học sinh các cấp.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, chăm sóc, bảo vệ tốt nhất trẻ em không chỉ vì tương lai của đất nước mà còn hơn thế nữa
Nhiều chiến lược, kế hoạch, đề án, chương trình liên quan đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (Đề án tổng thể về giáo dục thể chất và thể thao trường học, Chương trình Sức khỏe Việt Nam, Đề án về bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên…; và gần đây nhất là Chương trình y tế trường học, Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng được ban hành đầu năm 2022).
Cùng với sự nỗ lực của ngành giáo dục, y tế, thể dục, thể thao và các bộ, ban, ngành, địa phương; sự tham gia, hỗ trợ, phối hợp tích cực của các tổ chức trong nước và quốc tế, các cá nhân, từng gia đình và nhà trường đã góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm, cải thiện đáng kể điều kiện học tập, chăm sóc sức khỏe cho trẻ em, học sinh, nhất là về dinh dưỡng, thể chất, điều kiện vệ sinh trường học, dự phòng bệnh tật học đường; đặc biệt là phòng chống dịch Covid-19 hiện nay.
Một trong những hạn chế chúng ta nhìn thấy rõ là điều kiện các nhà vệ sinh trong trường học chưa đáp ứng yêu cầu, kể cả ở những thành phố lớn. "Ngay cả cách gọi nhà vệ sinh là 'công trình phụ' cũng đã cho thấy nhận thức, sự quan tâm không đầy đủ tới vấn đề nhà vệ sinh trường học", Thủ tướng chia sẻ.
Điều kiện rèn luyện thể chất hạn chế, ảnh hưởng đến việc rèn luyện sức khỏe của các cháu, nhất là các môn liên quan đến kỹ năng sinh tồn của trẻ như bơi lội, phòng tránh thiên tai… Hằng năm vẫn còn hàng nghìn trẻ em bị đuối nước. Đây là vấn đề mà chính quyền các cấp cần có giải pháp kịp thời, hiệu quả. Chương trình học cho trẻ còn nặng về kiến thức và thiếu các kỹ năng sống. Điều đó ảnh hưởng đến tâm sinh lý của trẻ và gây áp lực cho trẻ.
Theo Thủ tướng, những hạn chế nêu trên có một số nguyên nhân chủ quan, khách quan. Nhận thức về tầm quan trọng của sức khỏe học đường, về chăm sóc sức khỏe cho học sinh vẫn chưa thực sự toàn diện, tổng thể, liên thông, nhất là về sức khỏe tinh thần, có lúc, có nơi còn chưa đầy đủ; chưa có sự quan tâm, đầu tư xứng tầm cho công tác này. Việc bảo đảm dinh dưỡng và an toàn thực phẩm trong trường học còn khó khăn, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.
Đặc biệt, Thủ tướng nhấn mạnh, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng trực tiếp và gián tiếp đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của học sinh, trẻ em. Trên thế giới, dữ liệu gần đây của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), cứ 7 em thì có ít nhất 1 em trong tổng số trẻ em trên toàn cầu bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các đợt phong tỏa. Hơn 1,6 tỷ trẻ em phải hứng chịu những thiệt hại nhất định về giáo dục.
Tại Việt Nam, những đợt giãn cách, tăng cường giãn cách xã hội và việc hạn chế di chuyển khi chưa có đủ vaccine, thuốc, chưa hiểu hết về biến chủng Delta, năng lực y tế còn hạn chế… đã khiến nhiều trẻ em, học sinh phải trải qua những ngày tháng khó khăn khi phải rời xa gia đình, bạn bè, trường lớp, thầy cô, rời xa những không gian, những trò vui đùa của tuổi thơ. Các cháu ít được vận động ngoài trời, thiếu tương tác xã hội, không được giao lưu với bạn đồng lứa. Đặc biệt, nhiều cháu phải trải qua những mất mát quá lớn, hàng nghìn cháu nhỏ rơi vào hoàn cảnh mồ côi, mất đi sự yêu thương, quan tâm, chăm sóc của cha mẹ, người thân. Dịch COVID-19 đã bước sang năm thứ ba, và đang tiếp tục tác động nặng nề lên sức khỏe tinh thần cũng như điều kiện sống của trẻ em và thanh thiếu niên.
Trên cơ sở nhận thức và xác định rõ những hạn chế, khó khăn, thách thức và nguyên nhân nêu trên, ngày 2/10/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1660/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Sức khỏe học đường giai đoạn 2021-2025; giao nhiệm vụ cho các bộ, cơ quan, địa phương, đồng thời huy động sự tham gia của các tổ chức, triển khai lồng ghép với các đề án, chương trình, kế hoạch liên quan nhằm đẩy mạnh hoạt động chăm sóc toàn diện, đồng bộ về thể chất, tinh thần cho trẻ em, học sinh.
Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, địa phương phối hợp chặt chẽ để triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp của Chương trình theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tấm lòng của mỗi người thẩm quyền.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu thực hiện nghi thức công bố Chương trình Sức khỏe học đường giai đoạn 2021-2025
Theo đó, cần quán triệt tinh thần chung là: Giáo dục, chăm sóc sức khỏe cho trẻ em, học sinh là nghĩa vụ, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội, trong đó ngành giáo dục và ngành y tế đóng vai trò nòng cốt; các bộ, ngành, cơ quan liên quan phối hợp về chuyên môn. Cần coi sức khỏe học sinh là đối tượng phục vụ đặc biệt và coi trọng chăm sóc sức khỏe tinh thần ngang với sức khỏe thể chất. Gia đình và nhà trường phải liên hệ, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, tất cả chúng ta đều phải có trách nhiệm trong việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em và chúng ta còn phải suy nghĩ, phải chung tay, phải đưa ra thông điệp mạnh mẽ, phải quyết tâm hơn nữa, hành động tích cực hơn nữa, hiệu quả hơn nữa khi bên cạnh chúng ta vẫn còn những trẻ em chưa được bảo vệ, chưa được chăm sóc, còn đối mặt những nguy cơ mất an toàn về tính mạng, sức khỏe, tinh thần.
Có những chương trình nghiên cứu, khảo sát, phân tích, đánh giá kỹ lưỡng về vấn đề ảnh hưởng tâm sinh lý, sức khỏe tâm tinh thần của trẻ em, nhất là những tác động từ đại dịch để chúng ta có những biện pháp, giải pháp, sự quan tâm, chăm sóc, giáo dục phù hợp cho các cháu - thế hệ tương lai của đất nước.
Thủ tướng nêu rõ những việc cụ thể chúng ta cần chung tay giải quyết sớm và quyết liệt. Cải thiện điều kiện vật chất, cơ sở trường học, tăng cường xây dựng quy hoạch các điểm trường đảm bảo hợp lý, khoa học, chất lượng ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Tiếp tục cải thiện hệ thống nhà vệ sinh, bếp ăn trường học và cơ sở vật chất để các cháu có không gian rèn luyện sức khỏe, chú trọng dạy các kỹ năng sinh tồn cho trẻ, nhất là có giải pháp giảm tỷ lệ trẻ đuối nước. Cải thiện bữa ăn, chế độ dinh dưỡng cho trẻ, đặc biệt ở những khu vực ảnh hưởng nặng nề do đại dịch Covid-19. Giảm tải chương trình học, trước hết là ở bậc tiểu học để "mỗi ngày đến trường là một ngày vui", tránh ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý của trẻ. Phòng chống dịch Covid-19 khoa học, an toàn, hiệu quả theo hướng dẫn của Bộ Y tế và Bộ GD&ĐT, có phương án cụ thể trước khi mở cửa trường học.
Để thực hiện được những việc đó, Thủ tướng đề nghị Bộ GD&ĐT thực hiện tốt vai trò đầu mối, chủ trì; hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật liên quan; rà soát để sớm khắc phục những tồn tại, hạn chế, nhất là trong khâu tổ chức thực hiện và công tác phối hợp. Đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của tất cả các cấp, các ngành, cả hệ thống chính trị và toàn dân, đặc biệt là thay đổi mạnh mẽ về nhận thức thức, tư duy và hành động của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đối với việc bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe học đường.
Thủ tướng nhấn mạnh "Trẻ em là tương lai của đất nước, nhưng chúng ta chăm sóc, bảo vệ tốt nhất trẻ em không chỉ vì tương lai của đất nước mà còn hơn thế nữa. Ấm no, hạnh phúc của mỗi trẻ em, của mỗi người dân là mục đích tự thân, mục đích cuối cùng trong sự nghiệp của chúng ta. Chúng ta còn phải suy nghĩ, phải chung tay, phải đưa ra thông điệp mạnh mẽ, phải quyết tâm hơn nữa, hành động tích cực hơn nữa, hiệu quả hơn nữa khi bên cạnh chúng ta vẫn còn những trẻ em chưa được bảo vệ, chưa được chăm sóc, còn đối mặt những nguy cơ mất an toàn về tính mạng, sức khỏe, tinh thần".
Thủ tướng tin tưởng rằng, với sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, quản lý chặt chẽ, hiệu quả của Nhà nước, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự chung tay của cộng đồng doanh nghiệp, sự đồng lòng, quyết tâm, ủng hộ của nhân dân cả nước, sự hỗ trợ tích cực của các tổ chức, bạn bè quốc tế, sự tham gia hưởng ứng, trách nhiệm của nhà trường, thầy cô, Chương trình Sức khỏe học đường sẽ được triển khai thành công, phát huy mạnh mẽ hiệu quả, tạo ra những bước đột phá trong công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho thế hệ tương lai của đất nước.
VĂN HÀ
Các tin khác

Thu giữ 13 tấn chân gà ngâm hóa chất

Văn Giang, Hưng Yên: Chùa cổ Dương Hòa với khát vọng trùng tu

Phong Nha - Kẻ Bàng và Hin Nam Nô: Di sản thiên nhiên xuyên biên giới đầu tiên của Việt Nam và Lào

Bộ Y tế chỉ đạo siết chặt công tác quản lý giám định pháp y và bắt buộc chữa bệnh tâm thần

Chỉ thị của Thủ tướng về một số nhiệm vụ cấp bách giải quyết ô nhiễm môi trường

Thanh Hóa: Xử lý hơn 800 vụ vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Cần Thơ: Dông lốc bất ngờ làm tốc mái 4 căn nhà tại xã Trường Xuân

Sớm khởi động lại Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ để hoàn thành trong năm 2026

Khởi tố, bắt tạm giam một Phó Giám đốc Trung tâm Y tế ở Đắk Lắk vì nhận hối lộ
Đọc nhiều

Bệnh viện Quân y 121, Quân khu 9 gặp mặt các cơ quan báo chí nhân ngày báo chí cách mạng Việt Nam

Ông Trần Duy Đông làm Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ mới

Bệnh viện Quân y 121 (Quân khu 9): Miễn tiền công khám bệnh và một phần chi phí xét nghiệm

Quảng Hưng (Quảng Bình): Lợi dụng xây dựng nghĩa trang để khai thác khoáng sản trái phép - Thủ đoạn tinh vi gây nguy hại môi trường

TP. Hồ Chí Minh: Sức khỏe tinh thần cư dân bất ổn sau sự việc bầu Ban quản trị Chung cư Lux Garden - quận 7

Nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng

Sửa đổi Luật Điện lực: yêu cầu xuất phát từ thực tiễn

Chuyển đổi số báo chí: Thực trạng, thách thức và giải pháp

Petrovietnam: Sẵn sàng tâm thế cho chặng đường phát triển mới

Hải Phòng: Tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư thương mại 2025

Bộ Y tế chỉ đạo siết chặt công tác quản lý giám định pháp y và bắt buộc chữa bệnh tâm thần

Chỉ thị của Thủ tướng về một số nhiệm vụ cấp bách giải quyết ô nhiễm môi trường

Xây dựng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ lên hạng đặc biệt, phát triển xứng tầm với vị thế mới

Tổng Bí thư: Người có công là tài sản quý, là biểu tượng của ý chí Việt Nam

Thủ tướng yêu cầu tiếp tục chăm lo tốt đời sống người có công với cách mạng

Công an TP Cần Thơ: Quyết tâm đảm bảo an ninh trật tự các ngày lễ lớn và Đại hội Đảng bộ các cấp

Văn Giang, Hưng Yên: Chùa cổ Dương Hòa với khát vọng trùng tu

Phát hiện thủ đoạn dùng cồn công nghiệp sản xuất hàng vạn chai cồn y tế giả

Thu giữ 13 tấn chân gà ngâm hóa chất

Thanh Hóa: Xử lý hơn 800 vụ vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Khởi tố, bắt tạm giam một Phó Giám đốc Trung tâm Y tế ở Đắk Lắk vì nhận hối lộ

Đảng bộ Trường Đại học Điện lực sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới

Xây dựng xã hội học tập là sứ mệnh cao cả trong kỷ nguyên mới

Thi tốt nghiệp THPT: Sáng nay, thí sinh chương trình 2018 thi buổi cuối cùng

Trường Đại học Điện lực: Mở rộng hợp tác nghiên cứu và đào tạo với Đại học Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc (UST)
Nổi bật

Phát triển năng lượng tái tạo để Việt Nam phát triển bền vững

Phát hiện thủ đoạn dùng cồn công nghiệp sản xuất hàng vạn chai cồn y tế giả

Tổng Bí thư: Người có công là tài sản quý, là biểu tượng của ý chí Việt Nam

Hải Phòng: Tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư thương mại 2025

Dự án phát triển mỏ Kình Ngư Trắng - Kình Ngư Trắng Nam chính thức đón dòng dầu thương mại đầu tiên

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
