Trường cũ Nông Cống I - Nửa đời người
(Suckhoemoitruong.com.vn) - Sau Tết Quí Tỵ, năm 2013, hoa đào đang còn hồng sắc Xuân, hôm gặp mặt đồng hương Nông Cống tại Hà Nội nhân dịp năm mới, tôi nhận được thông báo của anh Giao, hiệu trưởng nhà trường Trung học phổ thông Nông Cống I, chuẩn bị cuối năm nay là 50 năm trường cấp III Nông Cống ( 1965-2013). Tôi giật mình, đã 50 năm rồi ư, ta mải ra đi, mải lo công danh, sự nghiệp, mải cơm áo gạo tiền, ngoảnh lại, đã nửa đời người.
TRƯỜNG CŨ ƠI, BUỒN NHỚ LẮM THÔI
Tôi phải về Nông Cống, để mặc cho Hà Thành rộn rã còi xe.
Thầy Tô Trọng Nguyệt, hiệu trưởng, dẫn tôi đi thăm quang cảnh nhà trường. Tôi choáng ngợp trước một cơ ngơi hai tâng hoành tráng và xinh đẹp, thơ mộng và hiện đại. Trường mới, so với cả nước thì còn nhiều cơ ngơi hoành tráng hơn, nhưng so với những năm đã qua thì thật là khác biệt, đã là vượt bậc.
Trường Phổ thông trung học Nông Cống 1 mới bây giờ, nơi chúng tôi đã từng tụ họp để ra đi bốn phương trời, có hoa phượng đỏ, có vườn cây xanh. Trường có vườn đẹp như công viên. Nhưng Nông Cống bây giờ có đến 5 trường PTTH cơ đấy. Ngày xưa chỉ có một trường thôi, mà lại chưa có đất xây dựng trường, phải học tạm trong chùa Phật học ở xã Trung Uý, gần Cầu Quan.
Trường cũ với tôi, trong kỷ niệm xưa chỉ là những mái lán tranh tre nứa lá, bao bọc chung quanh là những bức tường thành dày như con đê nhỏ, cao hơn đầu người, trồng cỏ bốn bên để chống bom Mỹ. Tôi vẫn hình dung một mái trường xưa, ẩn dưới những lùm tre xanh giống như những công sự trong các trận địa pháo những năm đánh Mỹ.
Lộn xôn trong tôi là những thước phim quay chậm về cái thuở hoc trò không có hoa gạo đỏ trời mỗi mùa thi, không có trống trường mỗi giờ tan lớp mà chỉ có mầu xanh lá nguỵ trang rung rinh và tiếng kẻng báo yên sau một hồi còi báo động máy bay đã bay xa.
Trường Nông Cống I
Tôi làm sao quên được, tháng 4 năm 1965, máy bay đánh Ga Yên Thái và nhà máy xay gạo Yên Thái. Chúng tôi đang trong lớp, giờ toán hình học của thầy Giáp. Học trò nhốn nháo cả lên. Tiếng máy bay gào rú, tiếng nổ xé trời. Máy bay phản lực lao vun vút. Những tên lửa ta đuổi theo máy bay Mỹ tạo thành những đường khói trắng xoá vạch chéo ngang trời. Đã được báo chí, thầy giáo và nhà trường cảnh báo từ lâu rôi nhưng chúng tôi vẫn hồi hộp, ngây thơ trong hơi thở ban đầu của chiến tranh. Lần đầu tiên trong đời tôi nghe tiếng nổ bom. Nó rung lên, gằn lên như động đất. Tôi có cảm giác không khí cũng rung lắc, cũng nổ tung. Mùi vị chiến tranh đã bắt đầu từ giờ phút ấy.
Thầy Giáp dạy toán cho lớp giải lao và kẻng báo động. Chúng tôi chạy tán loạn ra sân như vịt bị lùa theo hào giao thông tản xuống các hấm trú ẩn. Nhìn về phía Đông, nơi có ga Yên Thái và nhà máy xay gạo, nơi ấy chuẩn bị quân lương cho tiền tuyến miến
Báo yên. Thầy hiệu trưởng lệnh cho toàn trường nghỉ học đi cứu lúa ở nhà máy xay Yên Thái. Thầy bảo cứu lúa cũng là đánh Mỹ đấy. Gạo cháy thành than, khói bốc nghi ngút từ các bao tải. Lần đầu tiên trong đời, tôi thấy xác người cháy thui. Hoàng Công Sơn bảo tôi: - Chiến tranh miến Bắc rồi, chuẩn bị đi bộ đội thôi.
Chào cờ đầu tuần, thầy giáo hiệu trưởng nói về Nguyễn Bá Ngọc hy sinh cứu bạn trong trận đánh Hàm Rồng trước hàng nghìn học trò chúng tôi hôm ấy. Báo chí nước ngoài, đài BBC còn biết về gương anh hùng của Nguyễn Bá Ngọc trước cả học trò chúng tôi.
Rồi những đoàn quân rầm rập ra tiền tuyến. Những năm ấy sao mà vui. Chúng tôi háo hức đón chờ những tin máy bay mỹ cháy được in trên các con tem thư, trên trang đầu của báo Nhân dân. Chiếc máy bay rơi thứ 200, thứ 400, thứ 1000 và đến 2500... nhiều đến mức không nhớ nữa. Quân đi vợi cả sân trường. Lớp tôi theo học từ năm lớp 8 đến năm lớp 10 đã vợi đi một nửa vì học trò nhập ngũ.
Năm 1967, tôi vào đại học Mỏ Địa Chất. Một lần lên ban giám hiệu làm việc, tôi đọc báo Nhân Dân nói đến Lê Mã Lương với chiến công ở chiến trường Miền
Hôm Tết năm 2000, tôi đưa mẹ tôi đến gặp mặt đồng hương Nông Cống ở Bảo tàng Quân đội, đường Điện Biên Phủ Hà Nội mới gặp lại Lê Mã Lương, đã là thiếu tướng.
Thế đấy, anh hùng ở quanh ta, ở ngay trong trường Nông Cống 1 của ta mà ta không biết. Tôi lại nhớ câu: Ra ngõ gặp anh hùng của thời chống Mỹ. Thời thế đã tạo ra anh Hùng.
THẦY GIÁO VÀ NHỮNG KỶ NIỆM
Trường cũ trong tôi là những thầy giáo cũ. Thầy Cao Di dạy văn, ít nói nhưng thâm trầm, đạo mạo và triết lý. Thầy hay kéo đàn violong cho chúng tôi nghe những chiều đông trong làng Hữu Cốc sơ tán. Những bài thơ tình đầu đời của thầy về một cô thanh niên xung phong đi chiến trường lâu rồi không gặp lại. Tôi còn nhớ thầy chép bài thơ bằng bút sắt, mực xanh màu Cửu Long rất cẩn thận từ trong cuốn sổ tay bìa cứng màu nâu xinh xắn.
Độc đáo nhất là thầy Thảo dạy hoá. Thầy hay kể chuyện Khái Khỉ, như một thiên tiểu thuyết tràng giang đại hải, kể mãi hàng năm không hết. Có lần, bọn học trò chúng tôi kháo nhau: Có khi thầy sáng tác ra cũng nên.
Thầy Thảo kể chuyện thì thích thật nhưng chúng tôi rất sợ thầy. Bọn học trò chúng tôi nhìn thấy thầy vào lớp, có đứa run như cày sấy vì chỉ sợ thầy cho điểm 1. Thầy đang giảng, học trò nói chuyện riêng, Một điểm!. Quên không chép bài: Một điểm ! Nhưng khi thầy kể chuyện thì không ai nhịn được cười. Chuyện Khái Khỉ cứ dài theo năm tháng tuổi thơ chúng tôi mà không bao giờ hết.
Năm 2010, thầy Thảo ra Hà Nội. Tuổi 80, mắt thầy vẫn sáng, thông minh, cho dù trán nhăn, tóc bạc. Nói chuyện học trò cũ, thầy vẫn dí dỏm như xưa. Thầy vẫn hút thuốc lá. Mấy cô bạn gái tôi bảo thầy: Thầy đừng hút thuốc nữa, hại phổi lắm. Có thằng lại táo bạo bảo thấy: Thầy thích gì cứ dùng, chơi được gì cứ chơi, thầy sống được bao lâu nữa đâu.
Thầy Giáp dạy toán, lần đầu tiên về trường dạy lớp 8C của tôi. Cái Thuần ngồi sau tôi, xinh gái nhưng chúa là hay nói chuyện riêng. Thầy nhắc một lần, vẫn to nhỏ với bạn gái ngồi bên. Bực quá, thầy ném một mẩu phấn trắng trúng đầu Thuần. Thuần ngồi im phăng phắc. Mười năm sau tôi về quê thì tôi mới biết thầy Giáp và Thuần đã là vợ chồng.
Cách đây khoảng mười năm, chúng tôi đến thăm thầy Giáp ở Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội là lúc thầy bị ung thư. Thầy nằm không dậy được, cầm tay chúng rôi run run. Thầy bảo anh Tuân, lúc ấy đã là Tổng giám đốc Tổng công ty Vinaconex: - Thầy có đứa con trai chưa có việc làm, các em giúp thầy nhé, cho nó nên người. Đấy là lần cuối cùng gặp thầy Giáp, rồi thầy đi mãi mãi...
Những kỷ niệm với các thầy trong đầu bọn học trò chúng tôi thì mỗi thầy mỗi vẻ. Thầy Phạm Đình Cầu, dạy Trung văn, nói rất ngọt giọng và êm. Giọng thầy Nguyên dạy sử oang oang như tiếng kèn ca khúc khải hoàn khi thầy giảng về cách mạng tư sản Pháp: Từng đoàn quân tiến về thủ đô Pari vang lên bài ca Mac xây e... nhưng đến nay, có thầy đã về thiên cổ.
NHẤT QỦI NHÌ MA THỨ BA HỌC TRÒ
Câu ấy vận vào bọn chúng tôi suốt cả đời học trò. Giờ học địa lý, thầy Bùi Kính Lãng giảng về nghề chăn nuôi cá ở Việt
- Ai vừa nói nghề cá gỗ, đứng dậy!
Cả lớp im phăng phắc. Thầy lại hỏi:
- Ai nói nghề cá gỗ?
Không ai lên tiếng. Chúng tôi ngồi bàn dưới cùng biết rõ là anh Thắng ( biệt hiệu Thắng Cao ) tán câu này nhưng không ai giám tố cáo anh cả. Năm nay là năm tốt nghiệp lớp 10 và là năm quyết định đến cả sinh mệnh chính trị nếu anh Thắng Cao bị kỷ luật. Thà cả lớp bị phê bình thì không thể kỷ luật ai được.
Thầy Lãng cho cả lớp nghỉ học và lên báo cáo thầy hiệu trưởng. Thầy Lộc hiệu trưởng là người Nghệ An nên khi nghe nói cá gỗ thì thầy giận sôi lên. Thầy quyết định cả lớp bị kỷ luật đuổi học một tuần. Bài học nhớ đời! Nhưng chúng tôi cứu được anh Thắng. Anh Thắng sau này đi bộ đội rồi không biết sống hay chết. Mấy chục năm sau chúng tôi không gặp lại nhau và không biết anh Thắng ở đâu nữa. Nhưng cuối năm học đứa nào cũng được thầy nhận xét tốt và hình như thầy Lãng đã quên chuyện cũ của bọn quỉ chúng tôi. Bây giờ thầy đang ở suối vàng.
Bạn bè xưa quí nhau lắm. Tôi nhớ ngày máy bay Mỹ đánh cầu Lạc, Hảo không đến trường để kịp giờ học, bọn bạn bè Mông, Ái bỏ cả giờ học để đi tìm bạn. Rồi Hảo đã lấy cô giáo Đậu con bác Tương mà chúng tôi vẫn trọ học ngày xưa đấy thôi. Sau này Hảo là Phó giám đốc một công ty than ở Miền Nam, thành phố Hồ Chí Minh. Hôm gặp nhau, Hảo mới bị tai biến mạch máu não, ra viện được mấy tháng rồi, một chân đi lết, một tay trái bỏ thõng, ra đầu đường gặp tôi, tay bắt mặt mừng mà nước mắt rưng rưng.
Những ngày đánh Mỹ ở Quê nhà. Đi Công trường trực pháo và đắp đê làm thuỷ lợi ở Cầu Cun, Nông Cống. Đêm mưa nhà dột, con trai con gái ngủ chung trên một cái gường tre chật chội. Mai Thị Ngọc Mai và Lê Thị Hà nằm nghiêng ôm úp thìa vào tôi. Cái nong nóng, âm ấm sau lưng mình làm cả đêm tôi không ngủ được. Tuổi thơ...ngây thơ, vô tư đến thế là cùng!
Cái tình yêu thuở học trò thì ngây ngô buồn cười lắm. Lê Xuân Tao trọ học với tôi một nhà ở làng Cương Thịnh, ngủ chung một giường, nhưng Lê Xuân Tao có mối tình thầm kín với Lê Thị Nhạn, bạn gái cùng lớp mà tôi không hề biết. Có lần, tôi thấy Nhạn ngồi khâu lại cho Tao cái túi ruột tượng dùng đựng gạo mỗi chiều thứ 7, trông hai đứa nói chuyện với nhau rất tình cảm, nhưng tôi đâu biết họ đã yêu nhau. Tình yêu thuở học trò ấy mà. Thế rồi họ có lấy nhau đâu.
Vui như thế, tình cảm sâu sắc như thế, bây giờ chúng nó đâu cả rồi. Thằng Mộng, thằng Đa ngày ấy, giờ là tiến sỹ, cái Lành là bác sỹ, thằng Minh làng Thổ Vị xã Tế Thắng là quan sỹ ( sỹ quan đấy), thằng Ái và nhiều thằng bạn khác đi đánh Mỹ chỉ làm đến ... liệt sỹ! Gặp nhau bây giờ bọn tôi hay tếu thế. Còn gì nữa mà khoe. Đến thế là đủ.
Và tôi có câu thơ trong một bài thơ về trường cũ:
Nghe bom rơi bỏ giờ đi tìm bạn
Tim rộn ràng náo nức những mùa thi
Nguyễn Hữu Mộng học giỏi toán nhưng nhà ở xã Tiến Nông ( Triệu Sơn bây giờ) nghèo lắm. Nó bảo có tuần chả có gạo mang đi học. Ông chủ nhà trọ còn cho gạo nấu cơm. Tôi thương nó nghèo định lấy trộm gạo nhà mang cho nó 5 bò gạo nhưng xem trong nhà còn có 3 bò. Phải vay thêm 2 bò nữa mới đủ. Sau mẹ tôi biết, mắng cho một trận. Mẹ tôi nói, mẹ không cấm nhưng phải nói cho thật. Nó bảo tôi: - Tao sẽ thi đỗ đại học. Hôm kết thúc năm học phổ thông, gặp nó trên đường Cầu Quan đi Nưa, nó mặc bộ đồ nâu âm lịch trông như nông dân, quần rách toạch đầu gối. tôi hỏi tại sao quần rách, nó bảo bị ngã xe đạp. Rồi nó thông báo: Tuần sau tao lên đường đi học ở Liên Xô. Tôi cũng vui cho nó. Mộng bây giờ là đại tá, tiến sỹ ở Học viện kỹ thuật quân sự Hà Nội, thuộc Bộ Quốc phòng.
Nhiều thằng học giỏi, tưởng rồi vào đại học và đến một chân trời khoa học xa hơn. Thế rồi chiến tranh đã gọi họ đi. Nguyễn Xuân Oanh. Học giỏi nhất trường tôi hồi cấp 2. Tôi còn nhớ, vào lớp 8, Oanh được là học trò duy nhất tặng huy hiệu cháu ngoan bác Hồ, Thầy giáo hiệu trưởng tuyên dương trước cả nghìn học sinh. Sau Oanh xin đi bộ đội, làm sỹ quan tên lửa. Hết chiến tranh, Oanh về quê làm ruộng, bình thường như một người nông dân thực thụ. Trong khi bạn bè cùng lớp thằng đi nước ngoài, giáo sư tiến sỹ, thằng làm đến tướng, tá. Hôm gặp nhau, Oanh cầm chai rượu đến trước mặt tôi, rôi cười nói oang oang: - Ta vẫn còn cái gáo là tốt rồi.
Từ khi tôi vào đại học rồi về làm mỏ ở Tuyên Quang dễ đến 30 năm Không gặp Nguyễn Văn Tuân. Gặp lại Tuân khi chúng tôi đã ngoài năm mươi. Hôm ấy là gặp nhau lần đầu kể từ khi ra trường. Tuân cao to béo nên tôi không nhận ra. Bạn bè gặp nhau vui quá, tôi đang thao thao bất tuyệt nói chuyện về thuở học trò, tôi ghế trên, không biết Tuân ngồi dưới im lặng. Anh Kim, học trước tôi 2 lớp, nay làm vụ trưởng vụ cán bộ ở Ban tổ chức TW, điểm danh bạn bè. Hà Thị Phú bảo tôi kiểm xem bạn bè khoá mình đã có những ai, đủ chưa. Tôi điểm danh xong, vui vẻ ngồi xuống và lại tán phét tiếp. Hà Thị Phú bảo tôi: - còn thiếu Nguyễn Văn Tuân, TGD Vinaconex, ngồi sau này này. Tôi quay lại nhìn Tuân xin lỗi, hai thằng bắt tay nhau vui vẻ. Thế đấy, ai cũng đã trưởng thành...
Bạn cũ, mỗi người mỗi vẻ. Loan tóc dài hay hát và có nụ cười như nắng xuân. Vách tóc quăn vàng, có dáng cao xinh xắn. Trân thì có làn da trắng như trứng gà bóc. Thuần thì xinh nhưng béo tròn như con ốc, chị Tâm thì hay nói chuyện chính trị.
Đời người như vó ngựa qua cửa sổ. Năm 2000, anh em trường Nông Cống 1 cũ chúng tôi gặp nhau ở Hà Nội. Tóc bạc cả rồi. Nhiều người cầm súng ra đi không về nữa. Anh lê Đình Đấu, phó Tổng Thanh tra nhà nước chỉ còn một mắt, anh Kim làm vụ trưởng ở Ban tổ chức TW thì vẫn thấp lùn thế, phong cách dân dã thế...Gặp nhau vui quá, họ tranh nhau nói như thuở học trò nhưng nhiều người tóc đã bạc phơ.
Thế mà đã 50 năm trôi qua rồi đấy.
BÚT KÝ – LÊ TUẤN LỘC
HÀ NỘI, THÁNG 11/ 2013
Các tin khác

“Binh chủng Tăng thiết giáp phải xứng đáng là lực lượng đột kích mạnh”

Chương trình “Tuần lễ vàng” – Cơ hội vàng cho giấc mơ tìm con yêu

Chương trình hòa nhạc đặc biệt “Bản giao hưởng hòa bình”

Thế hệ hôm nay và mai sau luôn trân trọng, biết ơn và tự hào

"Non sông đất nước vang khúc khải hoàn, trường tồn và phát triển"

Thủ tướng yêu cầu hoàn nguyên môi trường trong các dự án cao tốc miền Tây

Đoàn công tác xúc tiến đầu tư của tỉnh Vĩnh Phúc thăm và làm việc tại Ấn Độ

Kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Hội Nhà báo Việt Nam

Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV là kỳ họp quan trọng nhất của Quốc hội trong nhiệm kỳ này
Đọc nhiều

TP. Hồ Chí Minh: Trưởng Ban Quản trị chung cư Lux Garden (quận 7) lộng hành, chèn ép cư dân

Cần Thơ: Ra mắt công ty TNHH MTV Nông nghiệp Sông Hậu

Ô nhiễm môi trường biển ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Đoàn kiểm tra Bộ Công an làm việc tại Công an Vĩnh Phúc về công tác phòng chống khai thác, vận chuyển cát sỏi trái phép.

Trang bị hệ thống máy nội soi Olympus EVIS X1 CV1500 hiện đại nhất trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý tiêu hoá
Videos
E-magazine Inforgraphic Video

Cảnh báo hành vi giả danh cán bộ thuế, cơ quan thuế để lừa đảo

Phòng ngừa cháy nổ trong dịp Tết Nguyên đán

Bản tin tổng hợp số 8 tháng 11 của Tạp chí Sức khoẻ & Môi trường

Hà Nội (Q.Hà Đông) : Môi trường sống của người dân không được đảm bảo bởi những công trình vi phạm TTXD

Giải pháp giảm thiểu đốt ngoài trời, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp - Cơ hội từ GAHP

Ngành Thép hướng tới tiêu hao nguyên liệu thấp

Chính thức thông cầu phao tạm thay thế cầu Phong Châu (Phú Thọ)

Cách xử lý vệ sinh môi trường sau mùa bão lụt

Tạp chí Sức Khỏe & Môi Trường chia sẻ khó khăn với đồng bào chịu thiệt hại do cơn bão Yagi

Nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng

Sửa đổi Luật Điện lực: yêu cầu xuất phát từ thực tiễn

Chuyển đổi số báo chí: Thực trạng, thách thức và giải pháp

Petrovietnam: Sẵn sàng tâm thế cho chặng đường phát triển mới

Phát biểu của Chủ tịch nước tại Hội thảo quốc tế 50 năm thống nhất đất nước

Vai trò kiến tạo hòa bình của ngoại giao Việt Nam được thể hiện xuyên suốt

Quốc hội và Chính phủ đồng hành để hoàn thành trọng trách lịch sử

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp xúc cử tri huyện Hóc Môn và Củ Chi (TP Hồ Chí Minh)

Phát biểu của Chủ tịch nước tại Hội thảo quốc tế 50 năm thống nhất đất nước

Vai trò kiến tạo hòa bình của ngoại giao Việt Nam được thể hiện xuyên suốt

Yêu cầu rà soát, kiểm tra việc kê đơn thuốc tại các bệnh viện

Danh sách 12 loại sữa được xác định là giả

Ngăn cung, giảm cầu, giảm tác hại của ma tuý

Thanh Hóa: Bắt giữ 14 đối tượng trong đường dây sản xuất, buôn bán thuốc giả

Triệt phá đường dây sản xuất sữa bột giả với gần 600 chủng loại

Đoàn kiểm tra Bộ Công an làm việc tại Công an Vĩnh Phúc về công tác phòng chống khai thác, vận chuyển cát sỏi trái phép.

Science Fair 2025 – Trải nghiệm bổ ích tại “Disneyland khoa học” của Amser

Sở Giáo dục và Đào tạo Yên Bái tổ chức hội nghị lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo về dạy thêm, học thêm

Phú Thọ chỉ đạo về việc dạy thêm, học thêm mới nhất sau Thông tư 29 của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Trường Trung cấp Thuận Thành - Địa chỉ tin cậy trong đào tạo và sát hạch lái xe
Nổi bật

Phát biểu của Chủ tịch nước tại Hội thảo quốc tế 50 năm thống nhất đất nước

Vai trò kiến tạo hòa bình của ngoại giao Việt Nam được thể hiện xuyên suốt

Cứu sống bệnh nhân sử dụng quá liều thuốc huyết áp

Vì sao căn hộ cao cấp The Fibonan là lựa chọn hàng đầu tại khu Đông Hà Nội?

Hợp tác thúc đẩy quản lý chất thải tuần hoàn tại Việt Nam

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
