Điểm danh những 'đại gia cỡ bự' đón tết trong tù
Dương Chí Dũng
Chủ tịch Địa ốc Dầu khí "ngã ngựa" cuối năm
Ông Sáu từng là TGĐ Công ty cổ phần Địa ốc Dầu khí (PVL). Theo Cơ quan An ninh điều tra, Hoàng Ngọc Sáu đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Hiện bị can Sáu đang tạm giam để phục vụ công tác điều tra tại Trại tạm giam B14 -Bộ Công an.
Dương Chí Dũng
Là một nhân vật nóng hầu tòa những ngày cuối năm 2013, Dương Chí Dũng đã phải nhận án tử với các tội danh "Tham ô tài sản" và “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Trong thương vụ ụ nổi 83M, Dương Chí Dũng - nguyên Cục trưởng Cục Hàng Hải Việt Nam, đóng vai trò chủ mưu, đạo diễn việc rút ruột 1,666 triệu USD.
Với hành vi giúp anh trai bỏ trốn, Dương Tự Trọng, em trai Dương Chí Dũng, cũng phải hầu tòa và nhận án 18 năm tù giam vào ngày 7 và 8/1.
Huyền Như và cú lừa 4.000 tỷ đồng
Huỳnh Thị Huyền Như là người phụ nữ duy nhất làm nóng các mặt báo nửa cuối năm 2013 khi là "nhân vật chính" trong vụ lừa đảo gần 4.000 tỷ đồng.
Huyền Như tại tòa án.
Huyền Như từng sở hữu những chiếc xe hơi đắt tiền, là chủ của hàng loạt lô đất, biệt thự cho đến các căn hộ cao cấp ở nhiều tỉnh thành và nhiều dự án “khủng”.
Tuy nhiên, người phụ nữ này phải cay đắng hầu tòa những ngày tháng cuối năm Quý Tỵ. Trong phần trình bày lời nói sau cùng, nữ đại gia tiếng tăm một thời đã phải rơi nước mắt.
Bầu Kiên đại gia “ngã ngựa”
Một đại gia khác cũng đón cái Tết năm 2014 không mấy vui vẻ là Nguyễn Đức Kiên (SN 1964, biệt danh "bầu Kiên"), nguyên phó chủ tịch Tập đoàn ACB.
Ông Kiên là 1 trong 7 bị can bị truy tố liên quan vụ án gây thiệt hại kinh tế lớn xảy ra tại Ngân hàng ACB. Với 4 tội danh: "Kinh doanh trái phép"; "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng"; "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và "Trốn thuế", bầu Kiên đang phải đối diện với mức án cao nhất là tù chung thân.
Trước khi bị bắt, bầu Kiên được cho là sở hữu khối tài sản khiến nhiều người kính nể, riêng hai siêu xe Bentley Continental Flying Spur và Rolls-Royce Phantom phiên bản Rồng vị đại gia này sở hữu cũng đã có tổng trị giá lên tới gần 50 tỷ đồng.
Ngay sau khi ông Kiên bị bắt, một CEO nổi tiếng trong lĩnh vực ngân hàng là ông Lý Xuân Hải (47 tuổi), nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng ACB, cũng đã bị bắt và bị khởi tố về tội cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Việc ông Hải bị bắt góp phần làm cho “làn sóng” ngã ngựa trở nên mạnh mẽ hơn và thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận.
Dũng "mặt sắt" và lệnh truy nã
Chỉ trong thời gian ngắn, tham gia vào các đường dây buôn lậu quốc tế, Hà Tuấn Dũng (SN 1974, biệt danh Dũng “mặt sắt”) nhanh chóng vươn lên hàng “đại gia” vùng biên Móng Cái, Quảng Ninh. Để chứng tỏ sự giàu có, thừa thãi của mình, đại gia này thường xuyên đi lại bằng “siêu xe” Rolls-Royce Phantom.
Tuy nhiên, rạng sáng 6/5/2013, lực lượng chức năng đã bất ngờ xuất hiện, bao vây toàn bộ nhóm đàn em của Dũng “mặt sắt” ở gần khu vực đường biên. Suốt từ thời điểm sau ngày 5/5, Dũng “mặt sắt” biệt tích. Theo yêu cầu của Bộ Công an Việt Nam, Interpol đã ra lệnh truy nã quốc tế đối với Dũng “mặt sắt”.
Mặc dù vẫn chưa bị bắt nhưng đại gia vùng biên này cũng phải đón một cái Tết 2014 không lấy gì làm vui vẻ khi án truy nã treo lơ lửng trên đầu.
Công Motor
Công Motor cũng một đại gia bị bắt trong năm 2013. Theo đó ngày 13/9 Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố vụ án, khởi tố 7 bị can về hành vi cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3, Chi cục QLTT tỉnh Hải Dương và Phòng Tài chính - Kế hoạch H.Ninh Giang, Hải Dương. Trong số này có Công Motor.
Công mô tô thời hoàng kim.
Công Motor tên thật là Huỳnh Văn Xuân, 38 tuổi, quê ở tỉnh Long An. Trước khi bị CA bắt giữ, tên tuổi Công Motor nổi như cồn với hàng loạt chức danh: TGĐ Cty TNHH dịch vụ thương mại Thành Công Sài Gòn; Nhà phân phối chính thức của hãng xe máy danh tiếng CPR tại Việt Nam; TGĐ điều hành tạp chí Motor Việt Nam; GĐ một Cty vệ sĩ nổi tiếng tại TP HCM.
Đại gia này cũng từng nổi như cồn khi cặp kè với không ít chân dài trong giới showbiz.
Cựu CEO chứng khoán Tràng An bị bắt
Năm 2013, giới chứng khoán cũng chứng kiến một đại gia tiếng tăm khác dính vào vòng lao lý là ông Lê Hồ Khôi, TGĐ công ty Cổ phần Chứng khoán Tràng An (TAS).
Ngày 18/1/2013 vị CEO này đã bị bắt và khởi tố vì có hành vi chỉ đạo nhân viên dưới quyền xác nhận khống các mã chứng khoán, hợp thức hồ sơ nhận uỷ thác đầu tư của khách hàng để vay rồi chiếm đoạt tiền của ngân hàng cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB).
Thời điểm ông Khôi bị bắt vào lúc chỉ còn 3 tuần nữa là đến Tết nguyên đán Quý Tỵ.
Theo seatimes