Giáo sư, AHLĐ Vũ Khiêu - Bản giao hưởng hào sảng và nhân nghĩa
Chủ tịch Hồ Chí Minh với GS, AHLĐ Vũ Khiêu (người mặc áo trắng trên cùng) trong Chiến dịch Biên giới 1950.
Một hiền tài hội tụ và tỏa sáng
Trong nhiều thập kỷ qua, cùng với sự phát triển của văn hóa dân tộc Việt Nam, GS, AHLĐ Vũ Khiêu đã định danh vào trong dòng chảy đó - một dòng chảy luôn bồi đắp phù sa cho tâm thế Việt Nam, nhân cách Việt Nam theo những biến thiên của lịch sử và ngày càng tỏa sáng.
GS, AHLĐ Vũ Khiêu là hiền tài được hội tụ bởi phẩm cách, kiến thức cao rộng của một nhà khoa học hàng đầu về văn hóa Đông và Tây phương. Ông còn là nhà mỹ học, triết học, nhà nghiên cứu về lịch sử. Ông cũng là nhà thơ, một nghệ sĩ thực thụ với tâm hồn rộng mở, đầy cốt cách nhân văn của một hiền tài. Trong suốt hành trình sống, làm việc và cống hiến cho đời, cho sự nghiệp văn hóa cách mạng và văn hóa dân tộc Việt Nam, GS, AHLĐ Vũ Khiêu đã để lại những kiến thức đa tầng, đa nghĩa, luôn đi thẳng vào tâm thức mỗi con người, mỗi cuộc đời và lớn hơn là nhiều tầng lớp xã hội. Để có được cái tâm, cái tầm đó, GS, AHLĐ Vũ Khiêu đã có một hành trình với cuộc đời bằng sức làm việc không ngừng nghỉ để tích tụ lại trên từng trang viết, trong từng công trình nghiên cứu khoa học đầy ắp hàm lượng kiến thức, và mỗi con chữ, mỗi bài viết đều toát lên một hàm lượng chất xám siêu Việt.
Người con ưu tú của làng Hành Thiện (xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định), người công dân ưu tú đầu tiên của đất Thăng Long - Hà Nội đã có những cống hiến to lớn cho cách mạng Việt Nam và nhân dân Việt Nam. Đúng như báo Nhân dân ghi nhận: Là một người học rộng, tài cao, am hiểu văn hóa Ðông - Tây, GS Vũ Khiêu từng theo học, nghiên cứu nhiều năm tại các nước: Trung Quốc, Liên Xô (trước đây) và Hung-ga-ri. Trước đó, ông đã tham gia cách mạng từ những ngày đầu năm 1945 và sau thời gian học tập ở nước ngoài về nước đã đảm trách rất nhiều cương vị trong các ngành chính trị, văn hóa và cuối cùng là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam (nay là Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam). GS Vũ Khiêu nghiên cứu chuyên sâu về lịch sử, về triết học, mỹ học và văn hóa dân tộc, đồng thời cũng giảng dạy những bộ môn khoa học ấy cho bao nhiêu thế hệ trí thức trong hơn nửa thế kỷ qua.
GS Vũ Khiêu đã công bố hàng chục công trình, tiêu biểu là công trình Bàn về Văn hiến Việt Nam đã tái bản nhiều lần với hàng nghìn trang và gần đây là Tổng tập 1000 năm Thăng Long, Chủ tịch Hồ Chí Minh ngôi sao sáng trên bầu trời Việt Nam và tập sách Trường Sơn máu lửa vạn đại Anh hùng. Ngay từ năm 1945, trước Cách mạng Tháng Tám, GS Vũ Khiêu đã sáng tác bài phú nổi tiếng Tế lương dân bị chết đói, tố cáo tội ác của phát-xít, thực dân. Trong mấy chục năm qua, ông đã rong ruổi khắp nẻo đường đất nước để thăm hỏi đồng bào, viếng mộ liệt sĩ, viết hàng trăm bài minh, bài phú tưởng niệm những Anh hùng liệt sĩ, từ Võ Thị Sáu ở Côn Ðảo đến các Anh hùng liệt sĩ ở đường Trường Sơn, ở Quảng Bình, ngã ba Ðồng Lộc, nghĩa trang liệt sĩ ở Quảng Trị và cả nơi tưởng nhớ nghĩa quân Tây Sơn ở chùa Kim Sơn, Hà Nội. Ðó là những bài minh, câu đối, bài văn tế hào sảng, thâm sâu, tự hào và tha thiết của GS Vũ Khiêu được tạc vào bia đá để cho muôn đời sau chiêm nghiệm, tưởng nhớ tới những bậc hiền nhân, những chiến sĩ đã anh dũng hy sinh vì Tổ quốc.
Giáo sư, Anh hùng lao động Vũ Khiêu.
Ðặc biệt bài Chúc thư Giỗ Tổ Vua Hùng của GS Vũ Khiêu đã vang vọng khắp non sông đất nước, làm xúc động hàng triệu con tim đồng bào. Có thể nói, những câu đối, bài minh, chúc thư của GS Vũ Khiêu là tinh hoa, kiệt tác mang yếu tố tâm linh, linh ứng, được phát tiết từ một trái tim nhân hậu, bao dung của một danh nhân văn hóa, có sức tỏa sáng rộng lớn mang tới cho mọi người những điều tốt lành, những ước vọng về hạnh phúc....
Khúc tráng ca đầy nhân nghĩa
Trong những thập kỷ qua, căn nhà của GS, AHLĐ Vũ Khiêu tại phố Vạn Bảo và KĐT Mỹ Đình (Hà Nội) như một địa chỉ văn hóa, một “thư viện sống” của nhiều nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội và của rất nhiều tầng lớp xã hội. Bởi mỗi lần đến đây, mỗi người đều như được tiếp thêm năng lượng để sống đẹp, sống tốt và hơn nữa là ghi nhận thông điệp từ GS, AHLĐ Vũ Khiêu để có thêm niềm tin và bước tiếp. Một biệt tài hiếm có mà GS, AHLĐ Vũ Khiêu được mọi người trân quý, đó là viết câu đối đề tặng với đầy chất nhân văn. Nhiều câu đối của GS đã được nhiều gia đình, nhiều nhân sĩ trí thức, nhiều chính khách trang trọng treo tại Từ đường dòng họ, nơi làm việc và ở gia đình. Bởi mỗi câu đối của cụ không chỉ có tên của những người trong gia đình để hình thành một câu đối hay, sâu sắc mà còn như một điều nhắn gửi cho người, cơ quan nhận câu đối của cụ có thêm động lực để cống hiến, sống tử tế ở cuộc đời này.
Lời chúc mừng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp với GS, AHLĐ Vũ Khiêu:
Mừng anh Vũ Khiêu, một nhà triết học cách mạng, một chiến sĩ văn hóa anh hùng, năm nay thọ 90 xuân, Hà Nội 19/9/2006.
Xin kể ra đây hai kỷ niệm nhỏ: Cách đây khoảng gần chục năm, trong một lần tôi được đến thăm GS tại nhà riêng ở Khu Mỹ Đình. Anh lái xe ôm tên là Tiến chở tôi đến nhà cụ. Vừa thấy tôi đến, cụ nhìn anh Tiến nhễ nhại mồ hôi đầy thương cảm, anh lái xe cũng đã biết tiếng tăm của GS, AHLĐ Vũ Khiêu từ lâu nên chỉ dám đứng từ xa nhìn. GS thấy vậy liền vẫy vào hỏi rõ nghề nghiệp, hoàn cảnh gia đình rồi cụ lấy giấy bút viết ngay câu đối đề tặng:
“Tiền đồ phi tuấn mã
Lan các mãn hồng vân”
(Câu đối ghi đủ tên của gia đình anh Tiến, với vợ là Lan cùng các con Hồng, Vân). Rồi khi một doanh nhân đất cảng được mệnh nhân là “Vua cá sấu” đất Bắc vì đã chinh phục và nuôi trang trại hàng ngàn con cá sấu, cụ cho câu đối:
“Tuấn kiệt nổi phương danh kình ngạc về chầu trên đất Việt
Ngoan cường hành đại đạo long vân mở hội dưới trời Nam”
(Trong đó, có tên của Cao Văn Tuấn, vợ là Ngoan, các con là Phương, Vân, Nam).
Và tôi được biết, hàng nghìn câu đối được GS, AHLĐ Vũ Khiêu đề tặng có đúc rút tên tuổi, hoàn cảnh của mỗi người, mỗi gia đình, mỗi cơ quan, ngành nghề đều được cụ tạo dựng thành một câu đối chuẩn chỉ và sâu sắc.
Với chúng tôi - Tạp chí Kinh doanh và Tiếp thị, vinh hạnh được GS cho nhiều câu đối ở nhiều thời điểm khác nhau. Mỗi câu đối GS đề tặng không chỉ là lời chúc mà còn là lời nhắc nhớ về trách nhiệm của mình, của nghề với đất nước:
“Thương trường như thể chiến trường, chấp mọi thời trong Tiếp thị
Năm mới càng thêm đổi mới, dốc toàn tâm trí để kinh doanh” (Xuân Bính Tuất).
Hoặc
“Năm qua khủng hoảng toàn cầu không ít gian nan trong Tiếp Thị
Xuân mới tập trung tài trí còn nhiều thuận lợi để Kinh Doanh”.
Hoặc GS, AHLĐ Vũ Khiêu tặng câu đối cho đội ngũ doanh nhân Việt Nam năm 2004:
“Vì trách nhiệm dân giàu nước mạnh, trách nhiệm doanh nhân cùng gánh vác
Với tài cao trí lớn tương lai Tổ quốc rất huy hoàng”. (Năm 2014)
Câu đối tặng CLB Các nhà Công thương VN năm 2012:
“Khủng hoảng toàn cầu không để tràn vào trên đất Việt
Công thương cả nước cùng nhau tiến mạnh dưới trời nam”.
Thế là từ đây, chúng ta không còn có được vinh hạnh nhận những câu đối nhân nghĩa chí tình như thế từ GS, AHLĐ Vũ Khiêu. Hơn 1 thế kỷ sống và cống hiến hết mình với sự nghiệp xây dựng văn hóa Việt Nam, trí tuệ Việt Nam ngày càng được tỏa sáng. GS Vũ Khiêu là một trong những người bồi đắp cho chúng ta niềm tự hào, tự tôn dân tộc, khẳng định sức mạnh văn hóa của dân tộc, đồng thời tích cực tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại có chọn lọc, sáng tạo, để tạo nên một tầm vóc mới cho dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam trong bất cứ thời đoạn lịch sử nào. Và chính GS,AHLĐ Vũ Khiêu cũng góp phần cho nguyên khí quốc gia ngày càng thăng hoa, mạnh mẽ.
Kính thưa hiền tài, GS, AHLĐ Vũ Khiêu, cũng biết rằng ở cuộc đời của mỗi con người đều phải trải qua sinh lão bệnh tử, nhưng sự ra đi của cụ với cuộc đời này thật là một tổn thất lớn, một sự hẫng hụt lớn. Cụ đã để lại tấm gương sáng về một nhân cách lớn, cuộc đời của GS, AHLĐ Vũ Khiêu chắc chắn vẫn còn và sẽ mãi lan tỏa về sống đẹp vì đất nước, sống đẹp vì nhân dân.
AN PHONG
Các tin khác

Siết chặt kê đơn thuốc ngoại trú: Cụ thể hơn, minh bạch hơn vì người bệnh

Biên phòng An Giang khảo sát, nắm tình hình biên giới, địa bàn

Cán bộ xã, phường ở Cần Thơ phải quyết liệt, bắt tay vào công việc

Tổng Bí thư Tô Lâm: Kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc khi vận hành bộ máy mới

Hải quan Việt Nam: Triển khai quyết liệt công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 15 luật, 1 pháp lệnh vừa được thông qua

Hải Phòng công bố Nghị quyết sáp nhập và nhân sự chủ chốt sau hợp nhất với tỉnh Hải Dương

Tuyên Quang kiện toàn bộ máy, công bố loạt nhân sự lãnh đạo mới

TPHCM: Ngày đầu tiên vận hành Trung tâm phục vụ hành chính công cấp xã, phường – Thủ tục nhanh gọn, người dân hài lòng
Đọc nhiều

Vĩnh Phúc bắt quả tang một cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đang chế biến 22 con lợn dấu hiệu xuất huyết

Bệnh viện Quân y 121, Quân khu 9 gặp mặt các cơ quan báo chí nhân ngày báo chí cách mạng Việt Nam

Bệnh viện Quân y 121 (Quân khu 9): Miễn tiền công khám bệnh và một phần chi phí xét nghiệm

Ông Trần Duy Đông làm Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ mới

Quảng Hưng (Quảng Bình): Lợi dụng xây dựng nghĩa trang để khai thác khoáng sản trái phép - Thủ đoạn tinh vi gây nguy hại môi trường

Nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng

Sửa đổi Luật Điện lực: yêu cầu xuất phát từ thực tiễn

Chuyển đổi số báo chí: Thực trạng, thách thức và giải pháp

Petrovietnam: Sẵn sàng tâm thế cho chặng đường phát triển mới

Tuyên Quang kiện toàn bộ máy ngành Y tế sau sáp nhập

Siết chặt kê đơn thuốc ngoại trú: Cụ thể hơn, minh bạch hơn vì người bệnh

Tuyên Quang kiện toàn bộ máy, công bố loạt nhân sự lãnh đạo mới

Tuyên Quang: Hai cơ sở giò chả dùng hàn the, chủ cơ sở bị khởi tố

Mái ấm cho người nghèo: Phú Thọ tăng tốc trước hạn chót 31/8

Tra cứu địa giới sau sáp nhập qua bản đồ điện tử

Nghị quyết về đột phá trong chăm sóc sức khỏe nhân dân 'phải mang tính hành động'

Thủ tướng nêu 5 đề xuất quan trọng về môi trường, khí hậu và y tế tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS mở rộng

Vụ việc ô tô tông 10 xe máy ở Bắc Ninh: Tạm đình chỉ công tác cán bộ Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH gây tai nạn liên hoàn

Xử lý nghiêm cơ sở sản xuất, buôn bán thuốc cổ truyền quảng cáo sai sự thật

Thẩm quyền của chính quyền địa phương 2 cấp lĩnh vực y, dược cổ truyền

Bộ Y tế: Thu hồi toàn bộ lô thuốc nhỏ mắt, tai Ofleye Drops

Thi tốt nghiệp THPT: Sáng nay, thí sinh chương trình 2018 thi buổi cuối cùng

Trường Đại học Điện lực: Mở rộng hợp tác nghiên cứu và đào tạo với Đại học Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc (UST)

Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV: Miễn, hỗ trợ học phí từ năm học 2025-2026

Môn thi đầu tiên tại kỳ thi tốt nghiệp THPT ở Cần Thơ diễn ra nghiêm túc, an toàn
Nổi bật

Mái ấm cho người nghèo: Phú Thọ tăng tốc trước hạn chót 31/8

Giải bài toán phát triển điện sạch

Cần một cuộc “tổng rà soát” toàn diện

Tra cứu địa giới sau sáp nhập qua bản đồ điện tử

Nghị quyết về đột phá trong chăm sóc sức khỏe nhân dân 'phải mang tính hành động'

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
