Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phải có các dự án lớn, xoay chuyển tình thế cho khu vực ĐBSCL
![]() |
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phải có các dự án lớn, xoay chuyển tình thế cho khu vực ĐBSCL - Ảnh: VGP/Nhật Bắc |
Giám sát việc sử dụng nguồn lực đã đủ, đúng, hiệu quả chưa?
Sáng 24/10, tiếp tục chương trình làm việc kỳ họp 6 Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận tại tổ về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2024.
Trong phần thảo luận tại tổ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dành nhiều thời gian trao đổi với các đại biểu liên quan tới các vấn đề về đầu tư phát triển, ứng phó biến đổi khí hậu ở khu vực ĐBSCL.
Thủ tướng nhấn mạnh, qua khảo sát có thể thấy ĐBSCL hiện nay phải đối mặt với một số vấn đề đó là "sụt lún, sạt lở, hạn hán, ngập mặn".
Vừa qua, Chính phủ đã quyết định chi 4.000 tỷ đồng cho các tỉnh ĐBSCL khắc phục trước mắt những vấn đề trên. Thủ tướng đề nghị các đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) giám sát việc sử dụng nguồn lực đã đủ, đúng, hiệu quả chưa.
Về lâu dài, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, cần có những dự án lớn, đặc biệt tại là các tỉnh Bạc Liêu, Vĩnh Long, Cà Mau... Đây là những tỉnh bị sạt lở nhiều, mất đất do sạt lở, biến đổi khí hậu nhiều thì cần có những dự án lớn để khắc phục thiên tai.
"ĐBSCL có nhiều việc cần làm, nhưng cả trước mắt và lâu dài là khắc phục sạt lở, sụt lún, ngập mặn, hạn hán", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh.
Từ tác động của biến đổi khí hậu dẫn tới ảnh hưởng nặng nề ở ĐBSCL, Thủ tướng cho rằng, Việt Nam phải cùng thế giới ngăn chặn sự nóng lên của trái đất. Bên cạnh đó, phải xây dựng các dự án mang tính lâu dài, những dự án hàng tỷ USD.
Theo đó, ĐBSCL cần chuẩn bị cho những dự án mang tính lâu dài, huy động nguồn vốn, dự án hợp tác công tư để thực hiện các dự án chống sạt lở, phải làm bài bản, hiệu quả, kịp thời.
Thủ tướng nhắc lại sự thay đổi của dòng sông Mekong phía thượng nguồn là vấn đề lớn, Việt Nam đang cùng các nước có liên quan xây dựng kế hoạch, triển khai các dự án lớn để góp phần không làm ảnh hưởng quá lớn đến dòng chảy của sông Mekong. Trong đó, Thủ tướng nhấn mạnh bảo vệ dòng chảy tự nhiên của sông Mekong rất quan trọng, là vấn đề lớn và lâu dài.
"Ngoài nỗ lực của chúng ta thì thúc đẩy các tiểu vùng sông Mekong với các đối tác lớn, các nước liên quan trong khu vực, kêu gọi các nước có điều kiện kinh tế, khoa học phát triển để cùng giải quyết", Thủ tướng nói và nhấn mạnh, vấn đề ĐBSCL hết sức quan trọng với ngành nông nghiệp, với công ăn việc làm, sinh kế của người dân và với sự phát triển của đất nước.
![]() |
Thủ tướng lưu ý, sạt lở ĐBSCL là vấn đề lớn, vừa phải giải quyết vấn đề trước mắt nhưng cũng phải xây dựng các dự án lớn mang tính lâu dài để ngăn chặn sự tác động tiêu cực đến ĐBSCL - Ảnh: VGP/Nhật Bắc |
Phải làm các dự án lớn, xoay chuyển tình thế
Theo người đứng đầu Chính phủ, sạt lở ĐBSCL là vấn đề lớn, vừa phải giải quyết vấn đề trước mắt nhưng cũng phải xây dựng các dự án lớn mang tính lâu dài để ngăn chặn sự tác động tiêu cực đến ĐBSCL.
Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng được Chính phủ xác định. Trong đó, những dự án cần triển khai là chống sạt lở, sụt lún, ngập mặn và biến đổi khí hậu. Việc này cần đẩy mạnh hợp tác quốc tế, huy động các nguồn lực. Với những dự án vay vốn quốc tế cần đầu tư có trọng tâm, trọng điểm.
"Nếu đã đi vay thì phải làm các dự án lớn, xoay chuyển tình thế, chuyển đổi trạng thái chứ không làm vụn vặt, manh mún. Thay vì dàn trải thì chúng ta làm những vấn đề lớn như chống sụt lún, sạt lở, ngập mặn, biến đổi khí hậu", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh và lưu ý phải có tư duy, phương thức, cách tiếp cận mới để vừa giải quyết vấn đề trước mắt, vừa có giải pháp căn cơ lâu dài.
Thủ tướng cho biết thêm, Chính phủ đang chỉ đạo Bộ NN&PTNT xây dựng quy trình trồng 1 triệu ha lúa sạch, phát triển nông nghiệp xanh, phát triển bền vững phục vụ cho an ninh lương thực và xuất khẩu bền vững.
Thủ tướng cũng lưu ý các vấn đề lớn khác, như ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực và hạ tầng giao thông. Nhấn mạnh thuận lợi của khu vực ĐBSCL là sông nước mà đã gắn với sông nước thì phải có cầu, cảng, Thủ tướng lưu ý trong phát triển hạ tầng giao thông, với vùng ĐBSCL có thể tận dụng, khai thác từ dòng sông, song phải là khai thác bền vững.
Cũng theo Thủ tướng, để phát triển hệ thống hạ tầng giao thông, việc của Trung ương là kết nối vùng, kết nối tỉnh nhưng các địa phương phải nỗ lực, dành nguồn lực để kết nối trong tỉnh, huyện.
Dẫn ví dụ từ bài học quyết tâm làm sân bay của Điện Biên để nói về phát triển hạ tầng, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho hay, địa phương phải quyết tâm làm, bỏ tiền ra và tập trung làm, không ỷ lại Trung ương. Trung ương cũng không bỏ rơi địa phương. Địa phương bỏ tiền ra giải phóng mặt bằng, Trung ương bỏ tiền ra làm đường bay, sân đỗ, nhà ga. Có như vậy mới có sân bay Điện Biên. Trung ương và địa phương cùng làm.
"Ta biết tháo gỡ thì ta có nguồn lực, nếu chỉ địa phương hay chỉ Trung ương thì cũng không làm được mà phải có hợp tác, vẫn cần BOT, BT để phát triển hạ tầng", Thủ tướng nhấn mạnh.
Các tin khác

DIFF 2025 và mùa pháo hoa Đà Nẵng nhiều cái “nhất” trong lịch sử

Xây dựng xã hội học tập là sứ mệnh cao cả trong kỷ nguyên mới

Thủ tướng: Nghiên cứu đề xuất điều chỉnh, bổ sung chính sách, pháp luật về đất đai

Quân khu 9 hoàn thành tốt công tác quân sự, quốc phòng 6 tháng đầu năm 2025

Thủ tướng: Hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người có công trước ngày 27/7

Mái ấm cho người nghèo: Phú Thọ tăng tốc trước hạn chót 31/8

Tra cứu địa giới sau sáp nhập qua bản đồ điện tử

Nghị quyết về đột phá trong chăm sóc sức khỏe nhân dân 'phải mang tính hành động'

Thủ tướng nêu 5 đề xuất quan trọng về môi trường, khí hậu và y tế tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS mở rộng
Đọc nhiều

Vĩnh Phúc bắt quả tang một cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đang chế biến 22 con lợn dấu hiệu xuất huyết

Bệnh viện Quân y 121, Quân khu 9 gặp mặt các cơ quan báo chí nhân ngày báo chí cách mạng Việt Nam

Ông Trần Duy Đông làm Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ mới

Bệnh viện Quân y 121 (Quân khu 9): Miễn tiền công khám bệnh và một phần chi phí xét nghiệm

Quảng Hưng (Quảng Bình): Lợi dụng xây dựng nghĩa trang để khai thác khoáng sản trái phép - Thủ đoạn tinh vi gây nguy hại môi trường

Nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng

Sửa đổi Luật Điện lực: yêu cầu xuất phát từ thực tiễn

Chuyển đổi số báo chí: Thực trạng, thách thức và giải pháp

Petrovietnam: Sẵn sàng tâm thế cho chặng đường phát triển mới

DIFF 2025 và mùa pháo hoa Đà Nẵng nhiều cái “nhất” trong lịch sử

Tuyên Quang kiện toàn bộ máy ngành Y tế sau sáp nhập

Siết chặt kê đơn thuốc ngoại trú: Cụ thể hơn, minh bạch hơn vì người bệnh

Tuyên Quang kiện toàn bộ máy, công bố loạt nhân sự lãnh đạo mới

Quảng Ngãi: Tập trung đột phá phát triển văn hóa, thể thao và du lịch sau sáp nhập

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được thông qua

Sớm đưa dự án Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ đi vào hoạt động

Thủ tướng: Nghiên cứu đề xuất điều chỉnh, bổ sung chính sách, pháp luật về đất đai

Trưởng Công an xã được phạt đến 50% mức tiền phạt tối đa, tịch thu phương tiện vi phạm hành chính

Phá đường dây cưỡng đoạt tài sản xuyên biên giới bằng hình ảnh, video nhạy cảm trên mạng

Vụ việc ô tô tông 10 xe máy ở Bắc Ninh: Tạm đình chỉ công tác cán bộ Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH gây tai nạn liên hoàn

Xử lý nghiêm cơ sở sản xuất, buôn bán thuốc cổ truyền quảng cáo sai sự thật

Xây dựng xã hội học tập là sứ mệnh cao cả trong kỷ nguyên mới

Thi tốt nghiệp THPT: Sáng nay, thí sinh chương trình 2018 thi buổi cuối cùng

Trường Đại học Điện lực: Mở rộng hợp tác nghiên cứu và đào tạo với Đại học Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc (UST)

Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV: Miễn, hỗ trợ học phí từ năm học 2025-2026
Nổi bật

Lễ công bố và đón nhận bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt Tháp Bà Pô Nagar

Trưởng Công an xã được phạt đến 50% mức tiền phạt tối đa, tịch thu phương tiện vi phạm hành chính

Phá đường dây cưỡng đoạt tài sản xuyên biên giới bằng hình ảnh, video nhạy cảm trên mạng

Quảng Ngãi: Tập trung đột phá phát triển văn hóa, thể thao và du lịch sau sáp nhập

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được thông qua

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
