Đến 30/9, các bệnh viện trên toàn quốc phải hoàn thành triển khai bệnh án điện tử
Trong đó, Thủ tướng giao Bộ Y tế chỉ đạo, đôn đốc 100% các bệnh viện trên toàn quốc phải triển khai bệnh án điện tử; liên thông dữ liệu giữa các bệnh viện tuyến huyện, tuyến tỉnh của địa phương với các bệnh viện thuộc Bộ Y tế, tận dụng dữ liệu đã được liên thông, liên tuyến để cắt giảm xét nghiệm cho người dân, hoàn thành trong tháng 9/2025.
Hiện nay, mới chỉ có 153/1.500 cơ sở khám, chữa bệnh công lập và tư nhân trên cả nước công bố triển khai thành công hồ sơ bệnh án điện tử. Đến 30/9 tới, các bệnh viện trên toàn quốc phải hoàn thành nhiệm vụ này.
TTND.PGS.TS Trần Quý Tường, Chủ tịch Hội Tin học Y tế Việt Nam thông tin những nội dung quan trọng liên quan đến chỉ thị này.
![]() |
Đến 30/9, các bệnh viện trên toàn quốc phải hoàn thành triển khai bệnh án điện tử |
Tình hình triển khai bệnh án điện tử
Việc triển khai hồ sơ bệnh án điện tử (EMR) tại các cơ sở khám, chữa bệnh ở Việt Nam đã và đang từng bước phát triển, bước đầu đạt được một số thành quả rất đáng khích lệ.
Hiện nay, theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh, Luật Giao dịch điện tử và các văn bản pháp lý có liên quan, chúng ta đã có đủ cơ sở pháp lý để triển khai EMR và EMR có giá trị pháp lý như hồ sơ bệnh án giấy.
Nhận thức về ứng dụng CNTT, chuyển đổi số y tế và hồ sơ bệnh án điện tử, nhiều cơ sở khám, chữa bệnh đã trang bị máy tính cho 100% thầy thuốc, nhân viên có nhu cầu và trang bị hệ thống mạng không dây miễn phí cho người bệnh, người nhà. Đặc biệt, đã có 39,1% các cơ sở khám, chữa bệnh trên toàn quốc đã triển khai hệ thống an toàn, an ninh mạng.
Đến nay, tất cả 63 Sở Y tế đã tiến hành nhập hồ sơ, thông tin cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, thông tin người hành nghề trên Hệ thống quản lý Quốc gia về đăng ký, cấp phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh; 100% các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc (bao gồm cả công lập và tư nhân) đã triển khai ứng dụng CNTT, có phần mềm quản lý thông tin bệnh viện (HIS).
Có 62,16% các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã có bộ phận chuyên trách CNTT riêng, trong đó có 95% các bệnh viện hạng I và hạng đặc biệt đã thành lập phòng công nghệ thông tin, các đơn vị khác đã có bộ phận, cán bộ chuyên trách CNTT.
Trung bình trên cả nước, mỗi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có 3,15 nhân viên chuyên trách, 46,5% bệnh viện triển khai đặt lịch khám trực tuyến, 61,1% bệnh viện triển khai lấy số xếp hàng.
Đặc biệt, các bệnh viện đã kết nối phần mềm quản lý thông tin của bệnh viện (HIS) với cơ quan bảo hiểm xã hội Việt Nam đạt 100% để thực hiện việc giám định bảo hiểm y tế điện tử.
Tính đến tuần đầu của tháng 4/2025, trên toàn quốc đã có 153 cơ sở khám, chữa bệnh công bố đã triển khai hồ sơ bệnh án điện tử, không sử dụng bệnh án giấy. Trong đó có 2 Sở Y tế đã triển khai hồ sơ bệnh án điện tử, không sử dụng bệnh án giấy ở tất cả các bệnh viện thuộc Sở, đó là Sở Y tế tỉnh Phú Thọ và Sở Y tế Bắc Ninh.
Riêng về thanh toán viện phí điện tử, các cơ sở khám, chữa bệnh đã có tiến bộ vượt bậc so với 5 năm trước đây. Hiện nay, 71% cơ sở đã áp dụng thanh toán điện tử, trong đó, thông qua kết nối trực tiếp ngân hàng 31,4%, qua cổng dịch vụ công quốc gia 10,5%, các hình thức khác 15,4%; 29% tổng số các bệnh viện vẫn còn áp dụng thanh toán bằng tiền mặt.
Nhận diện 5 thách thức lớn
Thứ nhất, nền tảng và hạ tầng số của ngành y tế Việt Nam hiện chưa đáp ứng, trong khi điều kiện cần để áp dụng bệnh án điện tử đã là một rào cản ban đầu. Từ đó, phát sinh và dẫn tới TCO (tổng chi phí) để triển khai áp dụng bệnh án điện tử lớn và cần huy động nhiều nguồn lực mới có khả năng cân đối.
Đây là yếu tố trọng yếu và cần phải được xem xét một cách nghiêm túc về "Tính sẵn sàng" (bao gồm: chính sách, hạ tầng CNTT, con người và tài chính) trong triển khai bệnh án điện tử.
Thứ hai, một số Giám đốc bệnh viện chưa thực sự quan tâm, chưa thấy rõ lợi ích và ý nghĩa của việc triển khai EMR, chưa chủ động triển khai hồ sơ bệnh án điện tử tại bệnh viện.
Thứ ba, triển khai hồ sơ bệnh án điện tử làm thay đổi thói quen, nề nếp, quy trình làm việc của toàn bộ bệnh viện, từ cách làm truyền thống sang cách làm có tính khoa học chặt chẽ trên môi trường mạng, đòi hỏi phải có sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp lãnh đạo và sự hưởng ứng tham gia tích cực của tất cả nhân viên bệnh viện.
Thứ tư, vì ở Việt Nam, y tế công lập chiếm phần lớn nên Bộ Y tế phải có quy định về cơ chế tài chính thì các bệnh viện công lập mới có kinh phí triển khai EMR. Hiện nay, quy định về chế tài chính cho ứng dụng CNTT y tế nói chung và triển khai hồ sơ bệnh án điện tử nói riêng chưa có hướng dẫn cụ thể (chưa có mục chi cho công nghệ thông tin, trong giá thành dịch vụ y tế chưa có thành phần CNTT), các bệnh viện chủ yếu sử dụng quỹ đầu tư phát triển của đơn vị để ứng dụng CNTT, ảnh hưởng đến các hoạt động khác của bệnh viện.
Thứ năm, trình độ CNTT của các cán bộ, nhân viên y tế còn thiếu và yếu, không đồng đều tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc.
Giải pháp căn cơ
Để tất cả các cơ sở khám chữa bệnh có thể đồng loạt triển khai EMR đúng thời hạn quy định, Bộ Y tế cần tiếp tục quan tâm, chỉ đạo quyết liệt hơn nữa đến công tác chuyển đổi số y tế nói chung và triển khai EMR nói riêng; các vụ, cục của Bộ Y tế vào cuộc sát sao hơn, chủ động tham mưu, đề xuất với Lãnh đạo Bộ các chính sách và giải pháp để thực hiện chuyển đổi số y tế.
Trong đó, cần đặc biệt chú trọng tới việc thực hiện triển khai đồng bộ các nền tảng, hệ thống ứng dụng và cơ sở dữ liệu chuyên ngành làm nền tảng thúc đẩy tiến trình ứng dụng bệnh án điện tử. Đây chính là giải pháp thiết thực và là động lực tạo ra "tính sẵn sàng" cho triển khai ứng dụng bệnh án điện tử một cách đồng loạt.
Đồng thời, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật, tài liệu chuyên môn hướng dẫn về chuyển đổi số y tế nói chung và triển khai EMR nói riêng.
Khẩn trương ban hành quy định về giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại Điều 110 Luật Khám bệnh, chữa bệnh (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2024), trong đó tại điểm d, khoản 2 có quy định về giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bao gồm chi phí công nghệ thông tin, để các cơ sở khám, chữa bệnh có kinh phí thực hiện chuyển đổi số và triển khai EMR.
Bộ Y tế cũng cần có chế tài đối với các đơn vị, địa phương không thực hiện triển khai EMR theo đúng lộ trình đã quy định. Đồng thời quan tâm hơn nữa đến công tác thi đua, khen thưởng, kịp thời động viên, khen thưởng địa phương, đơn vị làm tốt việc triển khai EMR, từ đó giúp lan tỏa và làm mô hình tham quan, học tập chia sẻ kinh nghiệm một cách hiệu quả.
Giám đốc các bệnh viện phải thấy rõ lợi ích và ý nghĩa của việc triển khai EMR, từ đó thực sự quan tâm, chủ động thực hiện quyết liệt hồ sơ bệnh án điện tử tại bệnh viện. Bao gồm cả chủ động về mặt nhận thức cũng như có sự đầu tư nguồn lực một cách thỏa đáng cho CNTT hàng năm.
Tăng cường sự phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước về y tế với các hội nghề nghiệp, các doanh nghiệp, các địa phương, các chuyên gia liên quan để tạo sự thống nhất triển khai bệnh án điện tử trên toàn quốc có hiệu quả, thiết thực.
Song song đó, nâng cao nhận thức, năng lực CNTT của cán bộ, nhân viên y tế thông qua các buổi hội thảo chuyên đề, các lớp đào tạo, tập huấn về CNTT y tế…
Các tin khác

Bệnh viện Trung ương Huế với việc chăm sóc sức khỏe phụ nữ khu vực Miền Trung-Tây Nguyên

Một ngày Tháng Tư với Quảng Trị “máu và hoa”

Chương trình nghệ thuật đặc biệt mừng 50 năm non sông thống nhất

Khánh Hòa với khát vọng xây dựng và phát triển quê hương ngày càng giàu mạnh, văn minh, nâng tầm phát triển

Herbalife Việt Nam tiếp tục khuyến khích lối sống năng động trong cộng đồng

“Giải chạy Mùa Xuân” - Chinh phục những cung đường

Tuyên truyền thu gom, xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật đúng cách

Việt Nam hỗ trợ Myanmar khắc phục hậu quả động đất

Cần hành động ngay để cải thiện chất lượng không khí
Đọc nhiều

TP. Hồ Chí Minh: Trưởng Ban Quản trị chung cư Lux Garden (quận 7) lộng hành, chèn ép cư dân

Cần Thơ: Ra mắt công ty TNHH MTV Nông nghiệp Sông Hậu

Ô nhiễm môi trường biển ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Đoàn kiểm tra Bộ Công an làm việc tại Công an Vĩnh Phúc về công tác phòng chống khai thác, vận chuyển cát sỏi trái phép.

Trang bị hệ thống máy nội soi Olympus EVIS X1 CV1500 hiện đại nhất trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý tiêu hoá

Herbalife Việt Nam tiếp tục khuyến khích lối sống năng động trong cộng đồng

“Giải chạy Mùa Xuân” - Chinh phục những cung đường

Khuyến khích lối sống năng động lành mạnh là thông điệp mà Herbalife Việt Nam muốn mang đến giải chạy VnExpress Marathon Hạ Long 2024

Kỷ Niệm Hành Trình Đồng Hành Lâu Dài Cùng Thể Thao Việt Nam - Herbalife Ra Mắt Video Âm Nhạc “Tiếp Lửa Vinh Quang” .

Bệnh viện Trung ương Huế với việc chăm sóc sức khỏe phụ nữ khu vực Miền Trung-Tây Nguyên

Chương trình nghệ thuật đặc biệt mừng 50 năm non sông thống nhất

Di tích Quốc gia đặc biệt Tây Thiên điểm đến du xuân bái phật hàng đầu miền Bắc

Đất Thạch Thố và men Thiên Hà tạo nên Tinh hoa Gốm Việt
Nổi bật

Trung tâm Phát triển giáo dục Việt An Vĩnh Phúc: Kiến tạo nền tảng vững chắc cho thế hệ tương lai

Trao giấy chứng nhận đầu tư trung tâm thương mại lớn nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

Xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ tập trung nâng chất xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Thanh Hóa: Chưa xem xét khai thác khoáng sản tại nhà máy chế biến gỗ Lee & Carol

Quyết liệt ngăn chặn tình trạng sản xuất thuốc giả, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả tại Thanh Hóa

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
