Xin đừng nợ trẻ em lời khẩn cầu về Covid-19!
“Ba chích ngừa cho con đi...!”
“Ba mẹ đừng nói chuyện Covid lúc ăn với trước khi đi ngủ nữa nhé!”, con gái 7 tuổi của tôi hôm nay bỗng nhiên dặn dò. Rồi con quay sang tôi, giọng hốt hoảng: “Con sợ lắm! Ba tìm thuốc chích ngừa cho con đi!”. Nghe con nói, tôi giật thót mình, tim quặn thắt. Tôi tự hỏi, điều gì đã khiến con mình lo sợ đến thế. Liệu những đứa trẻ khác có bị ám ảnh như con gái tôi không?
Tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho trẻ em là giải pháp đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng để bảo vệ trẻ em, tránh lây lan cộng đồng
Đem câu chuyện kể với vài người bạn, kết quả là không chỉ có con gái tôi mới sợ Covid, những đứa trẻ khác cũng có nỗi lo lắng như nhau. Hóa ra, Covid-19 không còn là nỗi lo riêng của người lớn, người già, người bị bệnh nền, nó còn là nỗi sợ hãi chung của những đứa trẻ. Nỗi sợ bắt nguồn từ những hình ảnh lan truyền trên mạng, trên tivi mỗi ngày, qua những câu than thở, những chuyện kể của người lớn.
Trẻ con không hiểu nhiều về dịch bệnh, chỉ biết Covid-19 là cái tên người ta xướng lên mỗi ngày. Nhưng nỗi ám ảnh đọng lại từ những hình ảnh, những câu chuyện, rằng một ngày nào đó, có thể chính chúng chứ không phải bất cứ đứa trẻ nào khác trên thế giới, phải mặc những bộ đồ kín mít, bị dẫn lên một chiếc xe, xung quanh là những khuôn mặt chỉ hở ra đôi mắt. Chúng bị bắt buộc rời khỏi nhà, rời bỏ cha mẹ để đến một nơi không phải nhà mình, một nơi đầy máy móc thay vào căn phòng thơm phức với búp bê và thú bông...
Thì ra, trước giờ người lớn chúng ta, truyền thông của chúng ta đã vô tình gieo rắc nỗi sợ hãi, ám ảnh vào đầu con trẻ. Chúng ta đã làm điều đó mỗi ngày vô tư và vô thức. Nhưng, hôm nay, lời nói của con gái 7 tuổi đã thức tỉnh tôi. Tôi hiểu, những ngày tiếp theo, người lớn chúng tôi phải rất cẩn trọng khi chia sẻ thông tin về dịch bệnh trước con trẻ. Đó là điều duy nhất, chúng tôi có thể làm được cho các con lúc này.
Riêng lời khẩn cầu: “Ba tìm thuốc chích ngừa cho con đi, con sợ lắm!” thì tôi bất lực! Cũng như nhiều bậc cha mẹ, tôi bắt đầu thấy lo lắng cho sức khoẻ con trước nguy cơ lây lan của dịch bệnh. Nỗi lo càng trở nên rõ rệt hơn, khi tôi biết hàng trăm trẻ em, bao gồm cả trẻ dưới 5 tuổi, tại Indonesia đã tử vong do nhiễm vi-rút SARS-CoV-2 chủng mới trong những tuần gần đây.
Chỉ riêng tại Hà Nội, trong tháng qua đã có khoảng 5% tổng số ca mắc Covid-19 là trẻ em từ 0-5 tuổi. Và, đến thời điểm này, trong hơn 3,78 triệu trẻ em mắc Covid-19 trên toàn thế giới đã có hàng trăm trẻ tử vong. Việt Nam cũng đã ghi nhận trường hợp tử vong ở trẻ em do mắc Covid-19.
Trẻ em trên thế giới đã được bảo vệ bằng vắc-xin
Từ câu chuyện của con mình, tôi lần tìm những thông tin về vắc-xin ngừa Covid-19 cho trẻ. Được biết, Mỹ, Singapore và Canada là những quốc gia đầu tiên cấp phép sử dụng vắc-xin ngừa Covid-19 cho trẻ em trong độ tuổi 12-15.
Marisol Gerardo, 9 tuổi, được mẹ đưa đi tiêm liều vắc-xin Covid-19 thứ hai của Pfizer trong một thử nghiệm lâm sàng cho trẻ em tại Mỹ ngày 12/4 - Ảnh: Reuters
Theo đó, trên 4 triệu trẻ em dưới 17 tuổi ở Mỹ đã được tiêm vắc-xin ngừa Covid-19. Tương tự, nước Đức đã triển khai chiến dịch tiêm phòng cho trẻ từ 12 tuổi trở lên kể từ tháng 7/2021. Ý đang mở rộng chiến dịch tiêm cho trẻ từ 12 tuổi trở lên. Nhật Bản đã chấp nhận sử dụng vắc-xin ngừa Covid-19 cho trẻ 12 tuổi. Canada ra khuyến nghị trẻ em từ 12 tuổi trở lên có thể được tiêm 2 liều vắc-xin Pfizer Covid-19 giống như người lớn. Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất đã cho phép tiêm vắc-xin cho trẻ từ 3 đến 17 tuổi tại nước này…
Như vậy, tiêm vắc-xin Covid-19 cho trẻ không còn là giải pháp mới. Bằng chứng, nhiều quốc gia đã và đang xúc tiến quá trình tiêm ngừa và đánh giá tác động lâu dài của đại dịch đối với trẻ em, bao gồm cả những cách vi-rút có thể gây hại sức khỏe thể chất lâu dài của trẻ bị nhiễm bệnh, cũng như những ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và cảm xúc ở lứa tuổi này.
Theo ghi nhận của các chuyên gia y tế thế giới, tỷ lệ trẻ em mắc Covid-19 ở nhiều quốc gia đang tăng cao. Có nguy cơ tăng nhanh trong thời gian tới do biến chủng mới của vi-rút. Việt Nam hiện có 24.776.733 trẻ em, chiếm 25,75% trên tổng dân số. Đó là một con số khiến chúng ta phải trăn trở, trước nguy cơ dịch bệnh diễn biến khôn lường, lây lan mạnh, không chừa một ai, kể cả trẻ con.
Đặt vấn đề tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho trẻ em trong thời điểm này, sẽ có ý kiến cho rằng hãy còn quá sớm, chưa phù hợp. Bởi trẻ em ở nước ta chưa phải là đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cao. Trong khi mọi nguồn lực bây giờ cần được tập trung cho các vùng dịch bệnh đang bùng phát mạnh và trở nên nguy cấp.
Dẫu vậy, chúng ta cũng không thể ngồi đợi nguy cơ lây nhiễm đe dọa ¼ dân số trẻ trong nước. Cần hay chưa cần tiêm vắc-xin cho trẻ em, có lẽ chúng ta phải tính ngay từ bây giờ. Nếu cần và có thể làm thì nên làm những gì, làm khi nào, bước đi cụ thể như thế nào, vắc-xin ở đâu, nguồn lực nào...?. Người lớn chúng ta phải đặt thành vấn đề được nghiên cứu kỹ lưỡng và hành động bài bản.
Xin đừng nợ trẻ em lời khẩn cầu về Covid-19!
Số trẻ em được tiêm vắc-xin thiết yếu trên toàn thế giới giảm một cách báo động Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) vừa phát đi lời cảnh báo về số trẻ em được tiêm các vắc-xin thiết yếu trên toàn thế giới đã giảm xuống một cách đáng báo động. Nguyên nhân của tình trạng này là do sự gián đoạn trong vận chuyển và dịch vụ tiêm chủng gây ra bởi đại dịch Covid-19. Theo các số liệu thống kê mới của WHO và UNICEF, sự gián đoạn này đe dọa đẩy lùi những tiến bộ phải khó khăn lắm mới đạt được trong việc tiêm chủng cho trẻ em và vị thành niên, những tiến bộ vốn đã bị chững lại trong vòng một thập kỷ qua. Những số liệu ước tính cập nhật nhất về bao phủ vắc-xin của WHO và UNICEF trong năm 2019 cho thấy những cải thiện trong tiêm chủng như mở rộng việc tiêm vắc-xin HPV trên 106 quốc gia và những nỗ lực bảo vệ được nhiều trẻ em hơn khỏi các bệnh tật đang có nguy cơ bị giảm xuống. Ví dụ, các số liệu sơ bộ trong 4 tháng đầu năm 2020 cho thấy số trẻ em hoàn thành tiêm chủng 3 mũi vắc-xin bạch hầu, uốn ván và ho gà (DTP3) đã giảm mạnh. Đây là lần đầu tiên trong 28 năm qua, tỷ lệ tiêm chủng DTP3, là chỉ số theo dõi về tiêm chủng tại từng quốc gia cũng như trên toàn thế giới, đã giảm xuống. “Vắc-xin là một trong những công cụ mạnh mẽ nhất trong lịch sử y tế công cộng và hiện nay có nhiều trẻ em được tiêm chủng hơn bao giờ hết”, TS.Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng Giám đốc WHO phát biểu. “Nhưng đại dịch đã làm cho những tiến bộ này đứng trước nguy cơ. Những bệnh tật và tử vong ở trẻ em do không được tiêm vắc-xin thường xuyên còn nhiều hơn do Covid-19. Điều này không đáng phải xảy ra. Vắc-xin có thể được vận chuyển một cách an toàn ngay cả trong thời gian dịch bệnh và chúng tôi kêu gọi các quốc gia hãy bảo đảm tiếp tục chương trinh tiêm chủng thiết yếu”. (nguồn WHO) |
Không chỉ có vắc-xin phòng Covid-19 mà các vắc-xin thiết yếu dành cho trẻ em trên toàn thê giới cũng đang giảm lượt tiêm chủng. Tuy nhiên, riêng về vắc-xin phòng Covid-19 đã được một số nước nhận thức là thiết yếu và đã thực hiện tiêm loại vắc-xin này cho trẻ em để chống lại dịch bệnh.
Một số nước trên thế giới đã nhận thức tiêm vắc-xin Covid-19 cho trẻ em là tiêm chủng thiết yếu Patsy Stinchfield, một y tá giám sát việc tiêm chủng cho Children’s Minnesota, có bằng chứng cho thấy, một số trường hợp người trẻ tuổi có thể mắc Covid-19 nghiêm trọng. Không chỉ có nhiều trẻ em mắc Covid-19 nhập viện nhiều hơn trong thời gian gần đây, khoa chăm sóc đặc biệt của bệnh viện này cũng có bệnh nhân Covid-19 trong độ tuổi 13, 15, 16 và 17. Nathan Quesnel, Giám đốc các trường học ở East Hartford, Connecticut, cho biết, thay vì tập trung vào thực tế rằng tiêm vắc-xin sẽ bảo vệ các thanh thiếu niên, nên truyền tải thông điệp rằng, vắc-xin sẽ giúp họ không phải cách ly nếu bị lây nhiễm vi-rút. “Họ không sợ những nguy cơ về sức khỏe từ Covid-19 mà là những tổn thất xã hội đi kèm với nó”, ông Quesnel nói. Michael Jackson ở North Port, Florida, rất mong muốn cậu trai 14 tuổi, Devin, đi tiêm vắc-xin Covid-19. Ông Jackson cho biết, trong năm 2020, các trận đấu bóng chày yêu thích của con trai ông đã bị hoãn và gia đình ông phải tạm ngừng các bữa ăn tối thông thường vào Chủ nhật với ông bà. Trong khi đó, Devin, một học sinh lớp 8, đã phải cách ly 3 lần sau khi tiếp xúc với những người mắc Covid-19. Theo NY Times, Ủy ban tư vấn vắc-xin của CDC sẽ họp trong những ngày tới để xem xét dữ liệu thử nghiệm lâm sàng và đưa ra các khuyến nghị về việc sử dụng vắc-xin trong nhóm tuổi từ 12-15. Trong vòng vài tháng tới, việc tiêm vắc-xin dự kiến sẽ mở rộng cho trẻ em ở độ tuổi nhỏ hơn. Pfizer dự kiến sẽ xin cấp phép khẩn cấp vào tháng 9 để tiêm vắc-xin cho trẻ em trong độ tuổi từ 2-11. Kết quả thử nghiệm lâm sàng của vắc-xin Moderna cho trẻ từ 12-17 tuổi sẽ có trong vài tuần tới (Theo NY Times) |
VŨ BÌNH
Các tin khác

DIFF 2025 và mùa pháo hoa Đà Nẵng nhiều cái “nhất” trong lịch sử

Xây dựng xã hội học tập là sứ mệnh cao cả trong kỷ nguyên mới

Thủ tướng: Nghiên cứu đề xuất điều chỉnh, bổ sung chính sách, pháp luật về đất đai

Quân khu 9 hoàn thành tốt công tác quân sự, quốc phòng 6 tháng đầu năm 2025

Thủ tướng: Hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người có công trước ngày 27/7

Mái ấm cho người nghèo: Phú Thọ tăng tốc trước hạn chót 31/8

Tra cứu địa giới sau sáp nhập qua bản đồ điện tử

Nghị quyết về đột phá trong chăm sóc sức khỏe nhân dân 'phải mang tính hành động'

Thủ tướng nêu 5 đề xuất quan trọng về môi trường, khí hậu và y tế tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS mở rộng
Đọc nhiều

Vĩnh Phúc bắt quả tang một cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đang chế biến 22 con lợn dấu hiệu xuất huyết

Bệnh viện Quân y 121, Quân khu 9 gặp mặt các cơ quan báo chí nhân ngày báo chí cách mạng Việt Nam

Ông Trần Duy Đông làm Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ mới

Bệnh viện Quân y 121 (Quân khu 9): Miễn tiền công khám bệnh và một phần chi phí xét nghiệm

Quảng Hưng (Quảng Bình): Lợi dụng xây dựng nghĩa trang để khai thác khoáng sản trái phép - Thủ đoạn tinh vi gây nguy hại môi trường

Nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng

Sửa đổi Luật Điện lực: yêu cầu xuất phát từ thực tiễn

Chuyển đổi số báo chí: Thực trạng, thách thức và giải pháp

Petrovietnam: Sẵn sàng tâm thế cho chặng đường phát triển mới

DIFF 2025 và mùa pháo hoa Đà Nẵng nhiều cái “nhất” trong lịch sử

Tuyên Quang kiện toàn bộ máy ngành Y tế sau sáp nhập

Siết chặt kê đơn thuốc ngoại trú: Cụ thể hơn, minh bạch hơn vì người bệnh

Tuyên Quang kiện toàn bộ máy, công bố loạt nhân sự lãnh đạo mới

Quảng Ngãi: Tập trung đột phá phát triển văn hóa, thể thao và du lịch sau sáp nhập

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được thông qua

Sớm đưa dự án Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ đi vào hoạt động

Thủ tướng: Nghiên cứu đề xuất điều chỉnh, bổ sung chính sách, pháp luật về đất đai

Trưởng Công an xã được phạt đến 50% mức tiền phạt tối đa, tịch thu phương tiện vi phạm hành chính

Phá đường dây cưỡng đoạt tài sản xuyên biên giới bằng hình ảnh, video nhạy cảm trên mạng

Vụ việc ô tô tông 10 xe máy ở Bắc Ninh: Tạm đình chỉ công tác cán bộ Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH gây tai nạn liên hoàn

Xử lý nghiêm cơ sở sản xuất, buôn bán thuốc cổ truyền quảng cáo sai sự thật

Xây dựng xã hội học tập là sứ mệnh cao cả trong kỷ nguyên mới

Thi tốt nghiệp THPT: Sáng nay, thí sinh chương trình 2018 thi buổi cuối cùng

Trường Đại học Điện lực: Mở rộng hợp tác nghiên cứu và đào tạo với Đại học Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc (UST)

Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV: Miễn, hỗ trợ học phí từ năm học 2025-2026
Nổi bật

Lễ công bố và đón nhận bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt Tháp Bà Pô Nagar

Trưởng Công an xã được phạt đến 50% mức tiền phạt tối đa, tịch thu phương tiện vi phạm hành chính

Phá đường dây cưỡng đoạt tài sản xuyên biên giới bằng hình ảnh, video nhạy cảm trên mạng

Quảng Ngãi: Tập trung đột phá phát triển văn hóa, thể thao và du lịch sau sáp nhập

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được thông qua

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
