Dịch Covid -19 lây lan ra 192 quốc gia
Trong đó có năm quốc gia có số ca mắc hơn 20 nghìn người gồm: Italy, Mỹ, Tây Ban Nha, Đức và Iran; tám quốc gia khác có số ca mắc ở mức hơn 2.000, gồm: Pháp, Hàn Quốc, Thụy Sĩ, Anh, Hà Lan, Áo, Bỉ, Na Uy.
Đáng chú ý, trong một ngày qua, Mỹ là quốc gia có số ca mắc mới Covid-19 cao nhất trên thế giới với 6.610 ca, nâng tổng số ca mắc của nước này lên 32.356 ca và 414 ca tử vong.
Thủ tướng Đức tự cách ly ở nhà sau khi tiếp xúc người nhiễm COVID-19
Italy vẫn là quốc gia có số ca mắc và tử vong cao nhất bên bên ngoài Trung Quốc đại lục, với 59.138 ca mắc và 5.476 ca tử vong. Chỉ trong một ngày, Italy ghi nhận thêm 5.560 ca mắc mới và 651 người tử vong, so với mức thống kê ở thời điểm 6 giờ ngày 22-3.
Iran vẫn là vùng dịch lớn thứ hai châu Á, sau Trung Quốc đại lục với 21.638 ca nhiễm và 1.685 ca tử vong, tăng 129 ca chết sau 24 giờ. Đây cũng là một trong những nước có tỷ lệ tử vong cao với 7,7%,
Pháp ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch Covid-19
Lưỡng viện của Quốc hội Pháp hôm 22/3 đã ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe, cung cấp cho chính phủ nhiều quyền hạn trong cuộc chiến chống dịch bệnh.
Việc Quốc hội Pháp thông qua văn bản luật này sẽ cho phép chính phủ thực hiện các biện pháp mạnh mẽ trong cuộc chiến chống lại dịch Covid-19, trong đó có hỗ trợ các công ty cũng như quyết định trì hoãn vòng bầu cử địa phương thứ hai tại nước này cho đến tháng 6.
Văn bản luật ban bố "tình trạng khẩn cấp về sức khỏe" này dựa trên quy định pháp luật đã được thống nhất sau khi xẩy ra các cuộc tấn công khủng bố năm 2015 tại Pháp. Tình trạng khẩn cấp kéo dài 2 tháng kể từ thời điểm được thông qua và có thể gia hạn.
Mỹ: Triển khai vệ binh quốc gia để chống dịch
Tổng thống Donald Trump hôm 22/3 cho biết ông đã triển khai Lực lượng Vệ binh Quốc gia tại các bang California, New York và Washington để ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19. Trong thông báo, Tổng thống Trump cũng cho biết điều quan trọng hiện nay là tất cả người dân Mỹ phải tuân theo hướng dẫn liên bang về giữ khoảng cách tiếp xúc.
Trong diễn biến liên quan, ngày 22/3, Thượng nghị sỹ Rand Paul cho biết ông đã có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2, trở thành thượng nghị sỹ Mỹ đầu tiên tuyên bố mắc Covid-19.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steve Mnuchin tuyên bố các chương trình tài chính nhằm hỗ trợ nền kinh tế đang lao đao vì dịch Covid-19 sẽ có quy mô lên đến 4.000 tỷ USD. Theo đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ được vay vốn theo chương trình này với điều kiện là giữ chân người lao động trong thời điểm khó khăn. Ngoài ra, gói giải cứu còn bao gồm điều khoản hỗ trợ mỗi gia đình 4 người khoảng 3.000 USD.
Ấn Độ: Phong tỏa thủ đô New Dehli
Ấn Độ ngày 22/3 đã ban bố lệnh phong tỏa khu vực thủ đô Delhi, bắt đầu từ 6 giờ sáng ngày 23/3 cho đến đêm 31/3 (theo giờ địa phương). Động thái này diễn ra sau khi Ấn Độ thực hiện lệnh giới nghiêm toàn dân tự nguyện chưa từng có tiền lệ trong cùng ngày theo lời kêu gọi của Thủ tướng Narendra Modi nhằm góp phần ngăn chặn dịch bệnh COVID-19.
Theo ông Thủ hiến bang Arvind Kejriwal, trong thời gian phong tỏa, sẽ không có bất cứ phương tiện giao thông công cộng, taxi, ô tô và xe tuk tuk nào được phép hoạt động, ngoại trừ 25% tổng số chuyến xe buýt của Công ty vận tải Delhi (DTC) để đáp ứng những dịch vụ thiết yếu. Các cửa hàng, dịch vụ thương mại, khu chợ mở hàng tuần và biên giới sẽ bị phong tỏa (trừ các mặt hàng thiết yếu). Tất cả dịch vụ xe buýt, tàu điện ngầm và tàu chở khách liên bang cũng sẽ bị đình chỉ, trong khi các chuyến bay nội địa và quốc tế, các hoạt động xây dựng và địa điểm tôn giáo sẽ bị đóng cửa tại thủ đô.
Cũng trong ngày 22-3, chính phủ trung ương và các chính quyền bang đã quyết định đóng cửa hoàn toàn 75 quận huyện trên khắp Ấn Độ - những nơi có báo cáo về các trường hợp nhiễm SARS-CoV-2. Quyết định được đưa ra tại cuộc họp cấp cao với sự tham dự của lãnh đạo tất cả các bang, thư ký nội các và thư ký chính của Thủ tướng Modi.
Đông Nam Á: Dịch vẫn diễn biến phức tạp
Trong khi đó, khu vực Đông Nam Á lại đang trải qua giai đoạn dịch diễn biến phức tạp. Trong 24h qua, các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) chứng kiến dịch viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) diễn biến phức tạp và gia tăng số ca mắc bệnh mới.
Cụ thể, tới 24h đêm 22/3, các nước ASEAN đã xác nhận có tổng cộng 3.509 trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2, trong đó có 495 ca mới. Các nước khu vực cũng đã ghi nhận thêm 18 ca tử vong, nâng tổng số người thiệt mạng lên 86. Tới lúc này, đã có 392 bệnh nhân được chữa trị thành công và bình phục.
Thái Lan trong ngày 22/3 đã ghi nhận thêm 188 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, nâng tổng số các trường hợp lây nhiễm được ghi nhận ở nước này lên 599 bệnh nhân. Đây là ngày có số ca lây nhiễm được công bố cao nhất tại Thái Lan kể từ khi trường hợp đầu tiên được ghi nhận hồi tháng 1/2020. Ngoài một trường hợp tử vong, hiện có 7 bệnh nhân trong tình trạng nghiêm trọng.
Tại Malaysia, Bộ Y tế nước này thông báo ngày 22/3 đã phát hiện thêm 123 ca nhiễm virus SARS-Cov-2, cùng 2 bệnh nhân tử vong, nâng tổng số ca nhiễm lên 1.306 ca và số người tử vong vì dịch bệnh lên 10 người.
Indonesia tới lúc này đang là quốc gia thành viên ASEAN có số ca tử vong vì dịch COVID-19 cao nhất. Ngày 22/3, Indonesia đã ghi nhận thêm 10 ca tử vong, nâng tổng số người thiệt mạng tại nước này lên 48 trường hợp. Bên cạnh đó, Indonesia cũng đáng thứ ba khu vực về số lượng ca nhiễm virus SARS-CoV-2, với 514 ca (64 ca mới trong ngày 22/3).
Tại châu Phi, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh châu Phi ngày 22/3 cho biết đến nay đã có tổng cộng 1.198 ca nhiễm chủng mới của virus SARS-CoV-2 ở 41 quốc gia thuộc châu lục này. Hiện số ca tử vong đã lên tới 37 trường hợp ở 7 quốc gia trong khu vực. Cũng theo cơ quan này, Ai Cập hiện đứng đầu châu Phi với 294 trường hợp mắc COVID-19, Nam Phi đứng thứ hai với 240 bệnh
nhân, và tiếp đó là Maroc với 104 trường hợp.
Hàng loạt quốc gia châu Phi đã đóng cửa biên giới khi sự lây lan của đại dịch COVID-19 ở khu vực đã đe dọa biến lục địa 1,3 tỷ người này thành một mặt trận mới đáng báo động.
Tương lai ảm đạm của Olympic Tokyo 2020
Ủy ban Olympic Canada trở thành Ủy ban Olympic quốc gia đầu tiên trên thế giới tuyên bố sẽ không tham dự Thế vận hội Mùa Hè diễn ra tại Nhật Bản vào tháng 7 tới do lo ngại dịch COVID-19.
Một bản tuyên bố của COC gửi đến các vận động viên vào tối ngày 22/3 (theo giờ địa phương) viết: "Ủy ban Olympic Canada (COC) và Ủy ban Paralympic Canada (CPC), được sự ủng hộ của các Ủy ban Vận động viên, Tổ chức Thể thao quốc gia và Chính phủ Canada, đã đưa ra quyết định khó khăn khi không gửi các đội Canada đến dự Đại hội thể thao Olympic và Paralympic Mùa Hè năm 2020".
"COC và CPC cấp thiết kêu gọi Ủy ban Olympic quốc tế (IOC), Ủy ban Paralympic quốc tế (IPC) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hoãn Thế vận hội trong một năm và chúng tôi sẽ cung cấp sự hỗ trợ đầy đủ trong việc giúp điều chỉnh tất cả những phức tạp mà việc hoãn tổ chức Thế vận hội gây ra. Mặc dù chúng tôi hiểu sự phức tạp liên quan quyết định trì hoãn, nhưng không có gì quan trọng hơn sức khỏe và sự an toàn của các vận động viên của chúng tôi và cộng đồng thế giới",.
Cùng ngày 23/3, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cũng đề cập khả năng hoãn tổ chức Olympic Tokyo 2020, cho rằng, một quyết định như vậy "có thể là không tránh khỏi" nếu tình trạng bùng phát dịch COVID-19 do virus SARS-CoV-2 gây ra khiến việc tổ chức không được an toàn.
Phát biểu trước Quốc hội, Thủ tướng Abe tuyên bố Nhật Bản quyết tâm tổ chức một Thế vận hội "hoàn chỉnh", song cho biết thêm "nếu điều đó trở nên khó khăn, khi cân nhắc tới các vận động viên trước tiên, thì có thể không tránh khỏi việc chúng tôi đưa ra quyết định trì hoãn". Đây là lần đầu tiên Thủ tướng Nhật Bản đề cập đến khả năng Olympic Tokyo 2020 không thể diễn ra theo đúng kế hoạch vào ngày 24/7 tới trong bối cảnh dịch COVID-19 tiếp tục lây lan mạnh trên toàn thế giới.
Trước đó, Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) cũng thay đổi quan điểm về việc tổ chức Olympic Tokyo 2020 và cho biết sẽ lên kế hoạch cho các kịch bản khác nhau bao gồm cả việc trì hoãn sự kiện này. Ngày 22/3, Chủ tịch Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) Thomas Bach đã gửi thư thông qua kênh Athlete365 của IOC được thiết kế để liên lạc trực tiếp với các vận động viên Olympic, nói rằng IOC sẽ đưa ra quyết định về cách tiến hành Thế vận hội Tokyo trong vòng 4 tuần tới. Thông điệp của ông Bach cho biết, IOC đã bắt đầu thảo luận chi tiết để hoàn thành đánh giá về diễn biến nhanh chóng của dịch bệnh trên toàn thế giới và tác động của nó đến Thế vận hội, bao gồm cả kịch bản hoãn lại.
Giới chức IOC và Nhật Bản trước đây đều khẳng định Olympic Tokyo 2020 sẽ vẫn diễn ra như kế hoạch bất chấp những thách thức liên quan đến dịch COVID-19, vốn lây lan ra gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới và đã làm trên 330.000 ca nhiễm bệnh, trên 14.500 trường hợp tử vong.
Ngày 22/3, các thành viên của IOC đã họp thảo luận về việc có nên tổ chức Olympic Tokyo 2020 theo đúng kế hoạch từ ngày 24/7 đến 9/8/2020, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang bùng phát mạnh mẽ và chưa có dấu hiệu dừng lại.
Trong cuộc họp này, IOC đưa ra nhiều kịch bản trong đó có cả kịch bản hoãn Olympic Tokyo 2020.
Sức khỏe tâm lý trong thời kỳ COVID-19 lây lan ở Mỹ
Virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đã lan khắp nước Mỹ khiến nhiều tiểu bang đề nghị người dân cách ly xã hội và nên ở trong nhà.
Các nhà tâm lý học và bác sĩ tâm thần gần đây đã để ý tới dấu hiệu lo âu của bệnh nhân bất an về hậu quả mà dịch COVID-19 có thể gây ra.
Hãng thông tấn Reuters (Anh) đã khảo sát 6 cơ sở y tế Mỹ và nhận được kết quả virus SARS-CoV-2 là thứ được đề cập nhiều nhất trong các buổi trị liệu tâm lý.
Các chuyên gia sức khỏe tâm thần phân tích rằng căng thẳng hình thành từ lo sợ dịch bệnh kết hợp với việc cách ly do chính phủ đóng cửa trường học, nhà hàng và đề nghị người dân giảm tiếp xúc xã hội. Những hoạt động giảm căng thẳng như theo dõi thi đấu thể thao, xem phim, tập gym… trở thành điều bất khả thi ở thời điểm dịch COVID-19 lan rộng.
Reuters phỏng vấn một số bác sĩ tâm thần và nhận được phản hồi rằng nhu cầu thuốc chống rối loạn lo âu đang ngày càng tăng. Hiện tại, việc cách ly xã hội gây khó khăn không nhỏ tới khám chữa bệnh tâm thần.
Bà Lynn Bufka tại Hiệp hội Tâm lý học Mỹ (APA) cho biết kể từ dịch COVID-19 bùng phát, mọi người gặp khó khăn với cách được điều trị từ xa.
Phương pháp điều trị từ xa lại không nằm trong chi trả của bảo hiểm. Tuy nhiên, trong tháng này hạn chế được nới lỏng và điều trị từ xa được nằm trong chương trình bảo hiểm quốc gia Medicare của Mỹ.
Nhà tâm lý học Sharon Greenfield cho biết ảnh hưởng từ virus SARS-CoV-2 đối với sức khỏe tinh thần cần được chú ý và có phản ứng phối hợp. Theo đó, các nhà lãnh đạo cần xử lý tình trạng khẩn cấp về sức khỏe tinh thần tương tự như vấn đề thể chất.
Sức khỏe tinh thần đối với nhân viên y tế cũng là điều quan trọng khi họ đang phải gồng mình chiến đấu với COVID-19 cùng khối lượng công việc lớn.
Để xử lý căng thẳng, các bác sĩ đề nghị đọc tin tức 1-2 lần trong ngày, xem những bộ phim vui vẻ, trò chuyện trực tuyến với gia đình và ra ngoài nhưng tuân thủ quy định để tránh nguy cơ lây nhiễm virus SARS-CoV-2.
Linh Đức
Các tin khác

COP29 và những cam kết cho mục tiêu giảm khí thải nhà kính

EU công bố kế hoạch hợp tác giảm phát thải methane tại COP29

Khai mạc Phiên cấp cao Hội nghị COP16- Cam kết mạnh mẽ từ các nhà lãnh đạo

Hội nghị trù bị COP29: Tăng hợp tác quốc tế hướng tới mục tiêu khí hậu toàn cầu

Cháy rừng dữ dội làm gia tăng hiện tượng Trái Đất nóng lên

Cường độ bão mạnh hơn do tác động của biến đổi khí hậu

Cần Thơ: Tổ chức phát động phong trào thi đua hoàn thiện dự án Đường ống Lô B - Ô Môn

ASEAN ra mắt Chương trình Phòng chống các bệnh truyền nhiễm qua đường không khí (AIDP)

Bệnh đậu mùa khỉ bùng phát tại châu Phi, WHO có thể công bố tình trạng khẩn cấp
Đọc nhiều

TP. Hồ Chí Minh: Trưởng Ban Quản trị chung cư Lux Garden (quận 7) lộng hành, chèn ép cư dân

Cần Thơ: Ra mắt công ty TNHH MTV Nông nghiệp Sông Hậu

Ô nhiễm môi trường biển ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Đoàn kiểm tra Bộ Công an làm việc tại Công an Vĩnh Phúc về công tác phòng chống khai thác, vận chuyển cát sỏi trái phép.

Trang bị hệ thống máy nội soi Olympus EVIS X1 CV1500 hiện đại nhất trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý tiêu hoá
Videos
E-magazine Inforgraphic Video

Cảnh báo hành vi giả danh cán bộ thuế, cơ quan thuế để lừa đảo

Phòng ngừa cháy nổ trong dịp Tết Nguyên đán

Bản tin tổng hợp số 8 tháng 11 của Tạp chí Sức khoẻ & Môi trường

Hà Nội (Q.Hà Đông) : Môi trường sống của người dân không được đảm bảo bởi những công trình vi phạm TTXD

Giải pháp giảm thiểu đốt ngoài trời, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp - Cơ hội từ GAHP

Ngành Thép hướng tới tiêu hao nguyên liệu thấp

Chính thức thông cầu phao tạm thay thế cầu Phong Châu (Phú Thọ)

Cách xử lý vệ sinh môi trường sau mùa bão lụt

Tạp chí Sức Khỏe & Môi Trường chia sẻ khó khăn với đồng bào chịu thiệt hại do cơn bão Yagi

Nhiều chương trình hấp dẫn đón Xuân Ất Tỵ tại Cantho Eco Resort

Trung Quốc: Số ca mắc bệnh lý đường hô hấp tiếp tục tăng

Lãnh đạo Liên Hợp Quốc, các quốc gia, các đảng viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Hàn Quốc ghi nhận hàng trăm vụ cháy liên quan pin xe máy điện

COP29: 300 tỷ USD một năm chi cho biến đổi khí hậu là quá ít

COP29 và những cam kết cho mục tiêu giảm khí thải nhà kính

EU công bố kế hoạch hợp tác giảm phát thải methane tại COP29

Hội nghị trù bị COP29: Tăng hợp tác quốc tế hướng tới mục tiêu khí hậu toàn cầu

Cụ ông 80 tuổi được cứu sống do các cục máu đông làm tắc động mạch

Sau đại dịch gia lương thực tăng vọt

WHO: Châu Âu đối mặt với “mùa đông thách thức”

Vì sao Ấn Độ có ít nguy cơ bị tàn phá bởi làn sóng dịch COVID-19 thứ 3?

Khai mạc Phiên cấp cao Hội nghị COP16- Cam kết mạnh mẽ từ các nhà lãnh đạo

Bệnh đậu mùa khỉ bùng phát tại châu Phi, WHO có thể công bố tình trạng khẩn cấp

WHO: Số ca bệnh sởi đang gia tăng khắp châu Âu năm thứ hai liên tiếp

UNESCO cảnh báo tình trạng bạo lực nhằm vào các nhà báo môi trường
Nổi bật

Thanh niên Việt Nam thực hiện "Ba tiên phong," "5 chủ động"

Chống bụi mịn, tìm lại bầu trời xanh

Thủ đoạn phạm tội mới: Trộn thuốc giả với thuốc thật

Cần Thơ đặt tên cho 32 xã, phường sau khi sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã

Quản lý rơm rạ trên đồng ruộng, hướng đi của nền nông nghiệp bền vững

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
