Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến tham dự Đại hội đồng Y tế Thế giới lần thứ 68: Việt Nam nỗ lực đột phá đổi mới hệthống y tế một cách bền vững
(Suckhoemoitruong.com.vn) - Trong khuôn khổ hoạt động của Đại hội đồng Y tế Thế giới lần thứ 68, diễn ra tại Geneva (Thụy Sĩ) từ 18 đến 26/5/2015, Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam tham dự và đã có bài phát biểu tại phiên toàn thể của kỳ họp hôm 18/5.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã nêu bật những thành tựu quý báu mà ngành y tế Việt Nam đã đạt được về phát triển hệ thống y tế, tăng tuổi thọ người dân, chăm sóc sức khỏe ban đầu, sức khỏe bà mẹ trẻ em, bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân ... trong điều kiện của một quốc gia với hơn 90 triệu dân, vừa bước chân vào nhóm các nước có thu nhập trung bình thấp. Với những nỗ lực vượt bậc, Việt
Bộ trưởng đã nhấn mạnh 3 nhóm chính sách đổi mới hệ thống y tế một cách bền vững mang tính đột phá đã được thực hiện tại Việt Nam thời gian qua, bao gồm: Đổi mới cơ chế tài chính của nền y tế tiến tới đảm bảo công bằng trong chăm sóc sức khỏe dựa trên đường lối phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Theo đó, giá dịch vụ y tế được điều chỉnh theo thị trường; Nhà nước hỗ trợ mua BHYT cho người nghèo, người cận nghèo, người dân tộc thiểu số, trẻ em dưới 6 tuổi và những người có hoàn cảnh khó khăn... phân bổ ngân sách dựa vào kết quả đầu ra; khuyến khích đầu tư tư nhân, kết hợp công tư (PPP) để đầu tư hạ tầng và trang thiết bị y tế hiện đại; tăng cường y tế tư nhân, cải cách thủ tục hành chính hướng tới sự hài lòng của người dân.
Từng bước xây dựng hệ thống hạ tầng y tế đồng bộ, đầu tư phát triển một số bệnh viện hiện đại tại tuyến trên kết hợp với việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng ở tuyến cơ sở, từng bước đầu tư chuẩn hóa cơ sở vật chất y tế tuyến cơ sở, đặc biệt là tuyến xã, kết hợp triển khai mô hình bác sĩ gia đình vụ cho công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, đảm bảo mọi người dân đều tiếp cận dễ dàng với dịch vụ khám bệnh và dự phòng có chất lượng.
Phát triển nguồn nhân lực y tế, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, gắn kết chặt chẽ với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ; triển khai mạng lưới nhân viên y tế thôn bản và cô đỡ thôn bản tại tuyến cơ sở, đặc biệt ở vùng núi cao; khuyến khích phát triển y học cổ truyền và kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại; thực hiện chuyển giao khoa học, kỹ thuật từ tuyến trên xuống tuyến dưới nhằm giảm tải cho tuyến trên và giảm chi phí của người bệnh.
Tại diễn đàn, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã kêugọi WHO và các quốc gia khác tăng cường phối hợp để thực hiện tốt hơn nữa công tác chăm sóc sức khỏe toàn dân, bao phủ y tế toàn dân, đảm bảo chất lượng và đa dạng hóa các dịch vụ y tế. Bên cạnh đó, với vai trò là Chủ tịch diễn đàn Bộ trưởng Y tế ASEAN từ khi Hội nghị Bộ trưởng Y tế 10 nước ASEAN và các hội nghị liên quan diễn ra tại Hà Nội tháng 9/2014, Bộ trưởng bày tỏ cam kết của Việt Nam cùng với các quốc gia thành viên cùng phấn đấu xây dựng cộng đồng vững mạnh trong đó có mục tiêu “Sức khỏe tốt hơn cho cộng đồng ASEAN sau năm 2015”, để y tế đã, đang và sẽ trở thành một cấu phần quan trọng đóng góp vào sự thịnh vượng chung của cộng đồng các quốc gia ASEAN.
Chiều ngày 18/5, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến tham dự Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ về Hợp tác, trao đổi thông tin và nâng cao năng lực giám sát, phòng chống dịch bệnh các nước châu thổ sông Mêkông với Bộ trưởng Y tế các quốc gia: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Trung Quốc.
Dự án Hợp tác, trao đổi thông tin và nâng cao năng lực giám sát, phòng chống dịch bệnh các nước châu thổ sông Mêkông (MBDS) trong đó có Việt Nam do Tổ chức Rokefeller, Hoa Kỳ viện trợ đã được triển khai qua 3 giai đoạn từ năm 2001 đến 2011 và đã kết thúc tốt đẹp. Tại Việt Nam, dự án được thực hiện ở các tỉnh Lai Châu, Lạng Sơn, Hà Tĩnh, Quảng Trị và An Giang. Các mục tiêu và hoạt động của dự án bao gồm: (1) Tăng cường sự phối hợp giám sát, phòng chống dịch bệnh giữa ngành y tế và ngành thú y trong phòng chống các bệnh lây từ súc vật sang người, tăng cường giám sát dịch bệnh dựa vào cộng đồng; (2) Nâng cao năng lực và hợp tác trong giám sát dịch, tăng cường trao đổi thông tin giữa các bộ, ngành liên quan, giữa các nước trong khu vực nhằm ngăn chặn các dịch bệnh có thể lan rộng qua biên giới; (3) Hỗ trợ mạng lưới đào tạo dịch tễ học thực địa (FETP), tổ chức một số khóa học thí điểm về dịch tễ học thực địa; (4) Phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin trong trao đổi thông tin, phát hiện, ứng phó nhanh, giám sát, phòng chống dịch bệnh, và (5) Cung cấp số liệu, xây dựng bằng chứng cho việc hoạch định chính sách, chiến lược nhằm phòng chống các dịch bệnh truyền nhiễm và các bệnh mới nổi.
Kết quả của dự án hợp tác 6 nước này đã được cộng đồng quốc tế và khu vực đánh giá rất cao. Nhiều mạng lưới phòng chống dịch bệnh của châu Phi và các châu lục khác lấy mô hình của MBDS học tập kinh nghiệm và phát triển.
Sáu Bộ trưởng Bộ Y tế đã ký Biên bản ghi nhớ (MoU) về Hợp tác trao đổi thông tin, tăng cường năng lực giám sát dịch bệnh giữa 6 nước sông Mêkông lần thứ 3, trong đó xác định những lĩnh vực ưu tiên, phạm vi hợp tác, xây dựng mối quan hệ đối tác và cơ chế phối hợp cũng như huy động nguồn lực tài chính cho các hoạt động hợp tác MBDS.MoUlần 1 kýnăm 2001 ở Côn Minh – Trung Quốc và lần thứ 2 vào tháng 5/2007 tại Geneva, Thụy Sỹ.
Cũng trong ngày 18/5/2015, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã có cuộc gặp trao đổi hợp tác với Phó Tổng Giám đốc điều hành liên minh toàn cầu về vắcxin và tiêm chủng (GAVI), Bộ trưởng Bộ Y tế Australia, Chủ tịch tổ chức Phẫu thuật Nụ cười Hoa Kỳ.
Được biết, cuối tháng 6 tới đây, tại Việt Nam WHO sẽ công bố chính thức công nhận hệ thống NRA trong sản xuất vắcxin và sinh phẩm đạt tiêu chuẩn của WHO. Sự kiện này tạo điều kiện cho các sản phẩm vắcxin, sinh phẩm của Việt
Phạm Hằng