Hội Nữ trí thức Việt Nam với hoạt động sở hữu trí tuệ
Hội Nữ trí thức Việt Nam khẳng định vị thế
Tính từ năm 1980 đến nay, qua 30 đợt xét duyệt đã có nhiều nữ trí thức được công nhận giáo sư, phó giáo sư, nhiều nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú, nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú, thầy thuốc nhân dân, thầy thuốc ưu tú, anh hùng lao động thời kỳ đổi mới, đặc biệt là những giám đốc điều hành tài ba mà tên tuổi của họ được ghi dấu trên bản đồ thế giới là phụ nữ. Họ đã và đang khẳng định vai trò của mình trong cuộc chấn hưng kinh tế đất nước, góp phần không nhỏ vào việc tăng trưởng kinh tế, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Sự ra đời của Hội Nữ trí thức Việt Nam là khẳng định sự lớn mạnh và vai trò đặc biệt quan trọng của mạng lưới nữ trí thức Việt Nam, từ đó thúc đẩy sự phát triển của phụ nữ, làm cho cuộc sống tốt đẹp và có ý nghĩa hơn.
Theo GS.TS. Lê Thị Hợp, Chủ tịch Hội Nữ trí thức Việt Nam (NTTVN), Hội được thành lập từ năm 2011, cho đến nay đang là giữa nhiệm kỳ thứ 3, Hội NTTVN đã đạt được những thành tựu rất đáng kể. Hội rất quan tâm tới các hoạt động nâng cao vị thế của nữ trí thức trong hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ cũng như hoạt động xã hội. Hội có Ban Tư vấn phản biên xã hội tham gia tích cực tư vấn cho các chính sách liên quan đến nữ giới, nữ trí thức cũng như những vấn đề kinh tế xã hội của đất nước. Cho đến nay, Hội NTTVN đã tổ chức được 3 hội nghị nữ khoa học toàn quốc. Đây cũng là diễn đàn để các nữ khoa học trên toàn quốc chia sẻ những kinh nghiệm và kết quả nghiên cứu của mình.
![]() |
GS.TS. Lê Thị Hợp - Chủ tịch Hội Nữ trí thức Việt Nam |
Hội rất coi trọng công tác phát triển tổ chức Hội. Trong năm qua, Hội đã thành lập thêm 3 chi hội. Hội đã có 8 hội thành viên ở các tỉnh, thành phố, góp phần nâng cao vị thế nữ trí thức trong nước và quốc tế. Tháng 10 vừa qua, Hội NTTVN đã tổ chức thành công Hội nghị INWES-APNN (Hội nghị mạng lưới kỹ sư nữ khu vực châu Á – Thái Bình Dương), TS. Sarah Peers, Chủ tịch mạng lưới nữ khoa học thế giới đã đánh giá hội nghị được tổ chức ở Việt Nam rất bài bản và thành công. Tại buổi gặp gỡ với đại diện đại biểu dự Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá Hội NTTVN đã từng bước thể hiện vai trò hạt nhân tập hợp đoàn kết, phát huy sức sáng tạo của đội ngũ nữ trí thức, đóng góp rất đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, cũng như những đóng góp cho mạng lưới châu Á – Thái Bình Dương.
TS. Bá Thị Châm, người đã tham gia vào Hội NTTVN từ năm 2017 cho biết, các nhà khoa học lớn đã giúp chị trưởng thành rất nhiều trong quá trình hoạt động. Bản thân chị đã được Hội giúp phát triển các sản phẩm ra xã hội và cộng đồng. 7 năm qua, chị đã được tham gia khá nhiều các diễn đàn, các buổi thảo luận về khoa học chung cũng như lĩnh vực riêng về thảo dược, được hiểu về sản phẩm trí tuệ, được quảng bá sản phẩm ra thị trường, tạo niềm tin cho người tiêu dùng và phát huy được thế mạnh của mình.
Một trong những thành tựu quan trọng của Hội NTTVN chính là những đóng góp của nhiều thế hệ nữ trí thức trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và ứng dụng thực tế, trong đó hoạt động sở hữu trí tuệ ngày càng được quan tâm, qua đó góp phần thương mại hóa có hiệu quả các kết quả nghiên cứu khoa học.
Nữ trí thức Việt Nam ngày càng quan tâm đến sở hữu trí tuệ
Dành nhiều năm cho nghiên cứu khoa học, GS. Vũ Thị Thu Hà hiện là chủ nhân của một ngân hàng công nghệ với gần 40 bằng sáng chế do Việt Nam và Mỹ cấp. Kết quả này có được là nhờ sự quan tâm tới bảo hộ sở hữu trí tuệ (SHTT) từ rất sớm. Theo GS. Hà, các sản phẩm của mình ngoài đăng ký ở Việt Nam, chị đã đăng ký thêm ở nước ngoài thì giá trị của sản phẩm mới sẽ tăng lên rất nhiều.
Trong khoảng 10 năm trở lại đây, sự phát triển của internet và công cụ hỗ trợ tìm hiểu các kiến thức mới đã giúp các nhà khoa học nói chung và các nhà khoa học nữ nói riêng có cơ hội tiếp cận với SHTT. Bên cạnh đó việc hoàn thiện cơ chế chính sách với các nỗ lực nâng cao nhận thức SHTT ở trong nước đã mở ra cánh cửa bảo vệ tài sản trí tuệ một cách hiệu quả. Theo PGS.TS. Nguyễn Minh Tân (ĐH Bách Khoa Hà Nội) trước kia chúng ta đi trước nghiên cứu, đi sau bảo vệ. Còn bây giờ chúng ta chủ động tạo ra tài sản trí tuệ mới, có một số đơn vị, một số cá nhân xây dựng hẳn một chiến lược. TS. Nguyễn Thị Lan, Viện KH&CN Việt Nam – Hàn Quốc cho rằng, Bộ KH&CN, Cục sở hữu trí tuệ đã mở ra cánh cửa mới cho nữ trí thức về sở hữu trí tuệ.
![]() |
Cục Sở hữu trí tuệ phối hợp với Trung tâm Ứng dụng Khoa học Công nghệ và Khởi nghiệp và Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) đã và đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ nữ trí thức, bao gồm các chương trình đào tạo, tập huấn về SHTT, hỗ trợ đăng ký và quản lý tài sản trí tuệ. |
Nhiều hoạt động nâng cao nhận thức về SHTT do NTTVN triển khai trong nhiều năm qua đã giúp NTT hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của bảo hộ sở hữu đối với tài sản của mình. Đây cũng là cầu nối hiệu quả giữa các nhà khoa học và doanh nghiệp, thúc đẩy các kết quả thương mại hóa và ứng dụng vào thực tiễn.
Theo GS. Hợp, là nhà khoa học nên bà hiểu rõ tầm quan trọng của hoạt động SHTT đối với hoạt đông nghiên cứu khoa học cũng như ứng dụng vào thực tiễn. Hoạt động SHTT là lĩnh vực khó đối với nữ khoa học nói chung, để nâng cao nhận thức và hiểu biết về SHTT cho NTT, Hội NTTVN đã thực hiện dự án “Nâng cao nhận thức và sử dụng công cụ SHTT trong nghiên cứu khoa học, sản xuất kinh doanh”. Dự án này của Bộ KH&CN do Cục SHTT quản lý. Thông qua dự án, Hội NTTVN tổ chức nhiều buổi tập huấn cho nữ khoa học và nữ doanh nhân, đồng thời tham gia nhiều tọa đàm và công bố nhiều thành tựu cũng như kết quả thành của NCKH khi áp dụng SHTT. Tháng 6-2024, Hội NTTVN đã giới thiệu 8 nhà khoa học tham gia Triển lãm quốc tế về sáng chế của phụ nữ ở Hàn Quốc thì cả 8 nhà khoa học nữ đều đoạt giải vàng, bạc, đồng, trong đó có một giải đặc biệt. Thời gian qua, Hội cũng đã giới thiệu hai nhà khoa học nữ trẻ tham gia đề tài nghiên cứu Nghị định thư với Italia được chấp nhận và được duyệt, triển khai trong năm 2025.
TS. Châm cho biết thêm, chị đã được tham gia vào một số buổi tập huấn về SHTT. Đây là hoạt động quan trọng đối với các nhà khoa học và các doanh nghiệp khởi nghiệp bằng sản phẩm trí tuệ. Qua tập huấn chị được nâng cao rất nhiều về kỹ năng và sẵn sàng đăng ký SHTT cho sản phẩm mới. Bởi lẽ khi ra thị trường sản phẩm đó sẽ được bảo hộ tránh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, người tiêu dùng tin tưởng sản phẩm SHTT. Ở doanh nghiệp (DN) khởi nghiệp họ chú trọng sản phẩm SHTT để bảo hộ sản phẩm và DN ra thị trường bền vững. Cùng với đó các DN đã kết nối với các nhà khoa học tiếp nối những sản phẩm ra thị trường.
Mặc dù nhận thức về tầm quan trọng của SHTT đối với hoạt động NCKH và ứng dụng thực tế, tuy nhiên NTT gặp không ít rào cản. Trung tâm ứng dụng khoa học công nghệ và khởi nghiệp của Hội đã tổ chức các buổi tập huấn về SHTT ở cả 3 miền giúp các nữ khoa học nâng cao nhận thức, biết cách bảo vệ thành quả nghiên cứu của mình.
Thực tế nhiều nữ trí thức chưa ý thức được SHTT trong hoạt động nghiên cứu hay sản xuất kinh doanh khi đề tài nghiên cứu bị sao chép, làm nhái rất khó xử lý. Bên cạnh đó nhiều nhà khoa học nữ làm chủ giải pháp hữu ích lại rất khó kết nối với DN nhằm đưa sản phẩm ra thị trường.
Có thể khẳng định, đến nay nhận thức về SHTT của NTT được nâng cao, các kết quả nghiên cứu khoa học được ứng dụng vào thực tiễn. Thời gian tới, Hội NTTVN tiếp tục hợp tác với Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới WIPO và Cục sở hữu trí tuệ tổ chức nhiều hoạt động nâng cao nhận thức về SHTT, giúp NTT áp dụng vào thực tiễn đời sống – xa hội. Với nguồn sức mạnh đến từ hơn 6000 hội viên là các NTT tiêu biểu hàng đầu của VN, Hội NTTVN sẽ ngày càng khẳng định uy tín và vị thế của mình qua đó góp phần lan tỏa kiến thức, giá trị mới nói chung và SHTT nói riêng một cách hiệu quả.
![]() |
Hội Nữ trí thức Việt Nam – “ngôi nhà chung” của đội ngũ nữ trí thức cả nước |
Bài viết nằm trong dự án “Nâng cao nhận thức, năng lực sử dụng công cụ sở hữu trí tuệ, đổi mới sáng tạo trong nghiên cứu khoa học và sản xuất kinh doanh cho cộng đồng nữ trí thức Việt Nam” thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030" do Trung tâm Ứng dụng Khoa học Công nghệ và Khởi nghiệp thuộc Hội Nữ trí thức Việt Nam chủ trì |
Các tin khác

Nhận diện nông nghiệp hữu cơ dưới góc nhìn sở hữu trí tuệ

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Xác lập quyền sở hữu trí tuệ ở trong nước và nước ngoài

Phát huy vai trò của phụ nữ trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Quản trị tài sản trí tuệ

Khai thác, sử dụng thông tin sáng chế phục vụ hoạt động nghiên cứu

Tập huấn nâng cao nhận thức cho nữ doanh nhân về sở hữu trí tuệ

Tập huấn nâng cao nhận thức cho các nhà khoa học nữ về sở hữu trí tuệ

Hoạt động sở hữu trí tuệ ở Việt Nam sau khi tham gia WTO
Đọc nhiều

Bệnh viện Quân y 121, Quân khu 9 gặp mặt các cơ quan báo chí nhân ngày báo chí cách mạng Việt Nam

Ông Trần Duy Đông làm Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ mới

Bệnh viện Quân y 121 (Quân khu 9): Miễn tiền công khám bệnh và một phần chi phí xét nghiệm

Quảng Hưng (Quảng Bình): Lợi dụng xây dựng nghĩa trang để khai thác khoáng sản trái phép - Thủ đoạn tinh vi gây nguy hại môi trường

TP. Hồ Chí Minh: Sức khỏe tinh thần cư dân bất ổn sau sự việc bầu Ban quản trị Chung cư Lux Garden - quận 7

Văn Giang, Hưng Yên: Chùa cổ Dương Hòa với khát vọng trùng tu

Phong Nha - Kẻ Bàng và Hin Nam Nô: Di sản thiên nhiên xuyên biên giới đầu tiên của Việt Nam và Lào

Bộ Y tế chỉ đạo siết chặt công tác quản lý giám định pháp y và bắt buộc chữa bệnh tâm thần

Chỉ thị của Thủ tướng về một số nhiệm vụ cấp bách giải quyết ô nhiễm môi trường

Lâm Đồng bứt phá kinh tế từ công nghệ cao

Bay khắp thế giới với ưu đãi “Ngày Hạng Thương Gia” cùng Vietjet vào ngày 2 và 20 hàng tháng

Vietjet khai trương loạt đường bay thẳng đầu tiên kết nối Việt Nam – Nga

Nốt “thăng” trong dòng chảy lịch sử vương triều

Nhiều chương trình hấp dẫn đón Xuân Ất Tỵ tại Cantho Eco Resort

Trung Quốc: Số ca mắc bệnh lý đường hô hấp tiếp tục tăng

Báo động tỷ lệ nhiễm HIV ở phụ nữ và trẻ em gái

WHO kêu gọi tăng cường giám sát cúm gia cầm

Bác sĩ Trần Nguyên Giáp: Chuyện “dính phốt” của một người quá mát tay trong ngành thẩm mỹ

Hành trình 13 năm xây dựng thương hiệu Thẩm mỹ Vũ Quang

Bác sĩ Nguyễn Hải Đăng: “Kiến tạo nụ cười, mang đến hạnh phúc”

Thực hư tin đồn phòng khám thẩm mỹ Cao Kim lừa đảo?

ENTECH HANOI 2025 hứa hẹn các giải pháp xanh và thông minh

Thông qua Luật Công nghiệp Công nghệ số: Tăng tốc 'Make in Vietnam', vươn ra toàn cầu

Dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo: Bước chuyển lớn cho hành trình nghiên cứu khoa học

Cô gái Khmer tiên phong đưa đường thốt nốt An Giang xuất ngoại
Nổi bật

Bệnh viện 22-12 đã nội soi và lấy ra 3 dị vật nằm trong đại tràng của bệnh nhân hơn 1 năm

Văn Giang, Hưng Yên: Chùa cổ Dương Hòa với khát vọng trùng tu

Xã Trường Phú (Quảng Trị): Tăng cường công tác quản lý đất đai, tài nguyên và môi trường sau sáp nhập

Phong Nha - Kẻ Bàng và Hin Nam Nô: Di sản thiên nhiên xuyên biên giới đầu tiên của Việt Nam và Lào

Bộ Y tế chỉ đạo siết chặt công tác quản lý giám định pháp y và bắt buộc chữa bệnh tâm thần

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
