Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất 3 nhóm biện pháp để bảo đảm an ninh nguồn nước
Nhận lời mời của Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio, ngày 23/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham dự và phát biểu trực tuyến tại Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 4 khu vực châu Á - Thái Bình Dương về nước. Hội nghị có sự tham dự của Nhà vua và Thủ tướng Nhật Bản, nhiều Nguyên thủ và Thủ tướng các nước trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự và phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 4 khu vực châu Á-Thái Bình Dương về nước.
Hội nghị Thượng đỉnh khu vực châu Á - Thái Bình Dương về nước được tổ chức theo định kỳ 2-3 năm/lần, tập trung vào các khía cạnh khác nhau của vấn đề nước. Đây là diễn đàn để các Nguyên thủ và Lãnh đạo cấp cao các nước, các tổ chức quốc tế trao đổi kinh nghiệm và tăng cường hợp tác trong giải quyết các vấn đề liên quan đến tài nguyên nước.
Phát biểu tại Hội nghị, thay mặt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và với tình cảm cá nhân, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gửi lời chúc sức khỏe và chúc mừng tốt đẹp tới Nhà vua Nhật Bản, các nhà lãnh đạo và các đại biểu tham dự Hội nghị.
Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam nhấn mạnh những tác động cộng hưởng chưa từng có của các thách thức mang tính toàn cầu như đại dịch COVID-19, thiên tai, biến đổi khí hậu, khai thác quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên, trong đó có tài nguyên nước, đã và đang để lại những hệ lụy to lớn và nhiều mặt cho thế hệ hôm nay và mai sau.
Thủ tướng khẳng định để chủ động ứng phó, giảm thiểu tác động tiêu cực của những thách thức này, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xanh, bền vững, bao trùm và xuyên quốc gia, nhất là quá trình phục hồi sau đại dịch, nỗ lực của mỗi quốc gia là yếu tố then chốt, quyết định, nhưng hợp tác quốc tế là quan trọng và đột phá. Đây là những vấn đề toàn cầu nên đòi hỏi phải có cách tiếp cận và giải pháp toàn cầu, và tăng cường hơn nữa đoàn kết, hợp tác quốc tế và đề cao chủ nghĩa đa phương.
Trong bối cảnh đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề xuất ba nhóm biện pháp để triển khai tại khu vực.
Thứ nhất, tăng cường hợp tác khu vực và quốc tế cởi mở, minh bạch, thực chất, cùng có lợi; cộng đồng quốc tế cùng thực hiện nghiêm túc và hiệu quả các cam kết quốc tế về tài nguyên nước nhất là Mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc đến năm 2030, Thỏa thuận Paris và cam kết tại COP26 về biến đổi khí hậu, Khung hành động Sendai về giảm rủi ro thiên tai.
Thứ hai, đề nghị Nhật Bản và các nước phát triển quan tâm, chia sẻ và hỗ trợ các nước đang phát triển về kinh nghiệm, tài chính, công nghệ, quản trị, đào tạo nhân lực, điều tra cơ bản và quy hoạch sử dụng nước nhằm quản lý hiệu quả, khai thác bền vững và phân bổ công bằng tài nguyên nước; ưu tiên quản lý bền vững và bảo vệ các hệ sinh thái với các giải pháp thuận theo tự nhiên, hài hòa với thiên nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học; bảo đảm công bằng công lý trong giải quyết các vấn đề liên quan đến nước.
Thứ ba, tăng cường hợp tác và hỗ trợ hoạt động của các tổ chức, cơ chế hợp tác về quản lý lưu vực sông xuyên biên giới như Ủy hội sông Mekong quốc tế và các cơ chế hợp tác lưu vực sông khác; tập trung thúc đẩy các giải pháp toàn diện bao gồm chuyển đổi số, khuyến khích sự tham gia của doanh nghiệp và người dân, đẩy mạnh hợp tác công-tư, tăng cường quản trị nước thông minh…
Đối với Việt Nam, tài nguyên nước có nguy cơ suy giảm do khai thác quá mức, sự phát triển thuỷ điện quá tải ở nhiều nơi, cùng với đó là các tác động của biến đổi khí hậu, tình trạng nước biển dâng. Do đó, Thủ tướng nhấn mạnh Việt Nam luôn xác định nước là nguồn tài nguyên chiến lược, cần được quản lý, khai thác, sử dụng phù hợp, an toàn, đảm bảo vệ sinh, hiệu quả để thúc đẩy phát triển theo hướng xanh, tuần hoàn và bền vững; bảo đảm hài hòa, hợp lý giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu; không đánh đổi an sinh xã hội và môi trường sống, an ninh nguồn nước để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần.
Người đứng đầu Chính phủ cũng khẳng định thời gian qua, Việt Nam luôn tích cực tham gia và đóng góp vào nỗ lực chung trên mọi cấp độ hợp tác quốc tế, nhất là với các quốc gia có chung nguồn nước với Việt Nam như Lào, Campuchia, Trung Quốc và các đối tác quốc tế khác để quản lý, phát triển, bảo vệ và sử dụng bền vững và hiệu quả, cùng có lợi tài nguyên nước từ các dòng sông.
Nhân dịp này, Thủ tướng cảm ơn sự hỗ trợ quý báu của các đối tác quốc tế, trong đó có Nhật Bản và mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ, hợp tác hiệu quả hơn nữa của các nước, các tổ chức quốc tế, cộng đồng doanh nghiệp, nhất là trong các dự án hợp tác phát triển hạ tầng tài nguyên nước và không làm thay đổi quá lớn về dòng chảy tự nhiên của các dòng sông, nhất là sông Mê Công. Thủ tướng cũng khẳng định ủng hộ Tuyên bố Kumamoto do Chính phủ Nhật Bản đưa ra tại Hội nghị.
Hội nghị Thượng đỉnh Nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương là sáng kiến của cựu Thủ tướng Nhật Bản Ryutaro Hashimoto đưa ra tại Diễn đàn nước toàn cầu lần thứ 4 năm 2006, được tổ chức theo định kỳ 2-3 năm/lần và tập trung vào các khía cạnh khác nhau của vấn đề nước, mục đích nhằm tạo diễn đàn để các nguyên thủ và lãnh đạo cấp cao các nước, các tổ chức trong khu vực trao đổi kinh nghiệm và tăng cường hợp tác trong giải quyết các vấn đề liên quan đến tài nguyên nước.
SƠN HÀ
Các tin khác

Kiểm toán Nhà nước đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Ngọc Sơn: Tiếp nối nguồn lực, kiến tạo tương lai, đưa Petrovietnam tới đỉnh cao mới

Đảng bộ huyện Lương Tài, Bắc Ninh làm tốt công tác phát triển đảng viên

Bắc Ninh: Kết nạp Đảng cho công dân chuẩn bị lên đường nhập ngũ

Ngành Thông tin và Truyền thông triển khai nhiệm vụ năm 2024

Công bố kết quả đánh giá Chỉ số Chuyển đổi số tỉnh Bắc Ninh năm 2023

Huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang thực hiện tốt các chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội năm 2023

Hơn 1,44 triệu cán bộ, đảng viên nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8

Ngành Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Ninh sau hơn 1 năm thực hiện Chương trình hành động số 31-Ctr/TU
Đọc nhiều

Thỏa thuận hợp tác bị hủy vẫn được tòa sơ thẩm công nhận có giá trị liệu có đúng luật?

Bệnh viện Quân y 121, Quân khu 9 gặp mặt các cơ quan báo chí nhân ngày báo chí cách mạng Việt Nam

Ông Trần Duy Đông làm Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ mới

Bệnh viện Quân y 121 (Quân khu 9): Miễn tiền công khám bệnh và một phần chi phí xét nghiệm

Quảng Hưng (Quảng Bình): Lợi dụng xây dựng nghĩa trang để khai thác khoáng sản trái phép - Thủ đoạn tinh vi gây nguy hại môi trường

Nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng

Sửa đổi Luật Điện lực: yêu cầu xuất phát từ thực tiễn

Chuyển đổi số báo chí: Thực trạng, thách thức và giải pháp

Petrovietnam: Sẵn sàng tâm thế cho chặng đường phát triển mới

Quảng Ninh: Chủ động ứng phó bão số 3

Quảng Ninh khẩn trương di dời hơn 7.500 người tại các khu nuôi trồng thủy sản lên bờ an toàn

Đại hội Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam nhiệm kỳ 2025 – 2030

Tuyên Quang: Chương trình nghệ thuật tri ân “Giữ trọn lời thề – Bản hùng ca từ nguồn cội”

Hàng trăm căn nhà ở An Giang bị sập, tốc mái do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3

"Phát triển đất nước xứng tầm với mong muốn của dân và sự hy sinh của các liệt sỹ"

Ngành Nông nghiệp và Môi trường: Tập trung tháo gỡ những vấn đề "nghẽn nhất, khó nhất, phức tạp nhất"

Truyền tải thông điệp của Việt Nam tại Hội nghị các Chủ tịch Quốc hội thế giới

Hệ lụy từ khai thác thiếu kiểm soát: Lào Cai xử phạt nghiêm Công ty Cổ phần Toàn Kim Sơn

Thỏa thuận hợp tác bị hủy vẫn được tòa sơ thẩm công nhận có giá trị liệu có đúng luật?

Công an tỉnh Bắc Ninh: Tăng cường công tác phòng chống đua xe trái phép

Phát hiện thủ đoạn dùng cồn công nghiệp sản xuất hàng vạn chai cồn y tế giả

Phú Thọ: Top 5 địa phương dẫn đầu toàn quốc về chất lượng thi tốt nghiệp THPT 2025

Bộ GD&ĐT: Luật Nhà giáo là công cụ sắc bén, chắc chắn làm chỗ dựa để phát triển đội ngũ nhà giáo

Đảng bộ Trường Đại học Điện lực sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới

Xây dựng xã hội học tập là sứ mệnh cao cả trong kỷ nguyên mới
Nổi bật

Quảng Ninh: Chủ động ứng phó bão số 3

Hàng trăm căn nhà ở An Giang bị sập, tốc mái do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3

"Phát triển đất nước xứng tầm với mong muốn của dân và sự hy sinh của các liệt sỹ"

Bão số 3 đi vào phía Nam Hải Phòng và Ninh Bình vào lúc 10 giờ sáng

Quảng Ninh khẩn trương di dời hơn 7.500 người tại các khu nuôi trồng thủy sản lên bờ an toàn

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
