Chị Sity Hara - người phụ nữ dân tộc Chăm hết lòng với công tác thiện nguyện
Lớp học đặc biệt của các em nhỏ
“Con rất thích học tiếng Anh, bởi vì con muốn được giao tiếp tốt với người nước ngoài. Con học lớp của cô Hara được hơn một năm. Cô Hara dạy con nhiều điều hay, rất vui vẻ và luôn thương yêu tụi con”... Đó là những lời tâm sự của hai trong số hàng chục em học sinh người dân tộc Chăm đang theo học lớp tiếng Anh miễn phí do chị Sity Hara mở và trực tiếp dạy tại thánh đường Aman, xã Khánh Hòa khi chúng tôi đến tìm hiểu về lớp học này.
![]() |
Lớp học tiếng Anh đặc biệt của chị Sity Hara. |
Với nụ cười gần gũi, thân thiện, kể về lớp học đặc biệt cho các em nhỏ, chị Sity Hara cho biết, việc mở lớp học tiếng Anh miễn phí đã được chị ấp ủ từ rất lâu, bên cạnh đó được truyền cảm hứng của một lớp tiếng Anh của cô giáo người dân tộc Mường, sau chuyến công tác tại Hà Nội vào năm 2022.
“Bạn đó có một nhóm nói tiếng Anh rất tốt, thường dẫn nhóm học sinh của mình đi giao lưu nhiều nơi, rất thú vị, do vậy tôi rất muốn cộng đồng người dân tộc Chăm ở địa phương mình cũng sẽ có một lớp học như vậy. Ý tưởng được nung nấu, nhưng vì dịch Covid-19 kéo dài nên lớp học mới được tổ chức vào đầu tháng 5 năm 2023. Tôi dành nhiều tâm huyết cho lớp học, số lượng tham gia ít hay nhiều không quan trọng, nhưng trong suy nghĩ của tôi chỉ mong giúp cho các em nhỏ nâng cao được trình độ ngoại ngữ cũng như có thêm được cơ hội học tập tốt hơn”, chị Sity Hara tâm sự.
![]() |
Chị Sity Hara dạy tiếng Anh miễn phí cho các em học người dân tộc Chăm tại địa phương. |
Để mở một lớp tiếng Anh hoàn toàn miễn phí ngay tại thánh đường, chị Sity Hara đã xin ý kiến Trưởng ban đại diện Cộng đồng Hồi giáo An Giang, gặp gỡ các vị Giáo cả, các thầy, cô giáo đứng lớp dạy Kinh Koran (Quran) và giáo lý để trình bày mục đích việc mở lớp học. Khi ý tưởng đưa ra, ai cũng đều thống nhất, ủng hộ. Những ngày đầu mới mở lớp học, các em đến học còn ít, nhưng dần dần lớp học được các em yêu thích nên đến đăng ký mỗi ngày một đông. Nhận được sự ủng hộ đặc biệt của các vị chức sắc và hơn hết là niềm tin của chính các em nhỏ, nhiều tháng qua cứ tầm 18 giờ 30 phút vào các tối thứ 5, chiều thứ bảy và chủ nhật hằng tuần lớp học đặc biệt này lúc nào cũng có trên 20 em học sinh theo học.
Lớp học của chị Sity Hara không dạy tràn lan và cũng không theo một giáo trình sẵn có nào. Vì các em còn nhỏ, thời gian tiếp cận tiếng Anh chưa nhiều, nên nếu muốn học tốt ngôn ngữ này thì phải giúp các em có được sự yêu thích. Với phương pháp quan sát, kiểm tra sự hiểu biết của từng em, chị Sity Hara đã soạn ra giáo án riêng, phù hợp với đối tượng để dễ tiếp thu. Lớp học không đặt nặng về ngữ pháp hay cách phát âm chuẩn như người bản xứ, mà tập trung vào vốn từ vựng, phản xạ nhanh trong giao tiếp là thành công.
![]() |
Lớp tiếng Anh giao tiếp trực tuyến cho các bạn sinh viên, người đi làm ở nhiều nơi. |
“Mỗi buổi chúng em sẽ được học theo một chủ đề như giới thiệu về bản thân, gia đình, những câu chuyện về văn hóa, cuộc sống về các nhân vật nổi tiếng, thành đạt; giao tiếp với người nước ngoài qua máy vi tính, điện thoại... Em giao tiếp bằng tiếng Anh còn chậm, nhưng nhờ cách truyền đạt dễ hiểu, dễ nhớ của Cô Sity Hara nên giờ đây em đã rèn luyện được khả năng phản xạ tốt hơn, tự tin hơn trong giao tiếp bằng tiếng Anh”, em Issamah, học sinh sinh lớp 8, xã Khánh Hòa phấn khởi nói.
![]() |
Lớp học tiếng Anh do chị Sity Hara dành nhiều tâm huyết. Theo chị tâm sự, số lượng tham gia ít hay nhiều không quan trọng, nhưng trong suy nghĩ của chị chỉ mong giúp cho các em nhỏ nâng cao được trình độ ngoại ngữ cũng như có thêm được cơ hội học tập tốt hơn. |
Theo chị Sity Hara, trước đây đa phần người dân tộc Chăm chưa coi trọng giá trị của việc học, thường chỉ khuyên con em mình học để biết chữ, tính toán là được. Xã hội bây giờ phát triển, bản thân mỗi người, nhất là các em nhỏ phải nhận thức được giá trị của việc học, chỉ có kiến thức thì cuộc sống mới thay đổi và phát triển. “Thông qua lớp học, tôi muốn truyền năng lực tích cực, khuyến khích, động viên các em phải coi trọng việc học, đặc biệt là phải có kỹ năng ngoại ngữ. Như vậy, sẽ dễ tìm được công việc tốt hơn”, chị Sity Hara giải thích.
Ngoài công việc chính tại Ban đại diện Cộng đồng Hồi giáo tỉnh An Giang, những buổi không đứng lớp tại thánh đường Aman, chị Sity Hara còn mở lớp tiếng Anh giao tiếp trực tuyến cho các bạn sinh viên, người đi làm ở nhiều nơi. Qua các buổi dạy trực tuyến đã giúp chị tích lũy thêm kinh nghiệm, tự tin khi đứng lớp để dạy các em nhỏ ở địa phương.
Chung tay vì cộng đồng
Có mặt tại buổi lễ khánh thành và bàn giao nhà “Tình nghĩa” cho bà A Sé, ấp Phũm Soài, xã Châu Phong, thị xã Tân Châu (tỉnh An Giang) do Ban đại diện Cộng đồng Hồi giáo An Giang trao tặng, chúng tôi cảm nhận được niềm phấn khởi của bà cũng như những thành viên trong gia đình. Được hỗ trợ 80 triệu đồng, cùng với đóng góp thêm, bà A Sé đã cất được căn nhà khang trang.
“Gia đình tôi rất mừng vì từ giờ không còn thấp thỏm lo âu trước mỗi trận gió, giông. Hồi trước, căn nhà cũ nát, hễ mưa là dột, phải lấy chậu hứng nước. Giờ có căn nhà chắc chắn, không phải lo lắng nữa. An cư rồi vợ chồng tôi sẽ tập trung lo làm ăn để có cuộc sống khấm khá hơn. Tôi chân thành cảm ơn sự quân tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện để gia đình có tổ ấm khang trang”, bà A Sé rưng rưng.
![]() |
Hỗ trợ tiến xây nhà "Đại đoàn kết" cho hộ nghèo do bị lốc xoáy. |
Bà A Sé là một trong số hàng chục hoàn cảnh khó khăn được trao tặng nhà “Tình nghĩa”, “Đại đoàn kết”, “Tình thương” từ nguồn kinh phí vận động của của chị Sity Hara từ đầu năm 2022 đến nay. Trong những năm qua, chị Sity Hara đã vận động các mạnh thường quân trong và ngoài nước hỗ trợ hơn 25 căn nhà “ Đại đoàn kết” cho những hộ nghèo, khó khăn ở các xã như: Khánh hòa (huyện Châu phú), Vĩnh hanh (huyện Châu thành), Châu phong (thị xã Tân Châu); thị trấn Đa Phước, xã Vĩnh trường, xã Nhơn hội (huyện An Phú).
Riêng năm 2024 và 2025, hưởng ứng chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát của Đảng và Nhà nước, chị đã bàn giao 3 căn nhà “Đại đoàn kết” cho hộ khó khăn trên địa bàn xã Khánh hòa và đang trong quá trình xây 3 căn cho hộ cận nghèo kết hợp với chính quyền địa phương. Điều đó thể hiện tinh thần “Lá lành đùm lá rách” và xuất phát từ sự thương cảm cho những gia đình có hoàn cảnh khó khan. Nhiều năm qua, chị Sity Hara còn tự bỏ ra một phần công sức lao động của mình để làm công tác từ thiện; đồng thời kết nối với những trái tim yêu thương, tấm lòng thiện nguyện của nhiều người để giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, kém may mắn.
![]() |
Chị Sity Hara trao quà Tết cho hộ nghèo, cận nghèo dân tộc Chăm tỉnh An Giang năm 2025. |
Với vai trò là Phó Trưởng ban Từ thiện xã hội (Ban đại diện Cộng đồng Hồi giáo tỉnh An Giang), năm 2019 chị Sity Hara đã sáng lập và làm Chủ nhiệm mô hình “Phụ nữ Chăm An Giang”. Mô hình đã thu hút gần 1.000 hội viên tham gia, thuộc 9 thánh đường trên địa bàn các xã: Khánh Hòa (huyện Châu Phú); Châu Phong (thị xã Tân Châu); Đa Phước, Nhơn Hội (huyện An Phú). Trên tinh thần tự nguyện, các thành viên tham gia mô hình sẽ đóng góp quỹ hằng tháng. Nguồn quỹ được dùng để hỗ trợ gạo cho hội viên có hoàn cảnh khó khăn; hỗ trợ tiền cho trường hợp bị bệnh đột xuất, vốn vay không lãi suất cho hội viên phát triển kinh tế.
Chỉ tính từ năm 2020 đến nay, nguồn quỹ đã chi trên 397 triệu đồng để hỗ trợ hơn 5 tấn gạo cho các cụ già neo đơn, 120 gia đình nghèo, trường hợp bị bệnh, tai nạn; hỗ trợ vay vốn không lãi xuất cho 10 hộ gia đình buôn bán nhỏ… “Phụ nữ Chăm giỏi nội trợ, nữ công gia chánh nhưng chưa tham gia nhiều hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội. Do đó, mô hình “Phụ nữ Chăm An Giang” là nơi để các hội viên được gặp gỡ, chia sẻ những khó khăn, mở mang kiến thức trong cuộc sống, tự tin thể hiện khả năng, đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng”, chị Sity Hara tâm sự.
![]() |
Hỗ trợ nhu yếu phẩm cho đồng bào dân tộc Chăm. |
Không chỉ kết nối với các hội viên trên địa bàn tỉnh, mô hình “Phụ nữ Chăm An Giang” do chị Sity Hara sáng lập còn liên kết được với nhiều thành viên, các nhóm, hội trên khắp các tỉnh, thành phố trong nước và ở nước ngoài. Trong 5 năm hoạt động, mô hình đã vận động các tổ chức, cá nhân ủng hộ vào công tác an sinh xã hội với số tiền trên 20 tỷ đồng. Nhiều năm gắn bó với công tác thiện nguyện, chị Sity Hara cũng không nhớ hết mình đã giúp đỡ bao nhiêu người có hoàn cảnh khó khăn. Cùng với việc giúp đỡ các hội viên, trước khi bước vào năm học mới, chị cùng các thành viên mô hình “Phụ nữ Chăm An Giang” còn tổ chức trao hằng trăm suất học bổng, phần quà để tiếp sức cho các em học sinh, sinh viên đến trường.
![]() |
Hỗ trợ tiền cho những hộ nghèo vầ những trường hợp bị bệnh nặng. |
Từ năm 2022, mỗi năm mô hình đã hỗ trợ học bổng cho 10 em sinh viên đại học, cao đẳng đang học tại Thành phố Hồ Chí Minh, An Giang hay Cần Thơ, mỗi xuất 10 triệu đồng/năm; hỗ trợ sách vở, dụng cụ học tập cho hơn 200 trẻ em mồ côi, trẻ em nghèo mỗi năm. Bên cạnh đó, chị còn liên hệ với các Tổng Lãnh sự Malaysia, Indonesia để tìm những xuất học bổng du học nước ngoài cho các em học nghèo hiếu học. Năm 2023, có 5 em được du học ở Indonesia với những chuyên nghành: Bác sĩ, y tế cộng đồng, kinh tế và kinh doanh nông nghiệp. Cũng trong năm 2023, có 3 em được du học tại Malaysia với chuyên nghành: Công nghệ thông tin.
![]() |
Hỗ trợ dụng cụ hoc tập cho trẻ em mồi côi và trẻ em nghèo. |
Chia sẻ với chúng tôi về cơ duyên đến với công tác thiện nguyện, chị Sity Hara bộc bạch: “Trong cuộc sống có nhiều hoàn cảnh khó khăn cần giúp. Với tôi hãy cứ cho đi không có nghĩa là đòi trả ơn. Mỗi lần giúp được một hoàn cảnh, tham gia góp sức một việc làm ý nghĩa vì cộng đồng là tôi thấy rất vui và hạnh phúc. Khi thấy mọi người vui, tôi cũng thấy mình làm được việc có nghĩa nên càng có thêm nhiều động lực để sẻ chia nhiều hơn nữa”.
Với những việc làm thiện nguyện hướng đến cộng đồng, chị Sity Hara đã được UBND tỉnh, Ủy ban mặt trận Tổ quốc tỉnh An Giang tặng nhiều kỷ niệm chương vì sự nghiệp nhân đạo.
“Chúng tôi rất phấn khởi khi địa phương có người luôn hết lòng với công tác thiện nguyện như chị Sity Hara. Những việc làm của chị đã góp phần cùng chính quyền, địa phương chăm lo cho hộ nghèo, hộ khó khăn để mọi người cùng có điều kiện vươn lên trong cuộc sống. Nghĩa cử của chị chắc chắn sẽ được nhiều người nhắc nhớ với lòng ngưỡng mộ”, ông Hj JacKy, Trưởng Ban đại diện Cộng đồng Hồi giáo tỉnh An Giang chia sẻ.
Các tin khác

Hoạt động công tác xã hội tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hoà đạt gần 50 tỷ đồng

Thủ tướng Singapore thăm chính thức Việt Nam

Thủ tướng phát động phong trào 'Bình dân học vụ số' toàn dân

Nhịp đập nơi vùng biên - Kỳ 2: Hà Tiên – trung tâm kinh tế vùng biên

Nhịp đập nơi vùng biên - Kỳ 1: Phát huy tiềm năng, thế mạnh khu vực vùng biên

20 triệu thanh niên sẽ quyết định vị thế và tầm vóc của Việt Nam trong kỷ nguyên số

TƯƠNG LAI CHO THẾ HỆ VƯƠN MÌNH

Bộ đội Quân khu 9 huy động lực lượng tham gia chữa cháy giúp dân

Bắc Ninh: Tuyên dương HLV, VĐV đạt thành tích xuất sắc năm 2024
Đọc nhiều

Cần Thơ: Ra mắt công ty TNHH MTV Nông nghiệp Sông Hậu

Trang bị hệ thống máy nội soi Olympus EVIS X1 CV1500 hiện đại nhất trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý tiêu hoá

Trường THCS Linh Đàm chú trọng xây dựng không gian học tập xanh

Tưng bừng Lễ hội chọi trâu truyền thống xã Hải Lựu 2025: "Ông Cầu" số 20 vô địch

Cần Thơ khai trương Bệnh viện Đa khoa quy mô 155 giường nội trú
Videos
E-magazine Inforgraphic Video

Cảnh báo hành vi giả danh cán bộ thuế, cơ quan thuế để lừa đảo

Phòng ngừa cháy nổ trong dịp Tết Nguyên đán

Bản tin tổng hợp số 8 tháng 11 của Tạp chí Sức khoẻ & Môi trường

Hà Nội (Q.Hà Đông) : Môi trường sống của người dân không được đảm bảo bởi những công trình vi phạm TTXD

Giải pháp giảm thiểu đốt ngoài trời, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp - Cơ hội từ GAHP

Ngành Thép hướng tới tiêu hao nguyên liệu thấp

Chính thức thông cầu phao tạm thay thế cầu Phong Châu (Phú Thọ)

Cách xử lý vệ sinh môi trường sau mùa bão lụt

Tạp chí Sức Khỏe & Môi Trường chia sẻ khó khăn với đồng bào chịu thiệt hại do cơn bão Yagi

Thái Nguyên "gồng mình" vượt qua trong cơn lũ lịch sử

Nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng

Sửa đổi Luật Điện lực: yêu cầu xuất phát từ thực tiễn

Chuyển đổi số báo chí: Thực trạng, thách thức và giải pháp

Petrovietnam: Sẵn sàng tâm thế cho chặng đường phát triển mới

Tổng thống Brazil Lula da Silva thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Thủ tướng Singapore thăm chính thức Việt Nam

Thủ tướng phát động phong trào 'Bình dân học vụ số' toàn dân

Kiện toàn tổ chức bộ máy chi nhánh khu vực 14 Ngân hàng Nhà nước

Triển khai kế hoạch tổ chức lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025

Nhịp đập nơi vùng biên - Kỳ 4: Kinh tế biển – lợi thế vùng đất Chín rồng

Triệt phá công xưởng sản xuất ma túy tổng hợp lớn nhất từ trước đến nay, thu giữ 1,4 tấn ketamin

Thủ tướng chỉ đạo nhiều vấn đề trọng tâm của Giáo dục và Y tế

Cuộc giải cứu nghẹt thở bé gái bị uy hiếp ở Bắc Ninh

Triệt phá công xưởng sản xuất ma túy tổng hợp lớn nhất từ trước đến nay, thu giữ 1,4 tấn ketamin

Đánh thuế bia, rượu, thuốc lá để thay đổi hành vi người tiêu dùng

Công ty cổ phần Dệt công nghiệp Hà Nội xả khí thải ra môi trường

Science Fair 2025 – Trải nghiệm bổ ích tại “Disneyland khoa học” của Amser

Sở Giáo dục và Đào tạo Yên Bái tổ chức hội nghị lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo về dạy thêm, học thêm

Phú Thọ chỉ đạo về việc dạy thêm, học thêm mới nhất sau Thông tư 29 của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Trường Trung cấp Thuận Thành - Địa chỉ tin cậy trong đào tạo và sát hạch lái xe
Nổi bật

Tổng thống Brazil Lula da Silva thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Cần chú ý khi sử dụng thực phẩm đóng hộp

Triển khai kế hoạch tổ chức lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025

Tiến sĩ, bác sĩ, Thầy thuốc Nhân dân Trương Tấn Minh luôn hết lòng vì sự nghiệp y tế

Nhịp đập nơi vùng biên - Kỳ 4: Kinh tế biển – lợi thế vùng đất Chín rồng

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
