Đồng hồ sinh học trong cơ thể bao trùm mọi khía cạnh của sức khỏe
Từ năm 2017, các nhà nghiên cứu tại Đại học Cambridge (Anh) đã muốn tìm hiểu xem khoảng thời gian trong ngày có ảnh hưởng thế nào đến tốc độ phục hồi của các mô bị hư hỏng. Nên họ đã theo dõi các tế bào da được gọi là nguyên bào sợi.
Khi chúng ta bị thương, các tế bào nguyên bào sợi chính là những chiếc xe cứu hỏa di chuyển đến vùng bị ảnh hưởng. Chúng phun ra các protein phục hồi như collagen, giúp tái tạo những mô bị tổn thương. Nhưng để gọi được những chiếc xe cứu hỏa đến hiện trường, ta sẽ cần đến một protein khác có tên là actin. Nếu không có đủ actin, hoạt động "chữa cháy" của nguyên bào sợi sẽ bị suy yếu. Vấn đề quan trọng là nồng độ actin được quy định bởi thời gian sinh học. Giống như giờ giấc chúng ta đi làm, những tế bào da cũng là nô lệ của chu kỳ ngày đêm trên Trái Đất.
Để quan sát quá trình hoạt động của các tế bào đó, các nhà nghiên cứu đã nuôi nguyên bào sợi trong các đĩa petri. Sau khi các tế bào tạo thành một màng da nhân tạo, họ sẽ rạch rách chúng và quay phim lại quá trình hồi phục. Nhóm nghiên cứu quan sát thấy rằng khi màng tế bào bị thương tổn vào buổi đêm, quá trình hồi phục diễn ra chậm hơn so với ban ngày. Đó là vì tốc độ phản ứng của nguyên bào sợi thay đổi theo chu kỳ nồng độ actin.Các tác giả giải thích: “Điều này phù hợp với khả năng di chuyển của các tế bào để tiếp cận tới một vết thương mới, được xác định bởi trạng thái hoạt động actin, trong chu kỳ sinh học mà vết thương phát sinh”. Thí nghiệm trên những con chuột sống cũng cho thấy hiện tượng tương tự. Khi các nhà khoa học tạo ra vết thương trên da chúng vào ban ngày, khi những con chuột thức, vết thương sẽ lành nhanh hơn so với ban đêm, khi những con chuột ngủ.
Nhà sinh vật học phân tử John O'Neill, tác giả chính của nghiên cứu giải thích: “Chúng tôi tiếp tục quan sát thấy sự khác biệt gấp hai lần trong tốc độ chữa lành vết thương giữa ngày và đêm của cơ thể”. Ý tưởng tiếp theo là, liệu các nhà khoa học có thể khiến vết thương hồi phục nhanh hơn, bằng cách đánh lừa chiếc đồng hồ sinh học của chúng hay không?
Câu trả lời là có. Bằng cách bật đèn vào ban đêm, những con chuột đã thực sự hồi phục vết thương nhanh hơn. Và khi các nhà khoa học thêm một loại thuốc điều chỉnh nhịp sinh học bên trong các tế bào nuôi trên đĩa petri, chúng cũng chữa lành các tổn thương nhanh hơn. Các nhà nghiên cứu cho biết kết quả có thể được ứng dụng trong điều trị y khoa, chẳng hạn nó sẽ cho phép bác sĩ phẫu thuật sắp lịch mổ phù hợp với đồng hồ sinh học của bệnh nhân, giúp họ có được quãng thời gian hồi phục tối ưu nhất.
Quan sát từ thống kê trên những ca bệnh bỏng cho thấy, những bệnh nhân bị bỏng vào ban đêm mất một khoảng thời gian hồi phục dài hơn tới 60% so với bệnh nhân bị bỏng ban ngày. Khoảng thời gian ban đêm sinh học được xác định là từ 8 giờ tối đến 8 giờ sáng. Những bệnh nhân bị bỏng trong quãng thời gian ban đêm sinh học mất trung bình 28 ngày để hồi phục. Trong khi đó, những người bị bỏng vào ban ngày chỉ mất 17 ngày.
Đó là một sự khác biệt rất lớn, và rất đáng để chúng ta nghiên cứu tìm ra các phương pháp điều trị y tế mới, lợi dụng sự hoạt động của của nhịp sinh học. Bác sĩ hô hấp John Blaikley đến từ Đại học Manchester, một trong số các nhà nghiên cứu cho biết: “Khi chúng ta tìm ra được các loại thuốc mới, vấn đề không chỉ dừng lại ở đó, mà còn phải xác định sự hiệu quả của chúng thay đổi thế nào theo từng khoảng thời gian trong ngày”.
Đối với vấn đề tại sao chúng ta chữa lành những vết thương chậm hơn vào ban đêm, chưa có câu trả lời chắc chắn. Nhưng các nhà nghiên cứu suy đoán rằng nó có thể là một sự thích nghi trong quá trình tiến hóa: Chúng ta chữa lành các vết thương nhanh hơn trong ngày, vì ban ngày là lúc chúng ta vận động nhiều và có khả năng bị thương cao hơn.
Còn rất nhiều nghiên cứu cần phải làm trước khi có thể ứng dụng phát hiện mới, nhưng đó là bằng chứng mới nhất cho thấy quyền năng của chiếc đồng hồ sinh học trong cơ thể. Sự ảnh hưởng của nó bao trùm lên mọi khía cạnh của sức khỏe. Và đồng hồ sinh học thực sự sẽ thay đổi mọi thứ chúng ta đã biết về y học và sinh học.
Linh Đức
Các tin khác

COP29: 300 tỷ USD một năm chi cho biến đổi khí hậu là quá ít

COP29 và những cam kết cho mục tiêu giảm khí thải nhà kính

EU công bố kế hoạch hợp tác giảm phát thải methane tại COP29

Khai mạc Phiên cấp cao Hội nghị COP16- Cam kết mạnh mẽ từ các nhà lãnh đạo

Hội nghị trù bị COP29: Tăng hợp tác quốc tế hướng tới mục tiêu khí hậu toàn cầu

Cháy rừng dữ dội làm gia tăng hiện tượng Trái Đất nóng lên

Cường độ bão mạnh hơn do tác động của biến đổi khí hậu

Cần Thơ: Tổ chức phát động phong trào thi đua hoàn thiện dự án Đường ống Lô B - Ô Môn

ASEAN ra mắt Chương trình Phòng chống các bệnh truyền nhiễm qua đường không khí (AIDP)
Đọc nhiều

Bệnh viện Quân y 121, Quân khu 9 gặp mặt các cơ quan báo chí nhân ngày báo chí cách mạng Việt Nam

Ông Trần Duy Đông làm Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ mới

Bệnh viện Quân y 121 (Quân khu 9): Miễn tiền công khám bệnh và một phần chi phí xét nghiệm

Quảng Hưng (Quảng Bình): Lợi dụng xây dựng nghĩa trang để khai thác khoáng sản trái phép - Thủ đoạn tinh vi gây nguy hại môi trường

TP. Hồ Chí Minh: Sức khỏe tinh thần cư dân bất ổn sau sự việc bầu Ban quản trị Chung cư Lux Garden - quận 7

Chấn Hưng (Vĩnh Phúc): Từ làng quê thuần nông đến diện mạo nông thôn mới khởi sắc

Nhiều chương trình hấp dẫn đón Xuân Ất Tỵ tại Cantho Eco Resort

Trung Quốc: Số ca mắc bệnh lý đường hô hấp tiếp tục tăng

Lãnh đạo Liên Hợp Quốc, các quốc gia, các đảng viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

COP29: 300 tỷ USD một năm chi cho biến đổi khí hậu là quá ít

COP29 và những cam kết cho mục tiêu giảm khí thải nhà kính

EU công bố kế hoạch hợp tác giảm phát thải methane tại COP29

Hội nghị trù bị COP29: Tăng hợp tác quốc tế hướng tới mục tiêu khí hậu toàn cầu

Cụ ông 80 tuổi được cứu sống do các cục máu đông làm tắc động mạch

Sau đại dịch gia lương thực tăng vọt

WHO: Châu Âu đối mặt với “mùa đông thách thức”

Vì sao Ấn Độ có ít nguy cơ bị tàn phá bởi làn sóng dịch COVID-19 thứ 3?

Khai mạc Phiên cấp cao Hội nghị COP16- Cam kết mạnh mẽ từ các nhà lãnh đạo

Bệnh đậu mùa khỉ bùng phát tại châu Phi, WHO có thể công bố tình trạng khẩn cấp

WHO: Số ca bệnh sởi đang gia tăng khắp châu Âu năm thứ hai liên tiếp

UNESCO cảnh báo tình trạng bạo lực nhằm vào các nhà báo môi trường
Nổi bật

Văn Giang, Hưng Yên: Chùa cổ Dương Hòa với khát vọng trùng tu

Xã Trường Phú (Quảng Trị): Tăng cường công tác quản lý đất đai, tài nguyên và môi trường sau sáp nhập

Phong Nha - Kẻ Bàng và Hin Nam Nô: Di sản thiên nhiên xuyên biên giới đầu tiên của Việt Nam và Lào

Bộ Y tế chỉ đạo siết chặt công tác quản lý giám định pháp y và bắt buộc chữa bệnh tâm thần

Tăng cường phòng chống sốt xuất huyết, tay chân miệng, COVID-19

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
