Dịch Covid-19 có thể đưa đến khủng hoảng toàn cầu
Phát biểu họp báo trực tuyến đầu tiên kể từ khi trụ sở Liên hợp quốc tại New York tạm dừng các hoạt động họp thường kỳ, ông Guterres khẳng định toàn cầu đang ở trong một cuộc khủng hoảng chưa có tiền lệ và các quy tắc thông thường không còn phát huy tác dụng. Ông Guterres bày tỏ hy vọng cuộc họp khẩn của Nhóm các nước phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) vào tuần tới sẽ là dịp để các nước đưa ra những giải pháp hữu hiệu đối với dịch COVID-19.
Ông Guterres kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới cùng nhau đoàn kết để tìm ra giải pháp tốt nhất đối phó với đại dịch. Ông khẳng định việc giải quyết cuộc khủng hoảng y tế hiện nay là mối quan tâm hàng đầu của Liên hợp quốc. Ưu tiên thứ hai là giải quyết những ảnh hưởng của dịch bệnh đối với xã hội và nền kinh tế toàn cầu. Theo tính toán mới nhất của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), dịch bệnh COVID-19 sẽ khiến người lao động toàn cầu thiệt hại khoảng 3,4 nghìn tỷ USD tiền thu nhập từ nay đến cuối năm.
*Tính đến 7 giờ 30 phút ngày 20/3, thế giới ghi nhận 224.793 người mắc, 10.988 ca tử vong do Covid-19, dịch bệnh đã lan ra 179 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Ngày 19/3, Cơ quan Bảo vệ Dân sự Italy ghi nhận thêm 5.322 ca nhiễm SARS-CoV-2 so với hôm 18/3, nâng tổng số ca mắc Covid-19 ở nước này lên 41.035 trường hợp, trong số đó, hiện có 15.757 ca nhập viện, 2.498 ca phải điều trị tích cực và 14.935 trường hợp cách ly tại nơi ở. Số ca tử vong do Covid-19 ở Italy tăng thêm 427 trường hợp, lên 3.405 người, cao hơn so với 3.245 ca tại Trung Quốc. Số bệnh nhân mắc Covid-19 được điều trị thành công hiện là 4.440 trường hợp, tăng 415 ca.
* Giới chức y tế Pháp cho hay, dịch Covid-19 đã gây ra 108 trường hợp tử vong mới, 1.861 ca nhiễm mới trong trong 24 giờ qua. Như vậy, tính đến tối 19/3, Pháp đã ghi nhận tổng cộng 10.995 bệnh nhân mắc Covid-19 và 372 ca tử vong. Trong số 4.761 bệnh nhân phải nhập viện, có 1.122 người đang được chăm sóc đặc biệt.
* Ngày 19/3, Cơ quan chức năng Anh đã ghi nhận số ca tử vong do SARS-CoV-2 tăng 40% trong 24 giờ qua, lên 144 người. Số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 mới được phát hiện là 643 trường hợp, tương đương với tốc độ gia tăng 25%, lên 3.269 người.
* Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 của Nga cho biết, trong ngày 19/3, nước này ghi nhận thêm 52 bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2, nâng tổng số ca nhiễm lên 199. Tất cả các bệnh nhân trong hai tuần qua đều trở về Nga từ các quốc gia có tình hình dịch tễ học bất lợi.
Tính đến nay, chính quyền của 84/85 chủ thể tại Nga đã áp dụng chế độ cảnh báo cao do SARS-CoV-2. Chế độ cảnh báo cao áp dụng một số biện pháp để ngăn chặn sự lây lan của virus corona bao gồm, cấm tổ chức các sự kiện đại chúng đông người; các trường học và phổ thông chuyển sang học tập từ xa; xem xét việc cách li 14 ngày đối với những người đến từ các quốc gia có tình hình dịch tễ học không thuận lợi; nhà chức trách cô lập những người ghi bị nhiễm bệnh; các doanh nghiệp theo khả năng chuyển nhân viên sang làm việc từ xa.
Ngày 19/3, Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC) ghi nhận 10.493 ca dương tính với chủng mới của virus corona (SARS-CoV-2) gây dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp (Covid-19), tăng 3.404 trường hợp so với thống kê trước đó. Cũng theo CDC, nước Mỹ có thêm 53 ca tử vong do virus SARS-CoV-2, nâng tổng số ca tử vong lên 150 người.
Mỹ đã nâng cảnh báo đi lại lên mức cao nhất, hối thúc người dân Mỹ không đi ra nước ngoài, đồng thời kêu gọi công dân ở nước ngoài nhanh chóng trở về nước.
Tờ The New York Times trích dẫn một dự báo gần đây của Trung tâm dự phòng và kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) ước tính rằng dịch coronavirus ở Mỹ có thể lây nhiễm từ 160 triệu đến 214 triệu người trong khoảng thời gian hơn một năm - và giết chết 200.000 đến 1,7 triệu người ở nước này. Đó là kịch bản xấu nhất.
*Ngày 19/3, Bộ Y tế Brazil ghi nhận thêm 193 ca dương tính với SARS-CoV-2 trong 24 giờ qua, nâng tổng số trường hợp nhiễm bệnh lên 621 người, trong đó có 7 ca tử vong.
Cùng ngày, Brazil tuyên bố đóng cửa biên giới trên bộ với tất cả quốc gia láng giềng ngoại trừ Uruguay ở phía Nam. Lệnh hạn chế này sẽ kéo dài 15 ngày và không áp dụng đối với những người nước ngoài thường trú tại Brazil, các nhà ngoại giao và quan chức các tổ chức quốc tế, cũng như các xe tải chở hàng hóa.
*Thống kê từ các nước Trung-Tây Âu cho thấy số ca nhiễm mới chưa có chiều hướng giảm, nhất là ở Italy. Sau một ngày, tỷ lệ tử vong ở nước này đã vượt con số ở Trung Quốc, có thêm 427 ca, nâng tổng số lên 3.405 kể từ khi dịch bệnh xuất hiện. Số người nhiễm mới được xác nhận cũng tăng kỷ lục, 5.322 ca và hiện đã có 41.035 người bị nhiễm virus corona.
Tây Ban Nha xác nhận thêm 2.626 ca nhiễm 165 ca tử vong, rồi tới Đức với 1.652 ca mới và 14 tử vong. Mức độ lây lan ở Thụy Sĩ có dấu hiệu rất đáng lo ngại trong mấy ngày gần đây, với 824 ca mới và 3 tử vong so với một ngày trước. Thống kê từ các nước Hà Lan, Áo, Bỉ, Na Uy, Thụy Điển cũng cho thấy nguy nguy cơ lây lan rộng trong những ngày tới.
* Giám đốc khu vực châu Phi của Tổ chức y tế thế giới (WHO), bà Matshidiso Moeti cho rằng châu lục này đang phải chứng kiến những diễn biến cực kỳ nhanh chóng và phức tạp của đại dịch COVID-19. 35 trong tổng số 54 quốc gia châu Phi ghi nhận các ca mắc COVID-19, với gần 650 trường hợp. Hiện một số nước châu Phi đang phải đối mặt với tình trạng thiếu thốn dụng cụ y tế, đặc biệt là các bộ kit xét nghiệm.
Trung Tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Châu Phi (ACDC) ngày 19/3 thông báo, tính tới thời điểm hiện tại, châu lục này đã có khoảng 640 người nhiễm virus SARS-CoV-2, tập trung ở 34 quốc gia.
Nửa tỷ học sinh trên giới buộc phải nghỉ học do lo ngại ảnh hưởng của Covid-19
*Thái Lan phạt tù những người bán khẩu trang cao giá
Ngày 19/3, Bangkok Post đưa tin, Tòa án Hình sự Thái Lan đã đưa 7 đối tượng, gồm 1 người đàn ông và 6 phụ nữ ra xét xử với cáo buộc bán khẩu trang vượt giá trần do chính phủ quy định. Tòa đã kết án 5 bị cáo từ 6 - 18 tháng tù, 2 bị cáo còn lại bị phạt tù treo, hình phạt bổ sung đối với 7 đối tượng này là 25.000 Baht/người (khoảng 770 USD). Đây được cho là những biện pháp rất nghiêm khắc của Thái Lan, trong bối cảnh đảm bảo nguồn cung ổn định khẩu trang cho công tác phòng dịch viêm phổi cấp Covid-19.
Cáo buộc chỉ rõ, các đối tượng đã lợi dụng nhu cầu tăng cao của người dân trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 để bán khẩu trang với giá quá cao, vượt giá trần do Chính phủ áp dụng. Sau phán quyết của tòa án, 5 bị cáo đầu tiên đã bị đưa đến trại tạm giam tại Thủ đô Bangkok và Viện cải huấn phụ nữ Trung ương.
Trước đó, để đối phó với tình hình dịch bệnh Covid-19, Thái Lan đã đưa mặt hàng khẩu trang vào danh sách quản lý giá, áp giá cao nhất cho một chiếc khẩu trang y tế thông thường là 2,5 Baht (khoảng 1.830 VND) và mỗi người được phép mua tối đa 4 chiếc.
Vào ngày 27/2, Cục Nội thương - Bộ Thương mại Thái Lan cho biết, các cơ quan chức năng của nước này đang tiến hành điều tra, xử lý 39 nhà bán lẻ khẩu trang y tế bán mặt hàng này với giá cao hơn giá tiêu chuẩn do Ủy ban Trung ương về Giá cả Hàng hóa và Dịch vụ công bố.
Đến hết ngày 19/3, Thái Lan đã ghi nhận 272 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, riêng trong ngày 19/3, nước này đã ghi nhận số ca nhiễm kỷ lục lên tới 60 ca. Ngoài một trường hợp tử vong, đã có 42 bệnh nhân nhiễm virus này ở Thái Lan được xuất viện, trong khi 229 người còn lại vẫn đang được điều trị cách ly tại các bệnh viện.
* Nửa tỷ học sinh nghỉ học
Theo báo cáo của LHQ, 73 quốc gia đã tuyên bố hoặc thực hiện việc đóng cửa các cơ sở giáo dục do lo ngại dịch Covid-19, buộc 516 triệu học sinh, sinh viên không thể đến trường.Trong đó, 56 quốc gia đã đóng cửa các trường học trên toàn quốc, 17 quốc gia thực hiện đóng cửa một số trường học địa phương khiến khoảng 516,6 triệu trẻ em và thanh thiếu niên không thể đến trường.
Bbà Stefania Giannini, Trợ lý Giáo dục của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) cho biết, tổ chức này đang đối mặt với một tình huống bất thường và kêu gọi các quốc gia cần hợp tác với nhau không chỉ để giải quyết hậu quả giáo dục trước mắt của cuộc khủng hoảng chưa từng có này, mà còn để xây dựng khả năng phục hồi lâu dài của các hệ thống giáo dục.
Tuần trước, một Hội nghị truyền hình toàn cầu với các quan chức cấp cao trong ngành giáo dục đã được tổ chức để tăng cường ứng phó khẩn cấp và chia sẻ các chiến lược, giảm thiểu tối đa sự gián đoạn học tập trên toàn thế giới. Cuộc hội nghị có sự tham gia của 24 bộ trưởng và 15 Thứ trưởng Bộ Giáo dục các nước.
Đại diện UNESCO cho biết, cuộc khủng hoảng do Covid-19 gây ra đã tác động khiến hơn 1/5 học sinh trên toàn thế giới đang không thể đến trường và hơn 1/4 số sinh viên không thể đến giảng đường các cơ sở giáo dục đại học.
Đồng thời, UNESCO kêu gọi sự hợp tác với các quốc gia để cùng tìm kiếm những giải pháp công nghệ cao, cũng như những giải pháp công nghệ thấp và không sử dụng công nghệ để đảm bảo sự liên tục của việc học.
*Dịch Covid-19 làm thay đổi tư duy quy hoạch đô thị
Các chuyên gia quy hoạch đô thị nhận định dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đang lây lan trên toàn thế giới sẽ buộc giới chức nhiều nơi phải xem xét một cách nghiêm túc những yếu tố như mật độ dân số, công nghệ, an ninh thực phẩm và nhà ở.
Để ứng phó với dịch bệnh, các quốc gia đã thắt chặt kiểm soát biên giới, áp đặt các lệnh cấm đi lại, phong tỏa nhiều thành phố và đẩy mạnh hoạt động rà soát sử dụng những công nghệ có sự hỗ trợ của Trí tuệ nhân tạo (AI).
Giảng viên cao cấp về quy hoạch đô thị và môi trường Tony Matthews, từ Đại học Griffith (Australi), cho rằng COVID-19 có thể sẽ dẫn tới những thay đổi về tư duy thiết kế và quy hoạch đô thị. Chuyên gia này dự đoán các vấn đề mật độ dân số hợp lý hơn, ứng dụng nhiều công nghệ và dữ liệu thông minh hơn để theo dõi các xu hướng sức khỏe toàn dân sẽ được cân nhắc nhiều hơn.
Nhiều thành phố sẽ bắt đầu nghiên cứu kỹ hơn về an ninh thực phẩm.
Trên thực tế, các quốc gia gồm Trung Quốc, Hàn Quốc và Singapore đang sử dụng robot, máy bay không người lái, dữ liệu lớn để theo dấu đợt bùng phát dịch bệnh, để khử trùng các bệnh viện và giao các nhu yếu phẩm.
Chuyên gia Matthews cho rằng những công nghệ này sẽ trở thành những yếu tố cố định trong quy hoạch đô thị tương lai, giúp sớm phát hiện những vấn đề tiềm ẩn, từ đó có phản ứng nhanh hơn.
Giới chức cũng sẽ quan tâm hơn tới các loại bệnh truyền nhiễm qua vật trung gian như sốt xuất huyết, những dịch bệnh sẽ có nhiều biến thể hơn do tác động của biến đổi khí hậu, đồng thời áp đặt các biện pháp hạn chế chủng loại và số lượng động vật sống được bán tại các chợ truyền thống. Bằng chứng là đợt bùng phát dịch bệnh COVID-19 đã khiến Chính phủ Trung Quốc tuyên bố thắt chặt quản lý các chợ truyền thống ở các thành phố trên cả nước.
Các bệnh do virus corona gây ra là những bệnh có thể truyền nhiễm từ động vật sang người, mà tốc độ phá rừng và đô thị hóa nhanh là những yếu tố đóng vai trò chính thúc đẩy quá trình lây lan bệnh dịch tại châu Á. Đây không phải lần đầu tiên một dịch bệnh xảy ra dẫn tới những thay đổi trong quy hoạch đô thị.
Nghiên cứu chỉ ra các đợt bùng phát dịch tả những năm 1830 đã dẫn tới những giải pháp xử lý nước thải tốt hơn tại thủ đô London (Anh) cũng như nhiều thành phố khác, trong khi dịch lao xảy ra tại New York hồi đầu thế kỷ 20 đã mở đường cho việc cải thiện các hệ thống vận chuyển công cộng và các quy định về nhà ở.
Dịch viêm đường hô hấp cấp SARS năm 2003, tác động mạnh nhất tới Hong Kong (Trung Quốc) hay Singapore, chính là sự cố khiến Singapore nhận ra cần phải nâng cấp các cơ sở hạ tầng y tế và tạo ra những hệ thống theo dấu dịch bệnh.
Theo nhà nghiên cứu Annie Wilkinson, từ Viện nghiên cứu phát triển Anh, trong lịch sử, các dịch bệnh đóng vai trò như chất xúc tác tạo ra những chuyển biến trong cách ứng phó dịch bệnh, đặc biệt là khu vực đô thị. Chuyên gia này nhấn mạnh sự vào cuộc của cả cộng đồng là yếu tố then chốt giúp kiểm soát bệnh dịch hiệu quả, giúp truyền tải những thông tin đáng tin cậy, triển khai các cuộc khảo sát hoặc hạn chế đi lại.
Theo Liên hợp quốc, đến năm 2050, hơn 65% dân số thế giới sẽ sinh sống tại các đô thị, cao hơn mức 56% hiện tại.
Trong khi các thành phố phải đối mặt với những tác động ngày càng tồi tệ của biến đổi khí hậu, các nhà quy hoạch đô thị sẽ phải cân bằng nhu cầu đất đai ngày càng gia tăng. Trong đợt dịch COVID-19, Trung Quốc đã phải khẩn cấp xây dựng 16 bệnh viện dã chiến tại thành phố tâm dịch Vũ Hán, để phục vụ điều trị cho số bệnh nhân ngày một tăng ở thời điểm dịch dần lên đỉnh điểm.
Chính quyền Hong Kong (Trung Quốc) cũng đã trưng dụng nhiều khu nhà ở cộng đồng để sử dụng như các cơ sở cách ly trong khi giới chức Genoa, Italy cũng đã sử dụng một chiếc phà lớn để làm bệnh viện dã chiến.
Chuyên gia Matthews cho rằng các nhà quy hoạch có thể sẽ phải cân nhắc để dành quỹ đất chiến lược cho việc xây dựng các cơ sở y tế hoặc nhà ở tạm thời khi cần thiết.
Cùng với đó, giới chức cũng phải cân nhắc vấn đề an ninh thực phẩm trong bối cảnh buộc phải áp đặt lệnh phong tỏa hoặc đóng cửa biên giới. Ví dụ, Singapore nhập khẩu hơn 90% thực phẩm tiêu thụ, hiện đang khuyến khích sản xuất trong nước.
Nhiều thành phố cũng có thể sẽ thiết lập các kho dự trữ, trong khi nhiều thành phố khác đẩy mạnh hoạt động sản xuất thực phẩm địa phương thông qua các mô hình nông trại đô thị hoặc nhân rộng các cơ sở trồng trọt theo hình thức thủy canh.
Nhưng về cơ bản, hầu hết các thành phố trên thế giới đều phụ thuộc vào các chuỗi cung ứng thực phẩm toàn cầu và vì thế rất "nhạy cảm" với mọi sự gián đoạn.
Chuyên gia Wilkinson cho rằng có lẽ quan trọng hơn cả, các nhà quy hoạch đô thị sẽ phải chú trọng tới tác động của tình trạng gia tăng chênh lệch giàu nghèo, khi hàng triệu người vô gia cư, những người sinh sống trong các khu ổ chuột, có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn. Việc có thể đạt được những thay đổi dài hạn trong quy hoạch đô thị sẽ phụ thuộc vào sự cải thiện cách nhìn nhận, hiểu và đánh giá những điều kiện y tế và sinh hoạt của nhóm này.
Bên cạnh bài toán quy hoạch thì các yếu tố quản lý chính quyền cũng là điều không thể phủ nhận khi thực tế hiện này các đô thị đông dân như Hong Kong hay Singapore, việc kiểm soát dịch bệnh vẫn đang được thực hiện tốt hơn ở những vùng nông thôn rộng lớn như Lombardy hay Veneto của Italy.
*Dịch Covid-19 gây ra khủng hoảng thị trường lao động
Theo đánh giá mới nhất của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), cuộc khủng hoảng kinh tế và lao động do COVID-19 gây ra có thể làm tăng thêm 25 triệu người thất nghiệp trên toàn cầu.
Báo cáo đánh giá sơ bộ “COVID19 và thế giới việc làm: Tác động và giải pháp” của ILO kêu gọi thực hiện các biện pháp khẩn cấp, trên diện rộng và đồng bộ ở cả ba trụ cột: Bảo vệ người lao động tại nơi làm việc; kích thích nền kinh tế và việc làm; hỗ trợ việc làm và thu nhập.
Những biện pháp khẩn cấp bao gồm mở rộng an sinh xã hội, hỗ trợ khả năng giữ việc làm (như giảm thời giờ làm việc, nghỉ phép có lương, và các trợ cấp khác), giảm thuế, hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa. Ngoài ra, báo cáo sơ bộ cũng đề xuất các biện pháp chính sách tài khóa và tiền tệ, hỗ trợ cho vay và hỗ trợ tài chính đối với một số ngành kinh tế cụ thể.
Theo các chuyên gia của ILO, dựa vào các kịch bản khác nhau mà tác động của dịch bệnh COVID-19 có thể gây ra đối với tăng trưởng GDP toàn cầu.
Ước tính của ILO cho thấy số người thất nghiệp toàn cầu sẽ tăng từ 5,3 triệu người (kịch bản “thấp”) đến 24,7 triệu người (kịch bản “cao”). Đây là số tăng thêm so với nền số lượng người thất nghiệp sẵn có là 188 triệu trong năm 2019. Nhìn lại trong tương quan với năm 2008-2009, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu khi đó khiến 22 triệu người rơi vào tình trạng thất nghiệp.
Tình trạng thiếu việc làm cũng được dự báo sẽ tăng theo diện rộng, khi những tác động về kinh tế của dịch bệnh COVID-19 sẽ khiến cả giờ làm và tiền lương bị giảm. Nhóm lao động tự làm ở các nước đang phát triển vốn thường là tấm đệm giúp làm nhẹ bớt độ xung của những tác động do những thay đổi đột ngột mang lại, trong lần dịch bệnh này sẽ không còn tác dụng vì những hạn chế di chuyển đối với con người và hàng hóa.
Các chuyên gia cho rằng, giảm số lượng việc làm đồng nghĩa với việc mất đi nguồn thu nhập lớn cho người lao động. Nghiên cứu ước tính con số này tương đương từ 860 tỷ USD đến 3.400 tỷ USD trong năm 2020. Điều này sẽ dẫn tới giảm tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ, từ đó tác động tới triển vọng của doanh nghiệp và các nền kinh tế.
Đáng lưu ý hơn, tình trạng lao động nghèo được dự báo cũng sẽ gia tăng đáng kể, bởi “việc giảm thu nhập do suy giảm các hoạt động kinh tế sẽ ảnh hưởng xấu tới những người lao động cận nghèo hoặc sống dưới chuẩn nghèo”.
Ông Guy Ryder Tổng Giám Đốc ILO nhận định: “Đây không còn chỉ là cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu nữa, mà dịch bệnh COVID-19 cũng chính là cuộc khủng hoảng nghiêm trọng đối với thị trường lao động và kinh tế, tác động lớn tới con người”. “Trong năm 2008, thế giới đã cho thấy sự đồng lòng để cùng nhau giải quyết các hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và đã có thể tránh được những tác động tồi tệ nhất. Đó chính là điều chúng ta cần lúc này”, ông Guy Ryder nhấn mạnh.
Báo cáo của ILO cảnh báo rằng tác động của cuộc khủng hoảng việc làm tới một số nhóm lao động sẽ không đồng đều, và điều này sẽ làm gia tăng bất bình đẳng. Những người bị ảnh hưởng lớn bao gồm những người được bảo vệ ít hơn và làm những công việc được trả lương thấp, nhất là lao động trẻ và lao động cao tuổi. Phụ nữ và lao động di cư cũng thuộc nhóm này. Lao động di cư dễ bị tổn thương vì họ thường không được hưởng đầy đủ quyền lao động và an sinh xã hội. Trong khi đó, phụ nữ thường chiếm số đông trong nhóm các công việc lương thấp và các ngành kinh tế bị tác động bởi dịch bệnh.
Tổng Giám đốc ILO cho rằng: “Trong những lúc khủng hoảng như hiện nay, chúng ta có hai công cụ chính có thể giúp giảm bớt những tác động tiêu cực và giúp phục hồi niềm tin của công chúng. Thứ nhất là đối thoại xã hội, đối thoại giữa người lao động, người sử dụng lao động và các tổ chức đại diện của họ. Công cụ này đóng vai trò quan trọng để xây dựng niềm tin của công chúng và hỗ trợ các biện pháp mà chúng ta cần thực hiện để vượt qua cuộc khủng hoảng này. Thứ hai là các tiêu chuẩn lao động quốc tế. Các tiêu chuẩn này cung cấp một nền tảng đã được thử nghiệm và khẳng định dành cho các phản ứng chính sách tập trung vào việc phục hồi một cách bền vững và công bằng. Chúng ta cần làm tất cả mọi thứ cần thiết để giảm thiểu thiệt hại đối với con người trong thời điểm khó khăn này”.
Linh Đức
Các tin khác

COP29 và những cam kết cho mục tiêu giảm khí thải nhà kính

EU công bố kế hoạch hợp tác giảm phát thải methane tại COP29

Khai mạc Phiên cấp cao Hội nghị COP16- Cam kết mạnh mẽ từ các nhà lãnh đạo

Hội nghị trù bị COP29: Tăng hợp tác quốc tế hướng tới mục tiêu khí hậu toàn cầu

Cháy rừng dữ dội làm gia tăng hiện tượng Trái Đất nóng lên

Cường độ bão mạnh hơn do tác động của biến đổi khí hậu

Cần Thơ: Tổ chức phát động phong trào thi đua hoàn thiện dự án Đường ống Lô B - Ô Môn

ASEAN ra mắt Chương trình Phòng chống các bệnh truyền nhiễm qua đường không khí (AIDP)

Bệnh đậu mùa khỉ bùng phát tại châu Phi, WHO có thể công bố tình trạng khẩn cấp
Đọc nhiều

TP. Hồ Chí Minh: Trưởng Ban Quản trị chung cư Lux Garden (quận 7) lộng hành, chèn ép cư dân

Cần Thơ: Ra mắt công ty TNHH MTV Nông nghiệp Sông Hậu

Ô nhiễm môi trường biển ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Đoàn kiểm tra Bộ Công an làm việc tại Công an Vĩnh Phúc về công tác phòng chống khai thác, vận chuyển cát sỏi trái phép.

Trang bị hệ thống máy nội soi Olympus EVIS X1 CV1500 hiện đại nhất trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý tiêu hoá
Videos
E-magazine Inforgraphic Video

Cảnh báo hành vi giả danh cán bộ thuế, cơ quan thuế để lừa đảo

Phòng ngừa cháy nổ trong dịp Tết Nguyên đán

Bản tin tổng hợp số 8 tháng 11 của Tạp chí Sức khoẻ & Môi trường

Hà Nội (Q.Hà Đông) : Môi trường sống của người dân không được đảm bảo bởi những công trình vi phạm TTXD

Giải pháp giảm thiểu đốt ngoài trời, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp - Cơ hội từ GAHP

Ngành Thép hướng tới tiêu hao nguyên liệu thấp

Chính thức thông cầu phao tạm thay thế cầu Phong Châu (Phú Thọ)

Cách xử lý vệ sinh môi trường sau mùa bão lụt

Tạp chí Sức Khỏe & Môi Trường chia sẻ khó khăn với đồng bào chịu thiệt hại do cơn bão Yagi

Nhiều chương trình hấp dẫn đón Xuân Ất Tỵ tại Cantho Eco Resort

Trung Quốc: Số ca mắc bệnh lý đường hô hấp tiếp tục tăng

Lãnh đạo Liên Hợp Quốc, các quốc gia, các đảng viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Hàn Quốc ghi nhận hàng trăm vụ cháy liên quan pin xe máy điện

COP29: 300 tỷ USD một năm chi cho biến đổi khí hậu là quá ít

COP29 và những cam kết cho mục tiêu giảm khí thải nhà kính

EU công bố kế hoạch hợp tác giảm phát thải methane tại COP29

Hội nghị trù bị COP29: Tăng hợp tác quốc tế hướng tới mục tiêu khí hậu toàn cầu

Cụ ông 80 tuổi được cứu sống do các cục máu đông làm tắc động mạch

Sau đại dịch gia lương thực tăng vọt

WHO: Châu Âu đối mặt với “mùa đông thách thức”

Vì sao Ấn Độ có ít nguy cơ bị tàn phá bởi làn sóng dịch COVID-19 thứ 3?

Khai mạc Phiên cấp cao Hội nghị COP16- Cam kết mạnh mẽ từ các nhà lãnh đạo

Bệnh đậu mùa khỉ bùng phát tại châu Phi, WHO có thể công bố tình trạng khẩn cấp

WHO: Số ca bệnh sởi đang gia tăng khắp châu Âu năm thứ hai liên tiếp

UNESCO cảnh báo tình trạng bạo lực nhằm vào các nhà báo môi trường
Nổi bật

Phát biểu của Chủ tịch nước tại Hội thảo quốc tế 50 năm thống nhất đất nước

Vai trò kiến tạo hòa bình của ngoại giao Việt Nam được thể hiện xuyên suốt

Cứu sống bệnh nhân sử dụng quá liều thuốc huyết áp

Vì sao căn hộ cao cấp The Fibonan là lựa chọn hàng đầu tại khu Đông Hà Nội?

Hợp tác thúc đẩy quản lý chất thải tuần hoàn tại Việt Nam

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
