Giải bài toán xử lý rác thải quá tải tại Thanh Hóa
Những con số báo động
Theo số liệu thống kê của ngành chức năng tỉnh Thanh Hóa, năm 2024 khối lượng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) phát sinh trong tỉnh khoảng 2.505 tấn/ngày; tỷ lệ CTRSH được thu gom và xử lý là 92,1%. Cụ thể, tỷ lệ CTRSH được xử lý bằng công nghệ đốt là 25,4%, tỷ lệ CTRSH được xử lý chôn lấp là 62,6%, tỷ lệ CTRSH được tái chế, xử lý khác là 12%. Hay nói cách khác, biện pháp xử lý rác thải hiện nay chủ yếu vẫn là chôn lấp.
![]() |
Khoảng 2.505 tấn/ngày là khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong tỉnh Thanh Hóa dẫn đến các bãi chôn lấp rác thải “bội thực” |
Việc này được minh chứng, hiện toàn tỉnh có 16 bãi chôn lấp rác thải lớn quy mô cấp huyện và các bãi chôn lấp ở các xã đang hoạt động. Hoạt động xử lý rác thải chủ yếu vẫn theo hình thức truyền thống, thiếu khoa học và chưa áp dụng đồng bộ công nghệ tiên tiến (đổ đống, đầm nén, phun hóa chất diệt côn trùng, khử mùi…) nên chưa xử lý triệt để lượng rác thải được tập kết về.
Bên cạnh đó, những năm gần đây trước áp lực từ việc gia tăng dân số, sự phát triển đô thị hóa và ngành du lịch trỗi dậy mạnh mẽ… đã dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng lượng rác thải. Nhìn vào thực tế, hầu hết các bãi chôn lấp rác thải lớn của tỉnh như: xã Đông Nam (TP Thanh Hóa), phường Đông Sơn (thị xã Bỉm Sơn), phường Trung Sơn (TP Sầm Sơn)… đang trong tình trạng “bội thực”.
Qua đánh giá và kiểm kê, bãi chôn lấp rác thải xã Đông Nam có công suất thiết kế 230 tấn/ngày, thực tế tiếp nhận 450 tấn/ngày. Hiện 4 ô chôn lấp theo thiết kế đã chứa đầy rác, phải đầu tư thêm ô chôn lấp số 5, 6, 7 để tiếp tục xử lý. Đối với bãi chôn lấp rác thải phường Đông Sơn (thị xã Bỉm Sơn) có công suất thiết kế 40 tấn/ngày, thực tế tiếp nhận 60 tấn/ngày, hiện không còn khả năng tiếp nhận nhưng chưa thể đóng cửa bãi rác. Cũng trong tình cảnh tương tự, bãi chôn lấp rác thải phường Trung Sơn có công suất thiết kế 90 tấn/ngày, thực tế tiếp nhận 143 tấn/ngày, hiện không còn khả năng tiếp nhận nhưng cũng chưa thể đóng cửa bãi rác.
Như vậy, những con số phản ánh thực tế tình trạng quá tải rác thải ở tỉnh Thanh Hóa đang ở mức báo động, điều này sẽ kéo theo các hệ lụy không mong muốn.
Thứ nhất, ô nhiễm môi trường: Rác thải không được xử lý kịp thời sẽ phân hủy và phát tán các chất độc hại vào không khí, đất và nguồn nước, gây ô nhiễm môi trường.
Thứ 2, nguy cơ bệnh tật: Việc rác thải sinh hoạt đổ bừa bãi và không được thu gom kịp thời tạo điều kiện cho muỗi, ruồi và các loại côn trùng phát triển, là nguồn lây lan dịch bệnh như sốt xuất huyết, tiêu chảy.
Thứ 3, ảnh hưởng đến du lịch: Thanh Hóa được đánh giá là một tỉnh có tiềm năng phát triển du lịch lớn với nhiều danh lam thắng cảnh, nhưng tình trạng quá tải ở các bãi chốn lấp rác thải sẽ phần nào làm giảm sức hút của du khách, ảnh hưởng trực tiếp đến ngành công nghiệp không khói này.
![]() |
Việc xử lý rác thải còn nhiều bất cập gây ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, sức khỏe cộng đồng và môi trường sinh thái |
Đi tìm lời giải
Việc đầu tư xây dựng các nhà máy xử lý rác thải đã và đang được tỉnh Thanh Hóa xem là biện pháp cần thiết và cấp bách. Tỉnh Thanh Hóa đã có quyết sách chủ trương đầu tư xây dựng các Dự án xử lý rác thải như: Nhà máy xử lý rác thải tại xã Đông Nam, TP Thanh Hóa; nhà máy đốt rác phát điện tại phường Đông Sơn, thị xã Bỉm Sơn; nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt tại xã Quảng Minh, TP Sầm Sơn...
Không thể phủ nhận, hướng đi này của tỉnh Thanh Hóa để giải bài toán rác thải quá tải là đúng đắn, phù hợp và nhận được sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân. Tuy nhiên, thời điểm để các Dự án xử lý rác thải quy mô lớn vào vận hành giải quyết rác thải tồn dư vẫn nằm ở tình trạng dự kiến.
Cũng tại kỳ họp thứ 24, HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII diễn ra vào chiều 13/12/2024, nhiều đại biểu đã quan tâm và chất vấn Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường (nay là Sở Nông nghiệp và Môi trường) về 03 nhà máy xử lý rác chậm tiến độ trên địa bàn gồm: Nhà máy xử lý rác tại xã Đông Nam, huyện Đông Sơn; nhà máy đốt rác phát điện ở phường Đông Sơn, thị xã Bỉm Sơn và dự án nhà máy xử lý 300 tấn/ngày đêm ở phường Quảng Minh, thành phố Sầm Sơn quá chậm tiến độ.
Lúc đó, trả lời nội dung này, “tư lệnh” ngành Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa Lê Minh Nghĩa cũng thừa nhận, 03 Dự án xử lý rác nói trên đã được chấp thuận nhà đầu tư, nhưng đến nay tiến độ rất chậm.
Về tiến độ, đến nay Dự án nhà máy xử lý rác thải tại xã Đông Nam có công suất xử lý 500 tấn rác/ngày bằng công nghệ hỗn hợp (đốt, làm phân hữu cơ), tổng diện tích 16,5ha do Công ty CP Đầu tư và Phát triển công nghệ môi trường Ecotech làm chủ đầu tư. Mục tiêu của dự án là xử lý rác thải của TP Thanh Hóa và vùng phụ cận. Về tiến độ, dự án đã hoàn thành đầu tư các công trình xây dựng như văn phòng, nhà tiếp nhận - phân loại rác, nhà ủ rác, nhà đặt lò đốt, trạm xử lý nước thải, công trình hạ tầng khác; lắp đặt thiết bị công nghệ, vận hành thử nghiệm dây chuyền công nghệ và đang hoàn thiện hồ sơ thủ tục pháp lý để đưa vào vận hành.
Riêng Dự án nhà máy đốt rác phát điện tại phường Đông Sơn, thị xã Bỉm Sơn có công suất đốt rác 1.000 tấn/ngày và phát điện 18MW, tổng diện tích 9ha do Công ty TNHH Năng lượng môi trường Tiayun làm chủ đầu tư. Mục tiêu của dự án là xử lý rác thải của thị xã Bỉm Sơn, huyện Hà Trung, một phần huyện Thạch Thành, Nga Sơn, Hậu Lộc; phát điện lên hệ thống điện lưới quốc gia. Hiện, Dự án đang được chủ đầu tư triển khai xây dựng các hạng mục theo yêu cầu, dự kiến cuối năm 2025 sẽ đi vào vận hành.
![]() |
Sớm đưa các khu xử lý rác thải với công nghệ tiên tiến đi vào vận hành sẽ là yếu tố then chốt để giải quyết vấn đề quá tải rác thải ở Thanh Hóa |
Hy vọng rằng, đã có chủ trương đúng, các khu xử lý rác thải với công nghệ tiên tiến sẽ sớm đi vào vận hành, là yếu tố then chốt để giải quyết vấn đề quá tải rác thải ở Thanh Hóa. Ngoài ra, cần chú trọng tới việc phát triển hệ thống phân loại rác tại nguồn, khuyến khích người dân phân loại rác ngay tại hộ gia đình để giảm áp lực lên các cơ sở xử lý rác thải, đồng thời nâng cao ý thức cộng đồng về bảo vệ môi trường. Phát động các chiến dịch tuyên truyền, giáo dục cộng đồng về bảo vệ môi trường và xử lý rác thải cần được đẩy mạnh, đặc biệt là tại các khu dân cư đông đúc và khu vực du lịch.
Các tin khác

Trung Hiếu - Chuẩn bị "bom tấn" đồ ăn vặt sạch - Ngon chuẩn vị Việt từ siêu nhà máy mới

Lời cảm ơn của Hội Nhà báo Việt Nam nhân dịp 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng

Đẩy nhanh tiến độ giảm lao động trẻ em trên toàn cầu

Kế hoạch tổng thể về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người

Herbalife Việt Nam đồng hành cùng giải chạy VnEpxress Marathon Quy Nhơn với hơn 12.000 người tham gia

Một cuộc gặp tình nghĩa trăm năm

Du lịch Việt Nam bùng nổ sớm ngay từ đầu hè 2025

Uống nước ấm trong mùa hè giúp cho tiêu hóa và giải độc

Khánh Hòa khai mạc Lễ hội Văn hóa – Du lịch biển năm 2025 và Đại nhạc hội “Nha Trang xin chào” - "Nha Trang Say Hi"
Đọc nhiều

Bệnh viện Quân y 121, Quân khu 9 gặp mặt các cơ quan báo chí nhân ngày báo chí cách mạng Việt Nam

Ông Trần Duy Đông làm Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ mới

Bệnh viện Quân y 121 (Quân khu 9): Miễn tiền công khám bệnh và một phần chi phí xét nghiệm

Quảng Hưng (Quảng Bình): Lợi dụng xây dựng nghĩa trang để khai thác khoáng sản trái phép - Thủ đoạn tinh vi gây nguy hại môi trường

TP. Hồ Chí Minh: Sức khỏe tinh thần cư dân bất ổn sau sự việc bầu Ban quản trị Chung cư Lux Garden - quận 7

Herbalife Việt Nam đồng hành cùng giải chạy VnEpxress Marathon Quy Nhơn với hơn 12.000 người tham gia

Herbalife Việt Nam tiếp tục khuyến khích lối sống năng động trong cộng đồng

“Giải chạy Mùa Xuân” - Chinh phục những cung đường

Khuyến khích lối sống năng động lành mạnh là thông điệp mà Herbalife Việt Nam muốn mang đến giải chạy VnExpress Marathon Hạ Long 2024

Dải lụa xanh miên man giữa lòng phương Nam

Một cuộc gặp tình nghĩa trăm năm

Bệnh viện Trung ương Huế với việc chăm sóc sức khỏe phụ nữ khu vực Miền Trung-Tây Nguyên

Chương trình nghệ thuật đặc biệt mừng 50 năm non sông thống nhất
Nổi bật

Xã Trường Phú (Quảng Trị): Tận tâm trong phục vụ hành chính, nghiêm minh trong xử lý vi phạm pháp luật

EVN cảnh báo máy biến áp EEMC giả, nguy cơ lớn với hệ thống điện quốc gia và người tiêu dùng

EVN đảm bảo cung ứng điện an toàn, ổn định 6 tháng đầu năm 2025

Cần giám sát, quản lý chặt chẽ việc chăm sóc cây xanh ở Cần Thơ

Dự án NMNĐ Long Phú 1: Chuyển mình mạnh mẽ, hướng tới đích phát điện 2027

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
