Đại dịch Covid-19 khiến thế giới tăng nợ thêm 24.000 nghìn tỷ USD
Viện Tài chính quốc tế (IIF) xác định đại dịch Covid-19 đã thêm 24 nghìn tỷ USD vào núi nợ đó trong năm 2020.
Theo IIF, chi tiêu của các chính phủ chiếm khoảng một nửa mức tăng. Các tập đoàn thêm khoảng 5,4 nghìn tỷ USD vào tổng số, còn các ngân hàng và hộ gia đình lần lượt chiếm 3,9 nghìn tỷ USD và 2,6 nghìn tỷ USD.
Nghiên cứu của IIF cho thấy, với tổng nợ ở mức kỷ lục 281 nghìn tỷ USD, tỷ lệ nợ so với GDP toàn cầu tăng 35 điểm phần trăm lên trên 355%. Mức tăng về nợ này lớn hơn nhiều mức tăng từng thấy trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, mà năm 2008 và 2009 lần lượt chứng kiến tỷ lệ nợ so với GDP là 10% và 15%.
Trong năm 2021, các mức vay mượn dự kiến cũng sẽ vượt xa so với trước đại dịch Covid-19 ở nhiều nước và nhiều lĩnh vực, một phần do lãi suất vẫn thấp.
"Chúng tôi cho rằng, nợ của các chính phủ toàn cầu sẽ tăng thêm 10 nghìn tỷ USD nữa trong năm nay và vượt qua 92 nghìn tỷ USD", IIF cho biết. "Áp lực chính trị và xã hội có thể hạn chế nỗ lực của các chính phủ nhằm giảm thâm hụt và nợ, gây nguy hiểm cho khả năng đối phó với các cuộc khủng hoảng trong tương lai. Điều này còn có thể cản trở các phản ứng chính sách nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu và thất thoát vốn tự nhiên".
Theo báo cáo của IIF, các mức tăng nợ đặc biệt cao ở châu Âu, với tỷ lệ nợ trên GDP của khu vực phi tài chính ở Pháp, Tây Ban Nha và Hy Lạp tăng 50%.
Còn tại các thị trường mới nổi, Trung Quốc chứng kiến tỷ lệ nợ tăng mạnh nhất ngoại trừ các ngân hàng, tiếp theo là Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc và Các Tiểu vương quốc Ảrập Thống nhất (UAE). Nam Phi và Ấn Độ ghi nhận mức tăng lớn nhất nhưng về tỷ lệ nợ chính phủ.