Cần Thơ: Cần có những biện pháp ứng phó kịp thời, hiệu quả do sạt lở bờ sông
So với cùng kỳ năm 2023, tình hình sạt lở trên địa bàn thành phố Cần Thơ năm 2024 đã giảm về số vụ, chiều dài sạt lở và thiệt hại. Tuy nhiên, mức độ thiệt hại vẫn rất đáng lo ngại và cần có những biện pháp ứng phó kịp thời, hiệu quả.
So với cùng kỳ năm 2023, tình hình sạt lở trên địa bàn thành phố Cần Thơ năm 2024 đã giảm về số vụ, chiều dài sạt lở và thiệt hại. |
Trước tình hình này, các cơ quan chức năng đã tăng cường công tác dự báo, cảnh báo sớm, chủ động theo dõi chặt chẽ thông tin dự báo. Bên cạnh đó, tăng cường kiểm tra, rà soát các khu vực có nguy cơ sạt lở cao.
Ngành chức năng cũng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng bằng việc tổ chức các lớp tập huấn về quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng với mục tiêu là giúp người dân hiểu rõ về nguy cơ sạt lở và biết cách ứng phó hiệu quả.
Tính đến tháng 7/2024, trên địa bàn thành phố Cần Thơ đã xảy ra 24 đợt sạt lở bờ sông |
Tuy nhiên, công tác phòng chống sạt lở hiện nay ở Cần Thơ còn gặp nhiều khó khăn, đó là: diễn biến thiên tai, thời tiết ngày càng cực đoan, khó lường; cơ sở hạ tầng công cộng cũng như nhà ở của nhân dân đã và đang bộc lộ nhiều điểm yếu, chưa đảm bảo an toàn trước thiên tai; đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác phòng chống thiên tai các cấp còn thiếu và chưa được đào tạo bài bản; phương tiện, thiết bị phục vụ cho nhiệm vụ phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn còn rất hạn chế…Việc khắc phục những khó khăn cả khách quan và chủ quan này còn cần nhiều nỗ lực hơn nữa của các cơ quan chức năng và chính quyền các cấp.