Tiền giấy Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử
Xuyên suốt chiều dài lịch sử của đất nước, tiền giấy Việt Nam đã trải qua những “thăng trầm” và biến động lớn.
Giấy bạc Đông Dương – tờ tiền giấy đầu tiên của Việt Nam
Tờ tiền giấy đầu tiên được lưu thông ở Việt Nam là đồng Đông Dương mệnh giá 100 đồng bạc được người Pháp phát hành và lưu thông trong thời gian từ năm 1885 đến năm 1954. Trên đó có in hình 3 thiếu nữ với trang phục truyền thống của 3 nước Lào, Campuchia và Việt Nam.
Giấy bạc Đông Dương in hình 3 thiếu nữ với trang phục truyền thống Lào, Campuchia, Việt Nam
Giấy bạc Cụ Hồ sau Cách mạng Tháng 8 năm 1945
Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ra đời, tiền đồng cũng chính thức được in và lưu thông để khẳng định chủ quyền của đất nước tự do. Bắt đầu từ thời điểm này cho tới nay, chúng ta đã thay đổi tiền cả về hình thức, chất liệu đến mệnh giá 7 lần. Trước khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ra đời, trên mỗi tờ tiền đều in chữ "Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa" bằng chữ quốc ngữ, chữ Hán và hình Chủ tịch Hồ Chí Minh. Mặt sau của tờ tiền thường in các hình ảnh khác về giai cấp Nông - Công - Binh. Các con số ghi mệnh giá đều được viết theo số Ả- Rập hoặc bằng chữ Hán, Lào, Campuchia. Người Việt Nam thời ấy luôn gọi tiền giấy là “giấy bạc Cụ Hồ”.
Những năm 1945, người Việt Nam gọi tiền giấy là “giấy bạc Cụ Hồ”
Tiền giấy do Ngân hàng Quốc gia Việt Nam phát hành năm 1951
Ngày 6 tháng 5 năm 1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam với các nhiệm vụ: phát hành giấy bạc, quản lý kho bạc, thực hiện chính sách tín dụng để phát triển sản xuất, phối hợp với mậu dịch để quản lý tiền tệ và đấu tranh tiền tệ với thực dân Pháp.
Từ đó tiền giấy do Ngân hàng quốc gia Việt Nam phát hành chính thức được đưa vào sử dụng. 1 đồng ngân hàng đổi được 10 đồng tài chính (đồng Cụ Hồ) và gồm nhiều mệnh giá: 1, 10, 20, 50, 100, 200, 500, 1000, 5000. Hình thức tiền ngân hàng khá giống với trước đây và chỉ thay đổi về các bức hình in ở mặt sau cùng màu sắc ở mỗi mệnh giá tiền.
Tiền giấy do Ngân hàng quốc gia Việt Nam ban hành năm 1951
Tiền đồng những năm 1975
Thời kỳ từ 1954 đến 1975, nước ta bị phân chia thành hai hai miền Nam - Bắc, mỗi miền lại có một loại tiền riêng nhưng vẫn gọi chung là “tiền đồng”. Cũng trong giai đoạn này, Việt Nam đã xuất hiện nhiều tổ chức chuyên in tiền giả nên trên tờ bạc 200 còn ghi thêm dòng chữ răn đe "Hình phạt khổ sai những kẻ nào giả mạo giấy bạc do Ngân hàng Quốc gia Việt Nam phát hành ra".
Tờ bạc 200 với dòng chữ răn đe "Hình phạt khổ sai những kẻ nào giả mạo giấy bạc do Ngân hàng Quốc gia Việt Nam phát hành ra”
Tiền giải phóng sau năm 1975
Sau giải phóng đất nước 30/4/1975, tiền lưu hành ở miền Nam mất giá và được đổi tên thành tiền giải phóng. Đến năm 1978, sau khi Nhà nước ổn định và thống nhất về tài chính, tiền Việt Nam tiếp tục thay đổi. Ở miền Bắc, 1 đồng giải phóng đổi 1 đồng thống nhất, ở miền Nam 1 đồng giải phóng đổi 8 hào thống nhất. Đồng thời nhà nước cũng phát hành thêm các loại tiền 5 hào, 1 đồng, 5 đồng, 10 đồng, 20 đồng, 30 đồng, 50 đồng, 100 đồng.
1 đồng in hình nhà máy Gang thép Thái Nguyên
5 hào in hình cây dừa ở Bến Tre
10 đồng in hình vụ thu hoạch mía
Tiền đồng những năm 1985
Năm 1985, trước diễn biễn phức tạp của nền kinh tế và tình hình khan hiếm nghiêm trọng tiền mặt trong thanh toán, Nhà nước công bố đổi tiền theo tỉ lệ 10 đồng thống nhất đổi 1 đồng tiền mới phục vụ cho cuộc cách mạng về giá cả và lương. Ngân hàng quốc gia Việt Nam đã ban hành các loại tiền 10, 20, 50 đồng.
Tiền đồng những năm 1985
Tiền giấy thế kỷ XX
Các tờ tiền giấy cotton có mệnh giá 10.000 và 20.000 được in năm 1990, tờ 50.000 được phát hành từ 15/10/1994 còn tờ 100.000 từ ngày 1/9/2000. Trong khi đó, tiền xu có một vài năm xuất hiện trên thị trường nhưng không phù hợp với phong cách tiêu tiền của người Việt Nam nên nhanh chóng bị xếp thành loại vật dụng lưu niệm.
Chắc hẳn không ai xa lạ với những tờ tiền giấy này.
Tiền polymer hiện tại
Hiện trên thế giới đã có 23 nước lưu hành đồng tiền in trên chất liệu polymer, trong đó có ba nước sử dụng toàn bộ tiền polymer trong hệ thống tiền tệ; một số nước dùng giấy polymer cho một số mệnh giá; 6 nước hiện đang thử nghiệm tiền polymer dưới hình thức tiền lưu niệm.
Tiền polymer đang là phương tiện tiền mặt lưu thông chủ yếu tại Việt Nam hiện nay
Tiền polymer tại Việt Nam được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành năm 2003, có giá trị lưu hành song song với các đồng tiền cũ với mục tiêu đáp ứng nhu cầu lưu thông tiền tệ về cơ cấu mệnh giá (thêm loại tiền có mệnh giá lớn), chủng loại.
Tiền polyme có nhiều ưu điểm như: khó làm giả, độ bền cao, không thấm nước, thích hợp sử dụng trong các thiết bị hiện đại như ATM, máy đếm tiền.
Kể từ khi tiền polymer được đưa vào sử dụng, bắt đầu từ ngày 1/9/2007, tiền giấy mệnh giá 50.000 và 100.000 đã hết giá trị lưu hành và từ ngày 1/1/2013, các loại tiền cotton mệnh giá 10.000 đồng, 20.000 đồng cũng đã ngừng lưu hành trên lãnh thổ Việt Nam. Hiện nay chỉ còn các tờ tiền giấy mệnh giá nhỏ dưới 5.000 đồng (1.000 đồng, 2.000 đồng, 5.000 đồng …) còn giá trị lưu hành tại Việt Nam.
Nhàn Lê (khampha.vn)
Các tin khác

Doanh nhân Đỗ Ngọc Tú và 10 năm kiên định với giá trị 'đẹp từ tâm'

Trải nghiệm mùa hè sôi động cùng Vietjet với vô vàn ưu đãi hấp dẫn

Khách sạn Legend Valley: Giao điểm hoàn hảo giữa nghỉ dưỡng và gôn tại Hà Nam

Thủ tướng: Việt Nam sẵn sàng tham gia, dẫn dắt trong các cơ chế hợp tác về biển

Tiến sĩ Philipp Rösler – Nguyên Phó Thủ tướng Đức gia nhập Vietjet

Triển vọng kinh tế từ nuôi trồng tảo Spirula

Vietjet đặt hàng 20 máy bay thân rộng A330neo cho kế hoạch tương lai

Mở bán nhà phố Bcons Uni Valley: Cơ hội chót cho nhà đầu tư Hà Nội “đón sóng” Bình Dương sáp nhập TP.HCM

Những điểm nhấn tạo nên sức hút khó cưỡng của Ruby Tree Golf Villas trong mùa cao điểm hè
Đọc nhiều

Bệnh viện Quân y 121, Quân khu 9 gặp mặt các cơ quan báo chí nhân ngày báo chí cách mạng Việt Nam

Ông Trần Duy Đông làm Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ mới

Bệnh viện Quân y 121 (Quân khu 9): Miễn tiền công khám bệnh và một phần chi phí xét nghiệm

Thỏa thuận hợp tác bị hủy vẫn được tòa sơ thẩm công nhận có giá trị liệu có đúng luật?

Quảng Hưng (Quảng Bình): Lợi dụng xây dựng nghĩa trang để khai thác khoáng sản trái phép - Thủ đoạn tinh vi gây nguy hại môi trường

Bay khắp thế giới với ưu đãi “Ngày Hạng Thương Gia” cùng Vietjet vào ngày 2 và 20 hàng tháng

Vietjet khai trương loạt đường bay thẳng đầu tiên kết nối Việt Nam – Nga

Trải nghiệm mùa hè sôi động cùng Vietjet với vô vàn ưu đãi hấp dẫn

Khách sạn Legend Valley: Giao điểm hoàn hảo giữa nghỉ dưỡng và gôn tại Hà Nam

Đột phá 6 HMO từ Vinamilk Optimum: Từ giải pháp cho các bà mẹ Việt đến diễn đàn dinh dưỡng lớn nhất khu vực

Petrovietnam đứng vị trí 11 trong Bảng xếp hạng doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á Fortune 500 SEA 2025

Hỗ trợ 500 căn nhà mới, Vietjet và Vikki Digital Bank chung tay xoá nhà tạm, nhà dột nát cho người dân

Bạc Liêu: Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất giúp phát triển bền vững nghề muối

Nốt “thăng” trong dòng chảy lịch sử vương triều

Doanh nhân Đỗ Ngọc Tú và 10 năm kiên định với giá trị 'đẹp từ tâm'

Hợp tác xã (HTX) Artemia Vĩnh Châu - Bạc Liêu: Mang thương hiệu vươn tầm thế giới

Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại và Vận tải Việt Hải: An toàn, uy tín, chất lượng

Mở bán nhà phố Bcons Uni Valley: Cơ hội chót cho nhà đầu tư Hà Nội “đón sóng” Bình Dương sáp nhập TP.HCM

Xi măng Long Sơn vươn tầm quốc tế bằng chất lượng vượt trội

Sun Group có 5 khách sạn được vinh danh trong top 500 tốt nhất thế giới

Vì sao căn hộ cao cấp The Fibonan là lựa chọn hàng đầu tại khu Đông Hà Nội?
Nổi bật

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Phiên Bế mạc Hội nghị lần thứ 12

Bế mạc Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Thỏa thuận hợp tác bị hủy vẫn được tòa sơ thẩm công nhận có giá trị liệu có đúng luật?

Thủ tướng Phạm Minh Chính trao Quyết định giao quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Công an tỉnh Bắc Ninh: Tăng cường công tác phòng chống đua xe trái phép

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
