Chế độ và cách ăn uống giúp trẻ em Nhật Bản có sức khỏe tốt nhất
SK&MT - Kết quả của một nghiên cứu y tế trên toàn thế giới vừa được công bố trên Tạp chí The Lancet, cho thấy trẻ sinh ra tại Nhật Bản có một cuộc sống lành mạnh, sức khỏe tốt nhất thế giới. Chế độ ăn uống của người Nhật tránh được bệnh tiểu đường, béo phì ở trẻ em, căn bệnh hiện đang tăng nhanh trên thế giới.
Người Nhật không cấm trẻ ăn vặt nhưng kiểm soát số lượng và tần suất. Trong bữa ăn, họ cũng không ép trẻ ăn, quát mắng mà luôn tạo ra không khí vui vẻ, cảm giác thoải mái cho trẻ khi ăn. Các chuyên gia dinh dưỡng Nhật Bản cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ăn uống cùng nhau. Vì vậy, cha mẹ hãy cố gắng sắp xếp để ngồi ăn với con ít nhất mỗi ngày một lần. Nếu bạn nấu ăn bằng tất cả tình yêu thương, con bạn sẽ cảm nhận được tình cảm của bạn trong từng món ăn.
Người Nhật thường xuyên duy trì các bữa ăn gia đình, tạo cảm giác ngon miệng và sự vui vẻ trong các bữa ăn. Kết quả của một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, không khí ấm áp, vui vẻ cùng với thái độ tích cực của cha mẹ sẽ làm giảm nguy cơ thừa cân và béo phì ở trẻ nhỏ.
Thay vì bắt ép và cấm đoán, người Nhật đưa ra lời khuyên về cách lựa chọn thực phẩm tốt, an toàn cho con, giúp con tránh xa những món ăn vặt không lành mạnh và tạo thói quen ăn uống lành mạnh cho trẻ.
Một nghiên cứu của vợ chồng Naomi Moriyama & William Doyle, tác giả của cuốn sách nổi tiếng với tựa đề “Bí mật của những đứa trẻ khỏe mạnh nhất thế giới” đã tiết lộ. Sau một cuộc phỏng vấn quy mô, cuốn sách đã chắt lọc ra được 7 bước thực tiễn mà các ông bố bà mẹ có thể áp dụng nhằm đảm bảo sức khỏe cho con em. Có thể nói chế độ dinh dưỡng là bí quyết mang đến thành tựu trẻ em Nhật Bản có sức khỏe tốt nhất thế giới. Cụ thể đó là gì?
1 . Làm cho các bữa ăn gia đình thỏa mãn hơn
Điều chỉnh thói quen ăn uống của gia đình theo hướng lành mạnh, nhằm tăng tính thỏa mãn hơn là bước đầu tiên mà chúng ta cùng suy ngẫm. Ăn theo phong cách Nhật không phải là sử dụng các món ăn Nhật Bản mà là áp dụng công thức, chế độ phù hợp. Nó giúp các bé no bụng, đủ chất dinh dưỡng và hạn chế ăn vặt, tránh béo phì. Trong đó, lựa chọn thực phẩm tốt, xanh, sạch như rau, củ, ngũ cốc, đậu, trái cây, cá giàu omega 3, ăn ít đường và muối.
Bên cạnh lựa chọn thành phần dinh dưỡng, việc mang đến cảm giác thư giãn thoải mái, không gò bó thúc ép nhưng vẫn trong tầm kiểm soát phù hợp để con có thể ăn uống tự nhiên, hiệu quả là vô cùng quan trọng. Chuyên gia dinh dưỡng Tomomi Takahashi (trường mầm non Kaji Sakura, Hokkaido) đã có lời khuyên tuyệt vời cho tất cả phụ huynh như sau “Bạn không cần phải cố gắng hết sức mỗi khi cho con ăn. Hãy giữ một thái độ vui vẻ để con bạn có thể thư giãn và thoải mái khi ăn uống. Hãy cho con bạn thấy rằng bạn thích ăn uống, và món ăn đó có vị tuyệt vời”. Đồng thời cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ăn uống cùng nhau: “Ngay cả khi bạn đang bận, hãy cố gắng để có thể ngồi và ăn với con mình ít nhất mỗi ngày một lần. Nếu bạn nấu ăn bằng tình yêu của một người mẹ, con bạn sẽ cảm nhận được bằng trái tim”.
2 . Ăn nhiều gạo hơn bánh mỳ hoặc mỳ ống
Gạo hạt ngắn kiểu Nhật mà hàm lượng calories thấp hơn bánh mỳ. Nhờ đó, giảm được lượng calo tiêu thụ, thay thế các thực phẩm ít lành mạnh hơn. Chỉ nên đảm bảo đủ lượng calo cần thiết, tránh dư thừa vì có thể khiến bé béo phì, tiểu đường. Tránh xa các rắc rối bệnh tật cũng là điều giúp trẻ em Nhật Bản có sức khỏe tốt nhất thế giới.
3 . Khuyến khích con khám phá những món ăn mới
Sở thích của mỗi cá nhân sẽ thay đổi theo thời gian và đối với bé cũng vậy. Các ông bố bà mẹ có thể nhẹ nhàng hướng dẫn, khuyến khích bé thưởng thức món ăn một cách lành mạnh. Có thể chuẩn bị nhiều món và lặp lại trong thời gian nhất định. Các món ăn mới có thể mang đến cảm giác lạ miệng, giúp trẻ hào hứng hơn trong thưởng thức. Kể cả trường hợp bé từ chối, hãy để bé ăn 1 chút là tốt rồi.
4 . Cân bằng dinh dưỡng, chia nhỏ khẩu phần ăn
Chia nhỏ khẩu phần ăn, làm nhiều món, nhiều đĩa để cân bằng dinh dưỡng cần thiết. Để đảm bảo sức khỏe, cho bé ăn trong những đĩa nhỏ rất tốt, như vậy vừa đảm bảo lượng calo đủ và mang đến cảm giác ngon miệng.
5 . Cho con chạy nhảy, hoạt động thể chất vừa phải mỗi ngày
Trung bình mỗi ngày con bạn cần tối thiểu 60 phút hoạt động thể chất vừa phải một cách thoải mái vui vẻ. Có thể thử bằng cách đi bộ đến trường cùng bé, cho bé chơi đùa thoải mái ở sân trường hoặc để bé tham gia các hoạt động thể dục vừa sức như đạp xe. Theo thống kê, tỉ lệ trẻ em ở Nhật sử dụng xe đạp rất cao. Đặc biệt trong khung tuổi 5 – 17 tuổi, đây là thời gian xương cần những hoạt động thể chất nhằm tạo điều kiện phát triển tốt nhất, đảm bảo chiều con cho bé. Và hãy nhớ, hạn chế thời gian xem tivi hay tách các thiết bị công nghệ khác khỏi bé.
6 . Xây dựng lối sống gia đình lành mạnh
Một đứa trẻ lớn lên trong gia đình hạnh phúc, lành mạnh sẽ có ảnh hưởng tích cực về tâm lý, sinh lý của bé. Việc duy trì các bữa ăn gia đình thường xuyên, đủ chất mang đến sự phát triển tốt nhất cho trẻ nhỏ. Nếu có thời gian, hãy cho bé vào bếp cùng để chuẩn bị những món ăn tuyệt vời cho cả gia đình. Sự ấm áp vui vẻ của cha mẹ và con cái tại các bữa cơm gia đình có khả năng làm giảm nguy cơ béo phì của trẻ nhỏ.
7 . Đừng ngại khi quản lý con trong việc ăn uống
Tạo sự thoải mái, vui vẻ tự nhiên cho bé trong bữa ăn là điều rất tốt, tuy nhiên chúng ta đừng ngại phải kiểm soát và quản lý việc ăn uống của bé. Không phải cứ để bé thích ăn gì là ăn, việc lực chọn thực phẩm và tạo thói quen ăn uống lành mạnh là điều rất quan trọng. Mang đến những món ăn hấp dẫn, an toàn, tránh xa những món ăn vặt không tốt là phương châm quan trọng trong cuộc chiến vì sức khỏe của bé.
Trên đây là một số thông tin chia sẻ giải thích cho những bí mật đằng sau vấn đề sức khỏe đáng ngưỡng mộ của người Nhật. Không phải tự nhiên đây là quốc gia có tuổi thọ cao,và cũng không phải bỗng nhiên mà sức khỏe và chiều cao của người Nhật liên tục được cải thiện. Học hỏi và áp dụng thành công không phải là điều dễ dàng. Tuy nhiên, để có thể mang đến điều tốt đẹp nhất cho tương lai con em mình, hẳn là không có gì ngại khó ngại khổ.
Linh Đức
Các tin khác

COP29: 300 tỷ USD một năm chi cho biến đổi khí hậu là quá ít

COP29 và những cam kết cho mục tiêu giảm khí thải nhà kính

EU công bố kế hoạch hợp tác giảm phát thải methane tại COP29

Khai mạc Phiên cấp cao Hội nghị COP16- Cam kết mạnh mẽ từ các nhà lãnh đạo

Hội nghị trù bị COP29: Tăng hợp tác quốc tế hướng tới mục tiêu khí hậu toàn cầu

Cháy rừng dữ dội làm gia tăng hiện tượng Trái Đất nóng lên

Cường độ bão mạnh hơn do tác động của biến đổi khí hậu

Cần Thơ: Tổ chức phát động phong trào thi đua hoàn thiện dự án Đường ống Lô B - Ô Môn

ASEAN ra mắt Chương trình Phòng chống các bệnh truyền nhiễm qua đường không khí (AIDP)
Đọc nhiều

TP. Hồ Chí Minh: Trưởng Ban Quản trị chung cư Lux Garden (quận 7) lộng hành, chèn ép cư dân

Vĩnh Phúc bắt quả tang một cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đang chế biến 22 con lợn dấu hiệu xuất huyết

Trung tâm Phát triển giáo dục Việt An Vĩnh Phúc: Kiến tạo nền tảng vững chắc cho thế hệ tương lai

Xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ tập trung nâng chất xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Đoàn kiểm tra Bộ Công an làm việc tại Công an Vĩnh Phúc về công tác phòng chống khai thác, vận chuyển cát sỏi trái phép.

Chấn Hưng (Vĩnh Phúc): Từ làng quê thuần nông đến diện mạo nông thôn mới khởi sắc

Nhiều chương trình hấp dẫn đón Xuân Ất Tỵ tại Cantho Eco Resort

Trung Quốc: Số ca mắc bệnh lý đường hô hấp tiếp tục tăng

Lãnh đạo Liên Hợp Quốc, các quốc gia, các đảng viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

COP29: 300 tỷ USD một năm chi cho biến đổi khí hậu là quá ít

COP29 và những cam kết cho mục tiêu giảm khí thải nhà kính

EU công bố kế hoạch hợp tác giảm phát thải methane tại COP29

Hội nghị trù bị COP29: Tăng hợp tác quốc tế hướng tới mục tiêu khí hậu toàn cầu

Cụ ông 80 tuổi được cứu sống do các cục máu đông làm tắc động mạch

Sau đại dịch gia lương thực tăng vọt

WHO: Châu Âu đối mặt với “mùa đông thách thức”

Vì sao Ấn Độ có ít nguy cơ bị tàn phá bởi làn sóng dịch COVID-19 thứ 3?

Khai mạc Phiên cấp cao Hội nghị COP16- Cam kết mạnh mẽ từ các nhà lãnh đạo

Bệnh đậu mùa khỉ bùng phát tại châu Phi, WHO có thể công bố tình trạng khẩn cấp

WHO: Số ca bệnh sởi đang gia tăng khắp châu Âu năm thứ hai liên tiếp

UNESCO cảnh báo tình trạng bạo lực nhằm vào các nhà báo môi trường
Nổi bật

Hội nghị Quốc tế BioNCiD 2025 - Y học cổ truyền Việt Nam là tâm điểm chú ý

Biến thể mới của COVID-19 không có nguy cơ gia tăng với sức khỏe cộng đồng

Chủ tịch nước và Tổng thống Pháp chứng kiến hợp tác công nghệ vắc xin giữa VNVC và Sanofi

TP. Hồ Chí Minh: Sức khỏe tinh thần cư dân bất ổn sau sự việc bầu Ban quản trị Chung cư Lux Garden - quận 7

Sản xuất, buôn bán hàng giả trong lĩnh vực y tế là tội ác

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
