2016 sẽ là năm nóng nhất trong lịch sử
(SK&MT) - Nhiều cơ quan khí tượng trên thế giới cảnh báo năm 2016 sẽ tiếp tục phá vỡ kỷ lục và trở thành năm nóng nhất trong lịch sử.
Nhưng rồi sau đó, nhiệt độ toàn cầu sẽ lại bắt đầu xu hướng tăng trở lại trong suốt cuối thập kỷ này. “Dù là năm 2018, 2019 hay 2020 cũng đều có khả năng trở thành năm nóng nhất trong lịch sử nhân loại, vượt xa 2015 và 2016. Nhưng dù sao thì chúng ta cũng đang dự đoán một thời điểm ở xa trong tương lai”; ông Smith, chuyên gia của Met Office nói.
Báo cáo của Met Office đưa ra trùng thời điểm mà một nhóm các nhà khoa học khác cũng công bố một nghiên cứu cho thấy 30 năm trở lại đây là các năm nóng nhất mà châu Âu từng ghi nhận trong suốt 2.000 năm qua.
Còn theo Scientific American, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) và Cục quản lý Hải dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ (NOAA), tháng 4/2016 là tháng 4 nóng nhất trong lịch sử, đồng thời là tháng thứ 12 liên tiếp thiết lập kỷ lục về nền nhiệt độ tháng cao nhất, do cộng hưởng của biến đổi khí hậu với hiện tượng El Nino.
Theo NOAA, 4 tháng đầu của năm nay đã trở thành những tháng nóng nhất kể từ khi kỷ lục này được lập ra hồi năm 1880. Jake Crouch, một chuyên gia nghiên cứu về khí hậu của NOAA, cho biết mặc dù Trái Đất sắp bước vào thời kỳ khí hậu mát mẻ do ảnh hưởng của hiện tượng thời tiết La Nina, nhưng không vì thế mà năm 2016 được dự đoán có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ của năm ngoái và có thể sẽ lập một kỷ lục mới về nhiệt độ nóng trên toàn cầu.
Người đứng đầu Viện Nghiên cứu Không gian Goddard của NASA, Gavin Schmidt nhận định với mức nhiệt độ các tháng đầu năm 2016, có 99% khả năng nhiệt độ trung bình năm nay sẽ cao hơn năm ngoái và trở thành năm nóng nhất trong lịch sử.
Tổ chức phi lợi nhuận Climate Central (Mỹ), tái phân tích dữ liệu nhiệt độ trung bình các tháng đầu năm nay của NASA và NOAA, đồng thời so sánh chúng với mức trung bình giai đoạn năm 1881 - 1910. Kết quả cho thấy, nhiệt độ trung bình từ tháng 1 đến tháng 4 của năm 2016 cao hơn 1,45°C so với giai đoạn 1881 - 1910.
Năm 2015 được các nhà khoa học đánh giá là năm nóng nhất trong lịch sử, đánh bật kỷ lục trước đó của năm 2014. Tuy nhiên, những tháng đầu năm của năm 2016 đang cho thấy những con số thống kê "chưa từng có", nóng hơn 0,5 độ C so với nhiệt độ trung bình cùng kỳ của năm 2015. Mặc dù El Nino đang dần giảm cường độ và hiện tượng La Nina gây nhiệt độ lạnh bất thường dự kiến sẽ hoạt động mạnh vào cuối năm nay, nhưng NOAA cảnh báo 2016 sẽ tiếp tục lập một kỷ lục mới để trở thành năm nóng nhất trong lịch sử.
“Biến đổi khí hậu là thách thức của nhân loại và ảnh hưởng đến mọi người trên trái đất” - Giám đốc NASA Charles Bolden khẳng định. Nhiệt độ nóng kỉ lục được thiết lập trong giai đoạn 2014-2015 cho thấy rõ quả địa cầu ngày càng ấm lên. Gavin Schmidt, Giám đốc viện Nghiên cứu không gian Goddard của NASA, khẳng định, tình trạng này vẫn chưa dừng lại, dự kiến trong năm 2016 sẽ nóng hơn năm 2015 và trở thành năm nóng nhất chưa từng thấy.
Do nhiệt độ tăng cao, băng ở Bắc cực đang tan nhanh hơn bao giờ hết. Theo báo Independent (Anh), giáo sư Peter Wadhams thuộc Đại học Tổng hợp Cambridge đưa ra kết luận: "Lần đầu tiên trong vòng 100.000 năm qua, Bắc Cực có thể hoàn toàn không có lớp băng đá bao phủ trên bề mặt". Giáo sư tuyên bố lớp băng trên Bắc Cực có thể biến mất ngay trong năm nay hoặc năm tới: "Dự đoán của tôi là băng Bắc Cực hoàn toàn có thể biến mất, điều đó đồng nghĩa với việc diện tích không phủ băng đạt khoảng 1 triệu km vuông cho đến tháng 9 năm nay".
Sở dĩ nhà khoa học đưa ra kết luận như vậy là dựa theo dữ liệu về nhịp độ băng tan hiện tại ở Bắc bán cầu. Chỉ mới 30 năm trước, diện tích lớp băng bao phủ Bắc Cực còn là 12,7 triệu km vuông. Đến đầu năm nay con số này giảm xuống còn 11,1 triệu km vuông. Và hiện băng bao phủ bề mặt Bắc Cực là 3,4 triệu km vuông - là kỷ lục về mức phủ băng thấp.
Cuối năm 2015, tại Hội nghị toàn cầu về biến đổi khí hậu COP21 tổ chức ở Paris (Pháp), các chính phủ cam kết giữ nhiệt độ của Trái Đất không tăng quá 2°C vào cuối thế kỷ này, so với thời kỳ tiền công nghiệp. Theo đó, các quốc gia đang nỗ lực cắt giảm lượng phát thải carbon dioxide (CO2) và nhiều khí gây hiệu ứng nhà kính khác để thực hiện mục tiêu trên. Theo NOAA, nồng độ khí CO2 trung bình hàng tháng trên toàn cầu đạt mức kỷ lục, vượt 400 phần triệu (ppm) kể từ tháng 3/2015.
Linh Đức
Các tin khác

COP29: 300 tỷ USD một năm chi cho biến đổi khí hậu là quá ít

COP29 và những cam kết cho mục tiêu giảm khí thải nhà kính

EU công bố kế hoạch hợp tác giảm phát thải methane tại COP29

Khai mạc Phiên cấp cao Hội nghị COP16- Cam kết mạnh mẽ từ các nhà lãnh đạo

Hội nghị trù bị COP29: Tăng hợp tác quốc tế hướng tới mục tiêu khí hậu toàn cầu

Cháy rừng dữ dội làm gia tăng hiện tượng Trái Đất nóng lên

Cường độ bão mạnh hơn do tác động của biến đổi khí hậu

Cần Thơ: Tổ chức phát động phong trào thi đua hoàn thiện dự án Đường ống Lô B - Ô Môn

ASEAN ra mắt Chương trình Phòng chống các bệnh truyền nhiễm qua đường không khí (AIDP)
Đọc nhiều

Bệnh viện Quân y 121, Quân khu 9 gặp mặt các cơ quan báo chí nhân ngày báo chí cách mạng Việt Nam

Ông Trần Duy Đông làm Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ mới

Bệnh viện Quân y 121 (Quân khu 9): Miễn tiền công khám bệnh và một phần chi phí xét nghiệm

Quảng Hưng (Quảng Bình): Lợi dụng xây dựng nghĩa trang để khai thác khoáng sản trái phép - Thủ đoạn tinh vi gây nguy hại môi trường

TP. Hồ Chí Minh: Sức khỏe tinh thần cư dân bất ổn sau sự việc bầu Ban quản trị Chung cư Lux Garden - quận 7

Chấn Hưng (Vĩnh Phúc): Từ làng quê thuần nông đến diện mạo nông thôn mới khởi sắc

Nhiều chương trình hấp dẫn đón Xuân Ất Tỵ tại Cantho Eco Resort

Trung Quốc: Số ca mắc bệnh lý đường hô hấp tiếp tục tăng

Lãnh đạo Liên Hợp Quốc, các quốc gia, các đảng viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

COP29: 300 tỷ USD một năm chi cho biến đổi khí hậu là quá ít

COP29 và những cam kết cho mục tiêu giảm khí thải nhà kính

EU công bố kế hoạch hợp tác giảm phát thải methane tại COP29

Hội nghị trù bị COP29: Tăng hợp tác quốc tế hướng tới mục tiêu khí hậu toàn cầu

Cụ ông 80 tuổi được cứu sống do các cục máu đông làm tắc động mạch

Sau đại dịch gia lương thực tăng vọt

WHO: Châu Âu đối mặt với “mùa đông thách thức”

Vì sao Ấn Độ có ít nguy cơ bị tàn phá bởi làn sóng dịch COVID-19 thứ 3?

Khai mạc Phiên cấp cao Hội nghị COP16- Cam kết mạnh mẽ từ các nhà lãnh đạo

Bệnh đậu mùa khỉ bùng phát tại châu Phi, WHO có thể công bố tình trạng khẩn cấp

WHO: Số ca bệnh sởi đang gia tăng khắp châu Âu năm thứ hai liên tiếp

UNESCO cảnh báo tình trạng bạo lực nhằm vào các nhà báo môi trường
Nổi bật

Đảng bộ Trường Đại học Điện lực sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới

Thủ tướng yêu cầu tiếp tục chăm lo tốt đời sống người có công với cách mạng

Công an TP Cần Thơ: Quyết tâm đảm bảo an ninh trật tự các ngày lễ lớn và Đại hội Đảng bộ các cấp

Quản lý chặt bệnh nhân bệnh tâm thần, bảo đảm giám định khách quan, minh bạch

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
