Đại dịch Covid-19 lại tăng cao tại Mỹ và châu Mỹ Latinh
Trang web theo dõi Worldometers cho hay, tính tới trưa 27/6, toàn thế giới có 9.910.068 ca nhiễm COVID-19, trong đó có 496.9991 ca tử vong và số người bình phục là 5.360.798.
Mỹ vẫn là nước có số người nhiễm bệnh nhiều nhất thế giới. Hiện, nước này ghi nhận 2.552.956 ca bệnh, bao gồm 127.640 trường hợp tử vong và 1.356.613 người đang được điều trị.
Tình hình dịch bệnh tại Mỹ đang diễn biến theo chiều hướng xấu đi. Trả lời họp báo hôm 26/6, chuyên gia về bệnh lây nhiễm hàng đầu của Mỹ Anthony Fauci cho biết số ca nhiễm mới đang tăng cao tại 16 bang. Giới chức y tế Mỹ ước tính rằng số ca nhiễm thực tế có thể còn cao gấp 10 lần thống kê chính thức.
Theo Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) Robert Redfield, hiện có 5-8% dân số Mỹ đã nhiễm bệnh, đồng nghĩa 92-95% dân số đang có nguy cơ bị mắc COVID-19.
Xếp thứ 2 về số ca nhiễm COVID-19 là Brazil. Trong vòng 24h qua, nước này ghi nhận 46.860 ca nhiễm mới, thêm 990 trường hợp tử vong. Theo thống kê của Bộ Y tế Brazil, tổng số người nhiễm virus ở nước này là 1.274.974, trong đó có 55.961 ca tử vong.
Trong bối cảnh dịch COVID-19 tăng mạnh ở Mỹ và một số nước châu Âu, các chuyên gia bày tỏ lo ngại rằng sự lơ là của giới trẻ trong việc cách ly có thể là yếu tố then chốt dẫn tới làn sóng lây nhiễm mới này.
Tại bang Texas của Mỹ, một trong những bang dỡ bỏ phong tỏa sớm nhất kể từ ngày 01/05, Thống đốc Greg Abbott ngày 25/06/2020 đã quyết định không chuyển sang giai đoạn hai, vì trong ngày đã có thêm gần 6.000 bệnh nhân nhập viện, một kỷ lục mới. Ông khuyến cáo người dân tôn trọng giãn cách xã hội và mang khẩu trang, tuy việc này không bắt buộc, đồng thời hoãn lại các cuộc giải phẫu không khẩn cấp kể từ hôm nay, để dành chỗ cho bệnh nhân Covid-19.
Tại California, các ca nhiễm mới tăng lên 69% vào đầu tuần. Tình hình cũng rất đáng ngại tại Arizona và Florida.
WHO cảnh báo đã bắt đầu xảy ra đợt dịch Covid-19 thứ hai ở châu Âu, virus corona đã tái phát tại 30 nước như Đức, Thụy Điển, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha. Trong số này, có 11 nước tốc độ lây nhiễm rất nhanh, nếu không hành động gì thì hệ thống y tế có thể sẽ lại bị quá tải như trong cao điểm dịch trước đây.
Cụ thể tại Pháp, 272 ổ dịch được phát hiện trong ngày 24/06. Tại Đức, hai địa phương bị tái phong tỏa vì hàng ngàn công nhân trong hai lò thịt dương tính với siêu vi. WHO/OMS cũng lo ngại trước chiều hướng số ca lây nhiễm tăng trở lại tại Châu Âu. Ở Châu Mỹ Latinh, số nạn nhân vượt ngưỡng 100.000, theo tổng kết đầu tuần. Tại Hoa Kỳ, thống đốc bang Texas, Greg Abbott, lo ngại "tình hình vượt tầm kiểm soát" nếu trong hai tuần nữa không chặn được siêu vi corona.
Quyển sách "The COVID-19 Catastrophe : What’s Gone Wrong and How to Stop It Happening Again" xuất bản tại Luân Đôn, (tạm dịch: Thảm họa Covid-19 /Đâu là những sai lầm và làm cách nào để chận tái phát), tác giả Richard Horton đưa một quan điểm bao quát hơn. Tổng biên tập tạp chí y học kinh điển thế giới The Lancet lên án sự bất tài của chính quyền nhiều nước, nhất là Tây Phương trước nguy cơ đã được báo trước.
Mới đây trả lời phỏng vấn của báo chí, nhà báo Richard Horton nêu rõ: “Đừng nói chúng ta thiếu chuẩn bị đối phó với SARS-CoV-2. Bởi vì vào năm 2002-2003, chúng ta đã đụng với SARS-CoV-1, siêu vi viêm phổi cấp tính, đó là siêu vi mẫu của SARS-CoV-2 gây đại dịch Covid-19 hiện nay.
Chúng ta cũng biết từ 20, 30 năm trở lại đây, nhịp độ bệnh truyền nhiễm từ thú vật sang người tăng rất nhiều. Nguyên nhân không có gì bí ẩn: tình trạng đô thị hóa ồ ạt, những khu nhà ổ chuột lan tràn, chợ bán thú sống nằm cạnh khu gia cư, vệ sinh công cộng xuống cấp. Không phải ngẫu nhiên mà siêu vi corona chủng mới xuất hiện tại Trung Quốc. Trung Quốc là nơi mà hiện tượng đô thị hóa và công nghệ hóa tăng nhanh nhất địa cầu. Chúng ta đang tạo điều kiện thuận lợi cho vi trùng ủ bệnh, nhưng không biết khi nào dịch truyền nhiễm bùng ra.
Chúng ta biết có nhược điểm mà vẫn không khắc phục. Giờ đây, chúng ta gặp phải đại dịch và vẫn thiếu chuẩn bị.
Ngày 26/6, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva cho biết, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu do đại dịch Covid-19 bùng phát có thể khiến quỹ này phải huy động 1.000 tỷ USD trong tổng nguồn lực của mình. Bà K.Georgieva cũng nhận định rằng nỗ lực hồi phục kinh tế phải được tiến hành ngay cả khi không có đột phá về y học và vi rút SARS-CoV-2 vẫn còn lan rộng trên thế giới, trong bối cảnh suy thoái toàn cầu sẽ trầm trọng hơn so với dự đoán ban đầu.
Thiệt hại kinh tế của đại dịch Covid-19 cũng khủng khiếp: 12.000 tỷ USD, theo ước định của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Cùng ngày, Liên minh chống dịch Covid-19 do WHO đứng đầu cho biết, liên minh này cần 31,3 tỷ USD trong vòng 12 tháng tới để phát triển và tiến hành các thử nghiệm vắc xin cũng như phương pháp điều trị. Hiện WHO đã nhận được 3,4 tỷ USD và còn thiếu 27,9 tỷ USD nữa, trong đó hơn 13 tỷ USD cần được hỗ trợ gấp. Đối tượng chính được thụ hưởng là các nước thu nhập thấp và trung bình. Sáng kiến của WHO là tăng quy mô xét nghiệm lên 500 triệu lượt và 245 triệu đợt điều trị tại các nước có thu nhập thấp và trung bình vào giữa năm 2021; nâng số liều vắc xin lên 2 tỷ, trong đó có 1 tỷ liều dành cho các nước có thu nhập thấp và trung bình vào cuối năm 2021.
LĐ
Các tin khác

COP29: 300 tỷ USD một năm chi cho biến đổi khí hậu là quá ít

COP29 và những cam kết cho mục tiêu giảm khí thải nhà kính

EU công bố kế hoạch hợp tác giảm phát thải methane tại COP29

Khai mạc Phiên cấp cao Hội nghị COP16- Cam kết mạnh mẽ từ các nhà lãnh đạo

Hội nghị trù bị COP29: Tăng hợp tác quốc tế hướng tới mục tiêu khí hậu toàn cầu

Cháy rừng dữ dội làm gia tăng hiện tượng Trái Đất nóng lên

Cường độ bão mạnh hơn do tác động của biến đổi khí hậu

Cần Thơ: Tổ chức phát động phong trào thi đua hoàn thiện dự án Đường ống Lô B - Ô Môn

ASEAN ra mắt Chương trình Phòng chống các bệnh truyền nhiễm qua đường không khí (AIDP)
Đọc nhiều

Vĩnh Phúc bắt quả tang một cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đang chế biến 22 con lợn dấu hiệu xuất huyết

Bệnh viện Quân y 121, Quân khu 9 gặp mặt các cơ quan báo chí nhân ngày báo chí cách mạng Việt Nam

Trung tâm Phát triển giáo dục Việt An Vĩnh Phúc: Kiến tạo nền tảng vững chắc cho thế hệ tương lai

Quảng Hưng (Quảng Bình): Lợi dụng xây dựng nghĩa trang để khai thác khoáng sản trái phép - Thủ đoạn tinh vi gây nguy hại môi trường

TP. Hồ Chí Minh: Sức khỏe tinh thần cư dân bất ổn sau sự việc bầu Ban quản trị Chung cư Lux Garden - quận 7
Videos
E-magazine Inforgraphic Video

Cảnh báo hành vi giả danh cán bộ thuế, cơ quan thuế để lừa đảo

Phòng ngừa cháy nổ trong dịp Tết Nguyên đán

Bản tin tổng hợp số 8 tháng 11 của Tạp chí Sức khoẻ & Môi trường

Hà Nội (Q.Hà Đông) : Môi trường sống của người dân không được đảm bảo bởi những công trình vi phạm TTXD

Giải pháp giảm thiểu đốt ngoài trời, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp - Cơ hội từ GAHP

Ngành Thép hướng tới tiêu hao nguyên liệu thấp

Chính thức thông cầu phao tạm thay thế cầu Phong Châu (Phú Thọ)

Cách xử lý vệ sinh môi trường sau mùa bão lụt

Tạp chí Sức Khỏe & Môi Trường chia sẻ khó khăn với đồng bào chịu thiệt hại do cơn bão Yagi

Chấn Hưng (Vĩnh Phúc): Từ làng quê thuần nông đến diện mạo nông thôn mới khởi sắc

Nhiều chương trình hấp dẫn đón Xuân Ất Tỵ tại Cantho Eco Resort

Trung Quốc: Số ca mắc bệnh lý đường hô hấp tiếp tục tăng

Lãnh đạo Liên Hợp Quốc, các quốc gia, các đảng viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

COP29: 300 tỷ USD một năm chi cho biến đổi khí hậu là quá ít

COP29 và những cam kết cho mục tiêu giảm khí thải nhà kính

EU công bố kế hoạch hợp tác giảm phát thải methane tại COP29

Hội nghị trù bị COP29: Tăng hợp tác quốc tế hướng tới mục tiêu khí hậu toàn cầu

Cụ ông 80 tuổi được cứu sống do các cục máu đông làm tắc động mạch

Sau đại dịch gia lương thực tăng vọt

WHO: Châu Âu đối mặt với “mùa đông thách thức”

Vì sao Ấn Độ có ít nguy cơ bị tàn phá bởi làn sóng dịch COVID-19 thứ 3?

Khai mạc Phiên cấp cao Hội nghị COP16- Cam kết mạnh mẽ từ các nhà lãnh đạo

Bệnh đậu mùa khỉ bùng phát tại châu Phi, WHO có thể công bố tình trạng khẩn cấp

WHO: Số ca bệnh sởi đang gia tăng khắp châu Âu năm thứ hai liên tiếp

UNESCO cảnh báo tình trạng bạo lực nhằm vào các nhà báo môi trường
Nổi bật

Báo chí cách mạng Việt Nam: Ngọn cờ tư tưởng, động lực to lớn góp phần đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới

Cần Thơ: Họp mặt kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Kế hoạch tổng thể về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người

Thẩm quyền của chính quyền địa phương 2 cấp lĩnh vực y, dược cổ truyền

ENTECH HANOI 2025 hứa hẹn các giải pháp xanh và thông minh

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
