Cộng đồng khoa học chính thức tuyên bố ‘tình trạng khẩn cấp về khí hậu’
Trong cuộc nghiên cứu, được công bố trên tạp chí BioScience hôm 5/11, các nhà khoa học tuyên bố: “Một điều hiển nhiên và dễ nhận thấy là hành tinh Trái đất đang đối mặt với tình trạng khẩn cấp về khí hậu”, đe dọa mọi bộ phận trong hệ sinh thái của chúng ta.
Cháy rừng ngày càng lan rộng
Ông Bill Ripple, giáo sư sinh thái học thuộc Đại học bang Oregon và là đồng tác giả của bài báo khoa học nói: “Chúng tôi đã cùng nhau tuyên bố tình trạng khẩn cấp về khí hậu vì biến đổi khí hậu nghiêm trọng hơn và tăng tốc nhanh hơn so với dự báo của các nhà khoa học trước đây”.
Bà Phoebe Barnard, một trong những tác giả chính của báo cáo và là giám đốc khoa học và chính sách thuộc Viện Sinh học Bảo tồn, một nhóm khoa học phi lợi nhuận, nói với CNN rằng báo cáo cho thấy rõ ràng rằng “không còn không gian xoay sở” cho các nhà hoạch định chính sách.
Đây là một báo cáo tập hợp các nghiên cứu về khí hậu trong suốt bốn thập kỷ qua, đồng thời nêu lên các xu hướng đáng lo ngại về tăng trưởng dân số, sản xuất thịt, đi lại bằng đường hàng không, mất rừng, khí nhà kính (GHG) và tiêu thụ năng lượng.
Biến đổi khí hậu - đề tài được nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần, nhưng vẫn chẳng khi nào cũ. Nó vẫn đã, đang và sẽ tiếp tục xảy ra, nhưng theo tình trạng hiện tại thì là với tốc độ ngày càng nhanh.
Trong hơn 40 năm qua, các nhà khoa học trên toàn thế giới đã sớm cảnh báo về một thảm họa khí hậu sẽ xảy đến với Trái đất. Và họ nhận được gì? Rất ít nỗ lực thay đổi đến từ chính phủ và các ngành công nghiệp.
Giờ đây, tình trạng khẩn cấp đã ở quy mô toàn cầu, với các dự đoán về tương lai ngày càng trở nên mờ mịt. Còn các nhà khoa học, họ chẳng còn cách nào khác ngoài việc phải lại đứng ra truyền đạt thông điệp. Và lần này là một thông điệp mới, rõ ràng hơn, và gay gắt hơn.
Thomas Newsome, nhà khoa học môi trường đến từ ĐH Sydney (Austraia) nói: "Từ các số liệu có được, rõ ràng chúng ta đang phải đối mặt tình trạng khẩn cấp về khí hậu."
Tháng 11/2017, Giáo sư Newsome đã đứng ra công bố một lời cảnh báo dành cho nhân loại do giáo sư sinh thái học William J. Ripple từ ĐH Bang Oregon chắp bút. Văn bản thu hút được hơn 15.000 nhà khoa học từ khắp nơi trên thế giới đồng lòng ký tên - có thể nói là lớn nhất trong lịch sử. Vậy mà giờ đây, họ phải tiếp tục cùng nhau đứng ra nhắn gửi thêm một thông điệp nữa, về một lời cảnh báo khẩn cấp cho toàn thế giới.
Lời cảnh báo lần này dựa trên dữ liệu trong hơn 4 thập kỷ vừa qua, liên quan đến năng lượng sử dụng, nhiệt độ bề mặt Trái đất, dân số, nạn phá rừng, lượng băng tan, tỉ lệ sinh - tử, và quan trọng nhất là lượng khí thải carbon. Văn bản viết:
"Khủng hoảng khí hậu đang đến gần và diễn ra với tốc độ nhanh hơn những gì khoa học có thể nghĩ đến. Nó nghiêm trọng hơn những gì đã được khoa học đưa ra, đe dọa hệ sinh thái và số phận của cả nhân loại”.
Giải pháp cho cuộc khủng hoảng này, các nhà khoa học cho biết nhân loại cần phải thực sự thay đổi. Phải đảo ngược những thói quen và hoạt động thường thấy, cố gắng giảm thiểu lượng nhiên liệu hóa thạch càng nhiều càng tốt. Thay vào đó, cần nhanh chóng phát triển các dạng nhiên liệu tái tạo và công nghệ thu gom carbon, chuyển sang chế độ ăn giàu thực vật.
Các quốc gia phát triển, họ sẽ buộc phải là những người tiên phong đứng ra thay đổi, nhưng điều đó sẽ là không đủ. Nếu như tất cả nghiêm túc hướng đến một tương lai không còn khí thải carbon, các nước nghèo sẽ cần phải được hỗ trợ thật cặn kẽ. "Mục tiêu của các quốc gia cần phải thay đổi, từ tăng trưởng GDP trở thành ưu tiên cho hệ sinh thái bền vững. Mọi người cần được cung cấp những nhu cầu căn bản, giảm được chênh lệch giàu nghèo”.
Ở thời điểm hiện tại, đã có một số dấu hiệu đáng tích cực. Năng lượng từ gió và Mặt trời đã tăng 300% so với thập kỷ trước, trong khi nhiên liệu hóa thạch đang "bớt" phổ biến hơn. Ngoài ra, những hành động vì môi trường đang được thực hiện ở nhiều nơi trên thế giới, đến từ các cá nhân, tổ chức, và thậm chí là cả quốc gia.
"Dù mọi thứ đang tệ hơn, nhưng không đến nỗi tuyệt vọng. Chúng ta chỉ cần phải lắng nghe và thực sự làm những hành động thiết thực để giải quyết cơn khủng hoảng này”.
Ngày nay, dân số loài người vẫn tăng thêm ít nhất 80 triệu người mỗi năm. Ở chiều ngược lại, diện tích rừng Amazon ngày càng giảm xuống.
Tuyên bố được đưa ra sau khi Mỹ ngày 4-11 thông báo chính thức bắt đầu tiến trình rút khỏi Thỏa thuận khí hậu Paris năm 2015.
Các nhà khoa học nhận định cuộc khủng hoảng khí hậu có mối liên hệ với "tình trạng tiêu thụ quá mức từ cách sống giàu sang". Họ cho biết thêm rằng những quốc gia giàu nhất thế giới chịu trách nhiệm cho lượng khí nhà kính phát thải cao lịch sử.
Trong tuyên bố trên, các nhà khoa học đã đưa ra hơn chục biểu đồ cho thấy một phạm vi thay đổi rộng lớn trong các hoạt động của con người ở mức toàn cầu từ năm 1979 tới nay, gồm: tăng lượng khí nhà kính phát thải đáng kể, di chuyển bằng đường hàng không, GDP toàn cầu, tiêu thụ năng lượng, dân số, lượng cây xanh bao phủ...
Các nhà khoa học kêu gọi cần có những thay đổi chính sách rộng lớn, gồm chuyển sang sử dụng năng lượng hiệu quả, giảm đáng kể các chất thải gây ô nhiễm, bảo tồn thiên nhiên và môi trường biển đang bị đe dọa, giảm lãng phí thức ăn và xây dụng một "nền kinh tế phi carbon".
Linh Đức