Hàn Quốc lên kế hoạch thành cường quốc vaccine
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in thăm phòng thí nghiệm vaccine của SK Bioscience tại thành phố Andong
Kế hoạch đầy tham vọng được Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in công bố mới đây, tại cuộc họp của Ủy ban hợp tác công - tư về giải pháp thúc đẩy sản xuất vaccine Hàn Quốc. "Chúng ta sẽ cố gắng nhảy vọt, trở thành một trong năm nhà sản xuất vaccine hàng đầu toàn cầu vào năm 2025", ông Moon nhấn mạnh.
Tổng thống Hàn Quốc muốn đưa vaccine Covid-19 vào nhóm ba công nghệ chiến lược quốc gia, bên cạnh vật liệu bán dẫn và pin, trong bối cảnh nỗ lực chống dịch của quốc gia Đông Bắc Á này đang bị cản trở đáng kể bởi nguồn cung vaccine toàn cầu hạn chế và các hãng dược liên tục trễ hẹn đơn hàng.
Với lộ trình đầu tư gần 2.200 tỷ won (khoảng 1,9 tỷ USD) trong 5 năm, Hàn Quốc dự kiến hỗ trợ khoảng 200 nhà khoa học y khoa, đào tạo 10.000 chuyên viên thử nghiệm lâm sàng và 2.000 nhân lực sản xuất sinh phẩm mỗi năm. Theo giới phân tích, chiến lược này sẽ giúp Hàn Quốc chuẩn bị tốt hơn cho kịch bản Covid-19 kéo dài cũng như những đại dịch trong tương lai.
Yoon Sung-suk, chuyên gia khoa học chính trị tại Đại học Quốc gia Chonnam, đánh giá Hàn Quốc cần tự trang bị năng lực phát triển và sản xuất vaccine để bảo vệ chính mình trước đại dịch. Thành công trong lĩnh vực này còn giúp Hàn Quốc củng cố vị thế nhà cung cấp sản phẩm chiến lược toàn cầu, điều đặc biệt quan trọng giữa bối cảnh cạnh tranh Mỹ - Trung ngày càng phức tạp và nhiều lần đe dọa xóa trộn chuỗi cung ứng.
Bên cạnh đó, Hàn Quốc đang thấm thía nỗi khổ thiếu hụt vaccine Covid-19 vì phụ thuộc vào nguồn cung bên ngoài, trong khi làn sóng Covid-19 thứ tư đang bùng phát nghiêm trọng tại nước này.
Tính đến ngày 8/8, Hàn Quốc đã tiêm chủng ít nhất một liều cho 45% trên tổng dân số 52 triệu người. Tỷ lệ tiêm đủ hai mũi chiếm khoảng 15% dân số, thấp hơn nhiều nước trong nhóm thu nhập cao.
Ngày 9/8, Bộ trưởng Y tế Kwon Deok-cheol xin lỗi người dân vì hãng dược Moderna chỉ giao được 4,5 triệu liều vaccine trong tháng 8, bằng một nửa cam kết ban đầu. Đây không phải lần đầu tiên hãng dược Mỹ trễ hẹn. Theo báo cáo từ Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bện Hàn Quốc (KDCA), nước này mới nhận được 2,4 triệu liều trong đơn hàng 40 triệu liều vaccine Covid-19 đặt mua từ Moderna.
Thực tế là nguồn cung vaccine Covid-19 thế giới liên tục đối diện nguy cơ biến động. Đầu tuần qua, KDCA tuyên bố kế hoạch đàm phán sớm những lô hàng cho năm 2022 trước nguy cơ xuất hiện làn sóng thu gom vaccine thứ hai của các nước phương Tây. Với sự xuất hiện của biến chủng Delta, một số nước giàu đã khởi động kế hoạch tiêm mũi thứ ba cho người dân, kéo theo sức ép lên dây chuyền sản xuất ở châu Âu và Mỹ.
Các hãng dược Pfizer và Moderna cũng vừa nâng giá sản phẩm. Trong khi đó, Ấn Độ, nhà sản xuất vaccine và biệt dược lớn nhất thế giới, vẫn đang tập trung cho thị trường nội địa vì diễn biến dịch Covid-19 phức tạp. Mất đi nguồn cung vaccine từ Ấn Độ đã đẩy hàng loạt khu vực trên thế giới vào cảnh "vỡ kế hoạch" chống dịch. Không ít quốc gia trong nhóm thu nhập vừa và thấp phụ thuộc vào nguồn cung vaccine giá thành hợp lý của cường quốc Nam Á này.
Tổng thống Moon Jae-in nhấn mạnh chỉ có tự phát triển và sản xuất vaccine Covid-19 nội địa mới có thể đảm bảo "tự chủ vaccine" quốc gia. "Khi nào thế giới còn chưa đủ vaccine cho tất cả quốc gia, chúng ta sẽ không thể ngăn chặn nCoV lây lan với những biến chủng mới liên tục xuất hiện. Hàn Quốc muốn tiên phong giải quyết vấn đề này bằng cách trở thành trung tâm sản xuất vaccine toàn cầu", ông tuyên bố.
Lee Hoanjong, giáo sư danh dự Bệnh viện Nhi - Đại học Quốc gia Seoul, cũng lạc quan về triển vọng ngành vaccine trở thành động lực tăng trưởng mới cho Hàn Quốc. Ông lưu ý quốc gia Đông Bắc Á này đang giữ vị thế nước sản xuất y sinh lớn thứ hai thế giới và có nhiều nhà sản xuất tầm cỡ như Samsung Biologics hay SK Bioscience. Theo ông, việc kết hợp hạ tầng sản xuất của Hàn Quốc với năng lực nghiên cứu - phát triển của Mỹ và châu Âu là một ý tưởng nhiều hứa hẹn.
Linh Đức
Các tin khác

Quản trị tài sản trí tuệ

Khai thác, sử dụng thông tin sáng chế phục vụ hoạt động nghiên cứu

Tập huấn nâng cao nhận thức cho nữ doanh nhân về sở hữu trí tuệ

Tập huấn nâng cao nhận thức cho các nhà khoa học nữ về sở hữu trí tuệ

Hoạt động sở hữu trí tuệ ở Việt Nam sau khi tham gia WTO

Tầm quan trọng của sở hữu trí tuệ đối với các doanh nghiệp khoa học công nghệ

Hội Nữ trí thức Việt Nam với hoạt động sở hữu trí tuệ

PGS.TS Đặng Thị Thanh Lê với các sáng chế sản phẩm sinh học

ThS. Lê Ngọc Hân: Với kiểu dáng công nghiệp - Trang thiết bị giáo dục, trường học
Đọc nhiều

TP. Hồ Chí Minh: Trưởng Ban Quản trị chung cư Lux Garden (quận 7) lộng hành, chèn ép cư dân

Vĩnh Phúc bắt quả tang một cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đang chế biến 22 con lợn dấu hiệu xuất huyết

Trung tâm Phát triển giáo dục Việt An Vĩnh Phúc: Kiến tạo nền tảng vững chắc cho thế hệ tương lai

Xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ tập trung nâng chất xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Đoàn kiểm tra Bộ Công an làm việc tại Công an Vĩnh Phúc về công tác phòng chống khai thác, vận chuyển cát sỏi trái phép.

Cô gái Khmer tiên phong đưa đường thốt nốt An Giang xuất ngoại

Đổi mới sáng tạo khẳng định vị thế của nông nghiệp Việt Nam

Nghệ nhân Lê Nguyễn Hoàng Anh Duy - người sáng lập thương hiệu đồng hồ MarkLE

Bất thường nhiễm sắc thể và những bệnh lý liên quan

Điều tra, xử lý 2 vụ liên quan hàng gian, hàng giả ở Cần Thơ

Quyết tâm đưa quan hệ Việt Nam-Pháp đi vào thực chất và hiệu quả

Hội nghị Quốc tế BioNCiD 2025 - Y học cổ truyền Việt Nam là tâm điểm chú ý

Biến thể mới của COVID-19 không có nguy cơ gia tăng với sức khỏe cộng đồng

Vietjet đặt hàng 20 máy bay thân rộng A330neo cho kế hoạch tương lai

Mở bán nhà phố Bcons Uni Valley: Cơ hội chót cho nhà đầu tư Hà Nội “đón sóng” Bình Dương sáp nhập TP.HCM

Những điểm nhấn tạo nên sức hút khó cưỡng của Ruby Tree Golf Villas trong mùa cao điểm hè

Trải nghiệm Thành Đô, Tây An với đường bay mới từ Hà Nội của Vietjet chỉ từ 0 đồng!

Nhiều chương trình hấp dẫn đón Xuân Ất Tỵ tại Cantho Eco Resort

Trung Quốc: Số ca mắc bệnh lý đường hô hấp tiếp tục tăng

Báo động tỷ lệ nhiễm HIV ở phụ nữ và trẻ em gái

WHO kêu gọi tăng cường giám sát cúm gia cầm

Hành trình 13 năm xây dựng thương hiệu Thẩm mỹ Vũ Quang

Bác sĩ Nguyễn Hải Đăng: “Kiến tạo nụ cười, mang đến hạnh phúc”

Thực hư tin đồn phòng khám thẩm mỹ Cao Kim lừa đảo?

Cao Kim và những sự thật bạn chưa biết

Cô gái Khmer tiên phong đưa đường thốt nốt An Giang xuất ngoại

Đổi mới mô hình phát triển: Cần thu hút người tài, tăng đặt hàng nghiên cứu

Tháo gỡ các điểm nghẽn trong ứng dụng khoa học công nghệ lĩnh vực Nông nghiệp, Môi trường

Phát huy trí tuệ và tâm huyết trí thức khoa học công nghệ trong thực hiện Nghị quyết 57
Nổi bật

Điều tra, xử lý 2 vụ liên quan hàng gian, hàng giả ở Cần Thơ

Quyết tâm đưa quan hệ Việt Nam-Pháp đi vào thực chất và hiệu quả

Hội nghị Quốc tế BioNCiD 2025 - Y học cổ truyền Việt Nam là tâm điểm chú ý

Biến thể mới của COVID-19 không có nguy cơ gia tăng với sức khỏe cộng đồng

Chủ tịch nước và Tổng thống Pháp chứng kiến hợp tác công nghệ vắc xin giữa VNVC và Sanofi

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
