Việt Nam luôn là thành viên tích cực, năng động và có trách nhiệm của Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ
Quan hệ giữa Việt Nam với Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ liên tục phát triển trong thời gian qua. Việt Nam luôn tham gia, đóng góp tích cực, hiệu quả trong các hoạt động của Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ, trên các lĩnh vực và được đánh giá cao. Nhân kỷ niệm Ngày quốc tế Pháp ngữ (20-3), PV NDĐT có cuộc trao đổi với bà Va-nít-xa Ba-rắc (Vanissa Barrak) - Giám đốc Văn phòng Pháp ngữ, Khu vực châu Á -Thái Bình Dương tại Hà Nội.
Bà Va-nít-xa Ba-rắc, Giám đốc Văn phòng Pháp ngữ Khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
- Thưa bà, bà có thể giới thiệu một số hoạt động nổi bật được tổ chức trong dịp Ngày quốc tế Pháp ngữ năm nay?
- Bà Ba-rắc: Tháng ba này là tháng đặc biệt dành để kỷ niệm Ngày Quốc tế Pháp ngữ. Nhiều hoạt động phong phú, sinh động được tổ chức tại các thành phố lớn ở Việt Nam trong suốt tháng. Mục đích của những hoạt động này là tôn vinh tiếng Pháp cũng như giá trị của Cộng đồng Pháp ngữ, đó là sự đa dạng, phong phú về văn hóa, về những ngôn ngữ khác nhau trong Cộng đồng các nước có sử dụng tiếng Pháp, và những giá trị về bình đẳng, đoàn kết.
Đặc biệt, trong dịp này, Tổng Thư ký Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ tới thăm Việt Nam (từ ngày 12 đến 15-3), dự lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Pháp ngữ. Đây là sự kiện quan trọng và mang nhiều ý nghĩa, thể hiện sự quan tâm của Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ đối với Việt Nam tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Bên cạnh đó còn có việc trao các giải thưởng Pháp ngữ, hòa nhạc, triển lãm, chiếu phim, hội thảo, gặp gỡ, giao lưu. Đặc biệt, trong các buổi biểu diễn còn có sự tham gia của các nghệ sĩ đến từ một số nước trong Cộng đồng Pháp ngữ.
- Trong bối cảnh thế giới hiện nay, bà đánh giá thế nào về sự cần thiết cũng như vai trò của tiếng Pháp?
Bà Ba-rắc: Tiếng Pháp là căn bản trong Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ. Tiếng Pháp cũng mang lại cơ hội, mang lại nhiều giá trị cho những người có sử dụng ngôn ngữ này, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế toàn cầu, tác động tới nhiều quốc gia trên thế giới.
Trong bối cảnh hiện nay, việc biết thêm những ngôn ngữ quốc tế là rất quan trọng, ít nhất là hai ngôn ngữ tiếng Anh, tiếng Pháp... Bởi lẽ, tiếng Pháp là ngôn ngữ được sử dụng như ngôn ngữ chính thức tại 32 quốc gia và vùng lãnh thổ; hơn 220 triệu người trên thế giới tại 77 quốc gia và vùng lãnh thổ thành viên của Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ cùng nhau chia sẻ tiếng Pháp. Tiếng Pháp còn được sử dụng chính thức trong nhiều tổ chức quốc tế lớn, trong đó có LHQ.
- Thưa bà, trong thời gian tới, trước những biến chuyển trên thế giới, Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ có chiến lược phát triển thế nào?
- Bà Ba-rắc: Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ quan tâm tới nhiều lĩnh vực, trong đó luôn ưu tiên cho sự phát triển. Trong chiến lược của mình, chúng tôi quan tâm tới khu vực châu Á - Thái Bình Dương, với những ưu tiên, trong đó có ưu tiên phát triển tiếng Pháp, bởi hiện nay tiếng Pháp trong khu vực còn hạn chế.
Tuy nhiên, tại Việt Nam, tiếng Pháp phát triển và ứng dụng khá tốt. Mục tiêu lâu dài của Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ là thông qua tiếng Pháp, ngoài việc mở rộng hợp tác, trao đổi, giao lưu về văn hóa, giáo dục, chúng tôi còn muốn thúc đẩy hợp tác về kinh tế và các lĩnh vực khác.
Gần nhất là vào đầu tháng tư tới, chúng tôi tổ chức một diễn đàn Pháp ngữ về hợp tác kinh tế tại Hà Nội, với sự có mặt của các chuyên gia kinh tế, các quan chức cấp cao phụ trách về kinh tế của các nước thành viên Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ từ khắp các châu lục. Đây là sáng kiến quan trọng của Việt Nam. Diễn đàn này là cơ hội để đại diện các nước, các chuyên gia kinh tế đưa ra những đề xuất, kiến nghị, từ đó có thể thiết lập những chương trình hợp tác, trao đổi kinh tế giữa các thành viên trong Cộng đồng Pháp ngữ cũng như hình thành các mô hình hợp tác kinh tế trong khuôn khổ Cộng đồng Pháp ngữ, cũng như một Chương trình hành động cụ thể. Đây là một bước tiến mới đối với Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ. Chúng tôi đang mong muốn có một chiến lược lâu dài, thật sự hiệu quả cho Cộng đồng Pháp ngữ.
- Thưa bà, là người tham gia, chứng kiến các hoạt động tại Việt Nam thời gian gần đây, bà có đánh giá thế nào về sự tham gia, đóng góp của Việt Nam trong Cộng đồng Pháp ngữ?
- Bà Ba-rắc: Việt Nam luôn là thành viên tích cực, năng động và có trách nhiệm của Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ và có vai trò lớn trong Cộng đồng Pháp ngữ; luôn có những ý tưởng, sáng kiến về hợp tác, giao lưu, đối thoại trong Cộng đồng Pháp ngữ trên các lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, nông nghiệp, trong đó phải kể tới cơ chế hợp tác ba bên giữa Việt Nam với một quốc gia châu Phi và Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực LHQ. Đặc biệt, Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ tại Hà Nội năm 1997. Những yếu tố đó càng khẳng định vai trò và vị thế của Việt Nam trong khu vực cũng như trong Cộng đồng Pháp ngữ.
Việt Nam còn có sáng kiến mở một Trung tâm nghiên cứu Pháp ngữ tại Hà Nội nhằm phục vụ cho việc hợp tác trong Cộng đồng Pháp ngữ, thúc đẩy giao lưu giữa các nước có sử dụng tiếng Pháp. Chúng tôi đánh giá cao và ủng hộ kế hoạch này. Hơn nữa, quan hệ giữa Việt Nam với Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ liên tục phát triển. Chúng tôi luôn có sự hợp tác, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của Việt Nam, trong đó có Bộ Ngoại giao, và luôn nhận được sự ủng hộ tích cực của Chính phủ Việt Nam.
- Xin cảm ơn bà.
Theo NDĐT
Các tin khác

Tăng cường bảo đảm an ninh trật tự, an toàn trường học

Hà Nội: Quận Ba Đình phát động tháng hành động vì trẻ em với nhiều hoạt động thiết thực

Quốc hội rút ngắn nhiệm kỳ khóa XV, bầu cử khóa mới vào 15/3/2026

Thủ tướng dự lễ khởi công dự án Trump International Hưng Yên

Bạc Liêu xây dựng huyện Phước Long thành vùng quê đáng sống

Thanh Hóa: Thu giữ lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc

ĐBQH đề nghị tăng mạnh chế tài hình sự, xử nặng tội sản xuất, buôn bán hàng giả

Kiểm tra toàn diện các loại kem chống nắng trên toàn quốc

Tăng cường thanh, kiểm tra mỹ phẩm lưu thông trên thị trường
Đọc nhiều

TP. Hồ Chí Minh: Trưởng Ban Quản trị chung cư Lux Garden (quận 7) lộng hành, chèn ép cư dân

Vĩnh Phúc bắt quả tang một cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đang chế biến 22 con lợn dấu hiệu xuất huyết

Cần Thơ: Ra mắt công ty TNHH MTV Nông nghiệp Sông Hậu

Trung tâm Phát triển giáo dục Việt An Vĩnh Phúc: Kiến tạo nền tảng vững chắc cho thế hệ tương lai

Xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ tập trung nâng chất xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng

Sửa đổi Luật Điện lực: yêu cầu xuất phát từ thực tiễn

Chuyển đổi số báo chí: Thực trạng, thách thức và giải pháp

Petrovietnam: Sẵn sàng tâm thế cho chặng đường phát triển mới

Không để tình trạng ứng phó thụ động, bất ngờ với COVID-19

Quốc hội rút ngắn nhiệm kỳ khóa XV, bầu cử khóa mới vào 15/3/2026

Thủ tướng dự lễ khởi công dự án Trump International Hưng Yên
KẾT LUẬN 155-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH

“Xử lý hàng giả trong lĩnh vực y tế phải đấu tranh quyết liệt và nghiêm khắc”

Dự án giao thông nghìn tỷ ở Cần Thơ gặp khó vì mặt bằng

Lễ viếng, Lễ truy điệu, Lễ an táng Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Tăng cường bảo đảm an ninh trật tự, an toàn trường học

Thanh Hóa: Lập Tổ công tác xử lý tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại

Bộ Nông nghiệp và Môi trường triển khai đợt cao điểm đấu tranh chống buôn lậu và hàng giả

Thanh Hóa: Thu giữ lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc

ĐBQH đề nghị tăng mạnh chế tài hình sự, xử nặng tội sản xuất, buôn bán hàng giả

Trung tâm Phát triển giáo dục Việt An Vĩnh Phúc: Kiến tạo nền tảng vững chắc cho thế hệ tương lai

Science Fair 2025 – Trải nghiệm bổ ích tại “Disneyland khoa học” của Amser

Sở Giáo dục và Đào tạo Yên Bái tổ chức hội nghị lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo về dạy thêm, học thêm

Phú Thọ chỉ đạo về việc dạy thêm, học thêm mới nhất sau Thông tư 29 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nổi bật

Trà Vinh tiếp tục công bố tình huống khẩn cấp sụp lún, sạt lở

Gần 200 đại biểu dự hội thảo "Từ ý tưởng đến thực tiễn xây dựng bệnh viện thông minh"

“Xử lý hàng giả trong lĩnh vực y tế phải đấu tranh quyết liệt và nghiêm khắc”

Phân cấp mạnh hơn nữa trong lĩnh vực y tế

Việt Nam và Cuba tăng cường hợp tác trong lĩnh vực dược phẩm sinh học

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
