Thúc đẩy quyền lợi của người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài
Tuy nhiên, sau 13 năm thi hành, thực tiễn đang đặt ra các yêu cầu phải tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện một số quy định của Luật. Tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV, dự án Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi) tiếp tục được xem xét để các đại biểu biểu quyết.
Quang cảnh phiên họp Quốc hội, chiều 22/10/2020. Ảnh minh họa: Văn Điệp/TTXVN
Cần giảm chi phí và tránh tình trạng lừa đảo người lao động
Tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV và Phiên họp thứ 46 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới đây, một số đại biểu ý kiến cho rằng dự Luật phải là bước cải tiến về cải cách hành chính, tạo sự minh bạch và thuận lợi cho doanh nghiệp cũng như xử lý nghiêm khi vi phạm pháp luật. Bên cạnh đó, cần bỏ quy định người lao động phải đóng một phần phí môi giới cùng với doanh nghiệp, bổ sung nguyên tắc để xác định mức trần tiền dịch vụ, bảo đảm quyền lợi người lao động.
Theo ý kiến đại biểu Ngọ Duy Hiểu (Hà Nội), dự luật cần phải bổ sung việc giảm chi phí cho người lao động và tránh tình trạng lừa đảo người lao động. Đồng thời, cần phải có sự hài hòa trong chính sách xuất khẩu lao động và chính sách đảm bảo nguồn nhân lực cho phát triển đất nước. Đặc biệt, việc này phải đặt trong bối cảnh già hóa dân số đang diễn ra ở nước ta. Đất nước cần có nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội.
"Chúng ta thấy nông dân kinh tế rất khó khăn. Nếu chúng ta không quy định chặt chẽ trong luật, nhiều người dân vốn đã khốn khó lại khốn khó hơn do chi phí rất lớn khi đi xuất khẩu lao động", đại biểu Ngọ Duy Hiểu góp ý.
Góp ý vào quy định gia hạn giấy phép đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài của các doanh nghiệp trong dự thảo luật, đại biểu Ngọ Duy Hiểu đặt vấn đề, đã có quy định về điều kiện và khi không đủ điều kiện thì thu hồi giấy phép, vậy có cần phải thực hiện gia hạn giấy phép không. "Chúng ta đang nỗ lực giảm bớt các thủ tục hành chính. Do vậy, việc này cần phải đánh giá tác động. Nếu quy định gia hạn thì lợi ích của doanh nghiệp thế nào, người lao động thế nào? Việc này cần phải cân nhắc", ông Ngọ Duy Hiểu nhấn mạnh.
Tại nghị trường Quốc hội, đại biểu Huỳnh Cao Nhất (Bình Định) từng cho rằng, ở một số điều trong dự thảo Luật cũng như các luật hiện hành cũng có đề cập đến nội dung về cung cấp thông tin cho người lao động. Song như vậy là chưa đủ, không có sự thống nhất về thông tin và khó kiểm soát. Do đó, cần xây dựng và hình thành một hệ thống cơ sở dữ liệu với tất cả các nội dung cần thiết, đáng tin cậy, được cập nhật thường xuyên để cung cấp kịp thời cho người lao động trước, trong và sau khi đi lao động về. Đồng thời, có cơ chế cung cấp thông tin hiệu quả để người lao động được tiếp cận thông tin dễ dàng nhất, hoặc hệ thống sẽ chủ động cung cấp thông tin cho người lao động nhanh nhất khi cần.
Đại biểu Huỳnh Cao Nhất quan tâm về vấn đề lao động bỏ trốn và ở lại trái phép sau khi hết hợp đồng. Đây là vấn đề gây nhiều hệ lụy cho thể diện quốc gia, cho người lao động và những người có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài nhưng không đi được, vì thị trường bị đóng cửa do quá nhiều người bỏ trốn. Do đó, Chính phủ cần có đánh giá khách quan, đầy đủ nguyên nhân của vấn đề này để xây dựng thành các điều luật làm cơ sở pháp lý xử lý nghiêm các sai phạm. Đồng thời, đề ra các giải pháp căn cơ ngăn chặn có hiệu quả tình trạng lao động bỏ trốn và ở lại trái phép sau khi hết hợp đồng.
Tác động đến hàng chục vạn lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài
Dự thảo Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi) đã được các đại biểu Quốc hội thảo luận, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 9; Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Phiên họp thứ 46. Sau khi tiếp thu, chỉnh lý, dự thảo Luật trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 10 gồm 8 chương, 76 điều, quy định về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp và các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; việc đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ và giáo dục định hướng cho người lao động; quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước; chính sách đối với người lao động; quản lý nhà nước, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Những nội dung của dự thảo Luật đã được tiếp thu, chỉnh lý bao gồm: Đối tượng áp dụng; chính sách của Nhà nước về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước; trách nhiệm quản lý nhà nước về người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Tinh thần của dự án Luật là nhằm đáp ứng, giải quyết những vấn đề mới phát sinh về lao động, nhất là từ các vướng mắc, bất cập qua thực tiễn thi hành sau gần 13 năm áp dụng trên thực tế; điều chỉnh những vấn đề mới từ thực tế hoạt động người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong bối cảnh tác động của cuộc Cách mạng công nghệ lần thứ tư và quản lý vấn đề di cư, dịch chuyển lao động quốc tế, phát triển việc làm ngoài nước và bảo hộ quyền làm việc của công dân…
Theo Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, mục đích sửa đổi Luật là nhằm thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng ta được ban hành trong thời gian gần đây về công tác đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, thể chế hóa Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được sửa đổi, bổ sung năm 2013. Sau quá trình nghiên cứu, tham khảo ý kiến, dự thảo Luật đã được đăng tải trên trang thông tin điện tử của Chính phủ và trang thông tin điện tử của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để lấy ý kiến từ ngày 3/12/2019. Cho đến nay, dự thảo Luật đã nhận được khoảng 300 lượt ý kiến góp ý, gồm: 6 Bộ, ngành, 33 Ủy ban nhân dân và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố, Hiệp hội xuất khẩu lao động, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), 203 doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, các chuyên gia, ban quản lý lao động ngoài nước và người lao động.
Sau khi thông qua, Luật sửa đổi sẽ góp phần hoàn thiện chính sách, tác động đến cuộc sống của hàng trăm nghìn người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài vào thời điểm đất nước đang đẩy mạnh tiến trình hội nhập- ông Đào Ngọc Dung nhấn mạnh.
Các tin khác

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dự lễ chào cờ ở “nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt”

Bà Nguyễn Thị Lệ Tuyết tái đắc cử Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Bắc Ninh

Chủ tịch Quốc hội: Việt Nam - Bangladesh có tiềm năng hợp tác về y dược

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thăm, tặng quà các gia đình thiệt hại sau lũ quét tại Lào Cai

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà thăm các chiến sỹ biên phòng ở Lào Cai

Bắc Ninh: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh khóa X

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng dâng hương tưởng niệm Bác Hồ tại Lào Cai

Thủ tướng kêu gọi các nhà đầu tư Hoa Kỳ tiếp tục vào Việt Nam

Thông qua nghị quyết về 9 nhóm biện pháp phòng cháy, chữa cháy
Đọc nhiều

“Ngày hội đến trường của bé tại Trường Mầm non Quế Nham

Trường Mầm non Thánh Gióng đón chào năm học mới

Ký kết và tham vấn cộng đồng dự án Chăm sóc sức khỏe cộng đồng khẩn cấp

Trường tiểu học Đô thị Việt Hưng: Chào mừng năm học mới

Bất thường bé sơ sinh tử vọng tại Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Vĩnh Phúc sau khi tiêm vaccine viêm gan B
Multimedia
E-magazine Inforgraphic Video

Lạc Hiệp Hòa cây hoa màu chủ lực để phát triển kinh tế địa phương

Dưa ở Gia Viễn – Ninh Bình đặc sản của vùng đất “sinh vương, sinh thánh”

Trà hoa vàng Cúc Phương cây dược liệu quý của huyện Nho Quan

Quảng bá sản phẩm thủ công thân thiện với môi trường ra thị trường quốc tế

Đoàn công tác Chính phủ làm việc tại Vĩnh Phúc về những giải pháp phát triển kinh tế

Huyện Tiên Du, Bắc Ninh: Hoàn thành tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022
Imgs
Thủ tướng: Đưa Thủ đô phát triển toàn diện, nhanh, bền vững, văn hiến, là hình mẫu phát triển cho cả nước
Imgs
Hậu Lộc (Thanh Hóa): Những bất cập việc giao khoán hàng nghìn m2 đất nuôi trồng thủy sản

Họp mặt kỷ niệm 55 năm trận đánh suối Mạch Máng (Bình Dương)

Hướng dẫn mới về đối tượng tiêm chủng vaccine bắt buộc

Bà Nguyễn Thị Lệ Tuyết tái đắc cử Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Bắc Ninh

Bắc Ninh: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh khóa X

Bắc Ninh: Họp báo Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh

Cao Bằng: Nghệ thuật trình diễn dân gian Lượn Cọi của người Tày huyện Bảo Lâm được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Đoàn công tác của Quốc hội thăm tặng quà tại Yên Bái

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng dự Đêm hội Thành Tuyên năm 2023

Thủ tướng mong muốn doanh nghiệp Brazil vượt khoảng cách địa lý, tăng cường đầu tư tại Việt Nam

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dự lễ chào cờ ở “nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt”

Thông qua nghị quyết về 9 nhóm biện pháp phòng cháy, chữa cháy

4.000 khách quốc tế đến Nha Trang trên tàu du lịch SPECTRUM OF THE SEA

Quận Hoàng Mai: Làm sạch môi trường, ngăn chặn ổ dịch sốt xuất huyết

Sa Pa: Khai mạc Tuần văn hóa du lịch năm 2023

Yên Bái: UBND huyện Yên Bình chỉ đạo xử lý sai phạm đất đai giáo trái phép cho HTX Nông Lâm nghiệp Bình Minh sau phản ánh

Điều tra, làm rõ nguyên nhân ngộ độc thức ăn hàng loạt tại Hội An

Vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội: Trách nhiệm cơ quan quản lý ở đâu?

Cảnh báo lộ thông tin cá nhân từ các trào lưu ghép ảnh trên không gian mạng Internet

Hội thi Hòa giải viên giỏi toàn quốc, vòng thi khu vực miền Trung – Tây Nguyên

Chấn chỉnh việc dạy thêm, lạm thu đầu năm học

Để tránh hiện tượng lạm thu đầu năm học mới dưới mọi hình thức

Trường Mầm non Thánh Gióng đón chào năm học mới
Nổi bật

Đoàn công tác của Quốc hội thăm tặng quà tại Yên Bái

Nhiều hoạt động trong Ngày hội du lịch sinh thái Phong Điền – Cần Thơ

Nỗ lực và thành công của Việt Nam đã truyền cảm hứng mạnh mẽ

Yên Bái sẽ nhanh chóng phát triển “Xanh - Hài hòa - Bản sắc và Hạnh phúc”

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Đảng Cộng sản Brazil

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
