Biến đổi khí hậu cũng là khủng hoảng y tế toàn cầu
Biến đổi khí hậu cũng là tình trạng khẩn cấp toàn cầu.
Phản ứng khác nhau với hai cuộc khủng hoảng nằm ở chỗ, với nhiều người, SARS-CoV-2 là mối đe dọa ngay lập tức, hữu hình. Virus này đang lây nhiễm cho con người và là căn nguyên khiến người ta mắc bệnh rồi chết.
Chỉ 18 tháng trước, Hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu của LHQ đã cảnh báo rằng thế giới đã bỏ qua các nỗ lực nhằm hạn chế sự nóng lên dưới 2 độ C và tránh những tác động xấu nhất của sự nóng lên toàn cầu.
Nghịch lý thay, thảm họa virus corona đã cho thế giới một ý tưởng về việc ô nhiễm có thể được xử lý nhanh như thế nào bằng các biện pháp cực đoan.
Vài tháng đầu năm đã chứng kiến lượng khí thải CO2 giảm đột ngột, với sự bùng phát COVID-19 dẫn đến việc tạm thời ngừng hoạt động công nghiệp và các chuyến bay nối nhau ở các khu vực lớn ở châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ.
Mặc dù các chuyên gia cảnh báo những tác động này sẽ không kéo dài lâu, một số người, như Fatih Birol, người đứng đầu Cơ quan Năng lượng Quốc tế, đang nhiệt tình kêu gọi các chính phủ sử dụng “cơ hội lịch sử” này để đưa năng lượng tái tạo vào các kế hoạch kích thích kinh tế để bù đắp suy thoái kinh tế.
“Đây là thời điểm hoàn hảo cho một Thỏa thuận mới xanh, tăng cường năng lượng sạch, tái tạo và để nhân rộng các công việc thiết yếu có hàm lượng carbon thấp như nhân viên chăm sóc tại nhà, giáo viên, y tá, chuyên gia y tế công cộng và nhân viên dịch vụ” Keya Chatterjee, giám đốc điều hành của Mạng lưới hành động khí hậu Mỹ, nói với DW.
Đại dịch COVID-19 và biến đổi khí hậu vốn là hai vấn đề khác nhau nhưng lại có chung một đặc điểm quan trọng: cả hai đều là khủng hoảng toàn cầu đe dọa mạng sống hàng triệu người. Thế nhưng, chỉ có một cuộc khủng hoảng được nhiều nước quan tâm và giải quyết bằng những hành động quyết liệt.
Theo kênh CNN (Mỹ), khi dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 lan nhanh, chính phủ, doanh nghiệp và người dân khắp thế giới đã thực hiện những biện pháp như thời chiến và chưa từng có tiền lệ.
Nhiều chính phủ đã phong tỏa toàn quốc, đóng cửa trường học, hủy sự kiện, dừng hoạt động nhà máy, yêu cầu người dân làm việc ở nhà, chi tiền khẩn cấp để chống dịch COVID-19. Không có cái giá nào là quá lớn nếu ngăn chặn được dịch bệnh.
SARS-CoV-2 đang chứng minh rằng thế giới hoàn toàn có thể thay đổi mạnh mẽ và hy sinh lợi ích kinh tế để cứu mạng người.
Hàng chục năm qua, các nhà khoa học đã yêu cầu lãnh đạo thế giới phải quyết liệt như vậy trong giải quyết khủng hoảng khí hậu. Tuy nhiên, bất chấp vô số thỏa thuận quốc tế, các chính phủ vẫn chậm chạp trong hành động giảm khí thải.
Bà Donna Green, Phó Giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu thuộc Đại học New South Wales (Australia), nói: “Thực sự đau lòng vì nó cho thấy ở cấp độ quốc gia hay quốc tế, nếu chúng ta cần hành động là chúng ta có thể làm được. Vậy tại sao ta lại chưa hành động vì khí hậu? Không chỉ bằng lời mà bằng hành động thực sự”.
Khí thải gây hiệu ứng nhà kính từ hoạt động của con người tiếp tục tăng, ô nhiễm không khí tiếp tục bóp nghẹt các thành phố, thế giới sắp ấm thêm 3 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Vậy tại sao các chính phủ không hành động nhiều hơn để bảo vệ người dân khỏi tác động của biến đổi khí hậu?
Khủng hoảng khí hậu không phải là virus. Những bệnh mà khủng hoảng khí hậu gây ra và những nguy hiểm do khủng hoảng khí hậu xuất hiện thông qua bên thứ ba: ô nhiễm, lũ lụt, hạn hán. Từ đó, những người theo quan điểm bác bỏ khủng hoảng khí hậu có cơ hội để nói rằng đó là cái chết do nguyên nhân khác.
Với nhiều người không ở tiền tuyến chống biến đổi khí hậu, thì vấn đề chỉ như một chuyện trong tương lai xa xôi.
Trong cuộc chiến chông đại dịch Covid-19, nước nào thực hiện biện pháp phát hiện virus sớm, nhanh chóng phân bổ nguồn lực y tế và áp đặt biện pháp cách ly xã hội thì sớm kiềm chế dịch. Nước nào hành động chậm thì đang lãnh hậu quả.
Bài học về sự sẵn sàng đó cũng có thể áp dụng vào cuộc khủng hoảng khí hậu. Các nước cần hành động nhanh để giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu thay vì ngồi chờ thảm họa đến đỉnh điểm mới hành động. Họ có thể hành động bằng giảm khí thải, phát triển công nghệ xanh, thực hiện chính sách khí hậu hiệu quả.
Theo Dịch vụ Giám sát Khí quyển Copernicus, các chất ô nhiễm không khí ở Trung Quốc giảm khoảng 20-30% trong tháng 2 nhờ hạn chế công nghiệp và giao thông.
Italy, nơi có ổ dịch lớn nhất ngoài Trung Quốc, đã phong tỏa toàn quốc và kết quả là ô nhiễm không khí giảm mạnh.
Lệnh cấm đi lại đã khiến hàng triệu chuyến bay bị hủy, góp phần giảm ô nhiễm không khí. Làm việc từ nhà cũng cho thấy không phải ai cũng cần tới văn phòng.
Ai cũng biết điều đó nhưng đột ngột đóng cửa mọi nhà máy và cấm ô tô không phải là biện pháp bền vững để đối phó với biến đổi khí hậu. Các chính phủ lo ngại về ảnh hưởng kinh tế nếu đóng cửa nhà máy và hạn chế đi lại. Công ty xếp hạng tín nhiệm S&P Global cho biết SARS-CoV-2 đã đẩy thế giới vào cuộc suy thoái toàn cầu.
Tuy nhiên, các nhà khoa học khí hậu cho biết không cần đóng cửa triệt để để đối phó với biến đổi khí hậu, mà chỉ cần dùng công nghệ sẵn có để giảm khí thải.
Từ khi Tổng thống Donald Trump cầm quyền năm 2016, ông đã xóa bỏ các quy định về khí hậu vốn sinh ra để hạn chế biến đổi khí hậu. Ông đã rút Mỹ khỏi Thỏa thuận Paris về chống biến đổi khí hậu, nới lỏng quy định về phát thải với các nhà máy điện, cho phép khai thác nhiều khí đốt và dầu mỏ… Các động thái này đang cản trở cuộc chiến chống cả biến đổi khí hậu và COVID-19.
Từ chỗ coi nhẹ dịch bệnh, Tổng thống Mỹ đã buộc phải tuyên chiến với COVID-19 khi gọi đây là kẻ thù vô hình và coi mình là tổng thống thời chiến.
Truyền thông cũng có vai trò lớn trong tuyên truyền về khí hậu. Đại dịch COVID-19 khiến báo chí thế giới đưa tin 24h mỗi ngày ở nhiều quốc gia. Người xem và độc giả tìm kiếm tin về đại dịch để bảo vệ mình.
Tuy nhiên, nhu cầu về thông tin biến đổi khí hậu không cấp bách như vậy và không được nói tới nhiều. Các mạng lưới truyền hình lớn ở Mỹ chỉ phát sóng lượng tin dài tổng cộng 238 phút về khí hậu trong năm 2019, chiếm 0,7% tổng lượng phát sóng.
Chỉ cần đưa tin về khí hậu bằng 1/10 so với đưa tin về COVID-19 thì có thể quan điểm của người dân sẽ thay đổi và họ nhận ra đây là mối đe dọa với mình.
Có thể nói COVID-19 chính là phiên bản chạy thử trong quản lý khủng hoảng toàn cầu mà thế giới không nên bỏ qua khi đối phó với biến đổi khí hậu.
Linh Đức
Các tin khác

Công nghệ xanh để đại dương bền vững

Trà Vinh công bố tình huống khẩn cấp sự cố sạt lở đê bao ở huyện Càng Long

Thanh Hóa: Hơn 2.100 hộ được hỗ trợ đấu nối nước sạch

Thanh Hóa: Tiêu hủy gần 5 tấn da trâu, da bò không rõ nguồn gốc

Cải thiện không khí – những bài học kinh nghiệm từ quốc tế với Việt Nam

Thấp thỏm, lo âu trước sạt lở ở vùng ĐBSCL

Bệnh viện Bạch Mai lên tiếng về quản lý chất thải y tế

Dự báo thời tiết dịp 30/4-1/5: TP Hồ Chí Minh chiều tối có thể có mưa

Xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ tập trung nâng chất xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu
Đọc nhiều

TP. Hồ Chí Minh: Trưởng Ban Quản trị chung cư Lux Garden (quận 7) lộng hành, chèn ép cư dân

Vĩnh Phúc bắt quả tang một cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đang chế biến 22 con lợn dấu hiệu xuất huyết

Cần Thơ: Ra mắt công ty TNHH MTV Nông nghiệp Sông Hậu

Trung tâm Phát triển giáo dục Việt An Vĩnh Phúc: Kiến tạo nền tảng vững chắc cho thế hệ tương lai

Xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ tập trung nâng chất xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

An Giang liên tiếp xảy ra các vụ sạt lở bờ sông, người dân nơm nớp lo sợ

Sạt lở ở Cần Thơ khiến 1 nhà dân bị sụp xuống sông

Sạt lở ở An Giang làm 10 căn nhà của người dân bị sụp xuống sông

Trà Vinh công bố tình huống khẩn cấp sự cố sạt lở đê bao ở huyện Càng Long

Cần Thơ: Tổng kết Dự án “Các Trung tâm Đổi mới sáng tạo xanh”

Công ty cổ phần bê tông 620 Châu Thới: Năng động, tiêu biểu trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng ngành giao thông vận tải

Hậu Giang: Tạo nền tảng cho vùng lúa chất lượng cao, thân thiện với môi trường

Thúc đẩy tín dụng cho ngành hàng nông sản chủ lực, đưa Đồng bằng sông Cửu Long phát triển nhanh, bền vững

Xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ tập trung nâng chất xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Thanh Hóa: Chưa xem xét khai thác khoáng sản tại nhà máy chế biến gỗ Lee & Carol

Quản lý rơm rạ trên đồng ruộng, hướng đi của nền nông nghiệp bền vững

Bắc Giang: Hướng đến mục tiêu bảo vệ môi trường vì sự phát triển bền vững

Thanh Hóa: Thu giữ lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc

Bộ Y tế yêu cầu thu hồi 12 loại sữa bột giả

Danh sách 12 loại sữa được xác định là giả

Sẽ tổ chức 5 đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm

Trách nhiệm giữ gìn hệ sinh thái và bảo tồn Sếu đầu đỏ

Những sứ giả Sếu đầu đỏ được đưa về vườn Quốc gia Tràm Chim - Đồng Tháp

Đồng Tháp với mục tiêu phục hồi và phát triển Sếu đầu đỏ

Trò chuyện cùng những “bảo mẫu” ở Trại rắn lớn nhất miền Tây

Chuyển đổi năng lượng tái tạo: Sự cần thiết để đảm bảo môi trường sống cho tương lai

Fleet Space Technologies tìm khoáng sản cho tương lai năng lượng sạch

Dùng cát biển đã được rửa sạch để làm đường cao tốc – Tại sao không ?

Hà Nội xây dựng lộ trình chuyển đổi sử dụng xe buýt điện đạt 100% vào năm 2035
Nổi bật

Gần 200 đại biểu dự hội thảo "Từ ý tưởng đến thực tiễn xây dựng bệnh viện thông minh"

“Xử lý hàng giả trong lĩnh vực y tế phải đấu tranh quyết liệt và nghiêm khắc”

Phân cấp mạnh hơn nữa trong lĩnh vực y tế

Việt Nam và Cuba tăng cường hợp tác trong lĩnh vực dược phẩm sinh học

Thanh Hóa: Lập Tổ công tác xử lý tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
