Hiểm họa từ 'rượu thuốc' làm đẹp
“Rượu thuốc”, “kem trong” bà Th. bán cho khách để làm đẹp, trắng da.
Lời rao có cánh
Trên trang http://ruouthuoctrimun.wevina.vn, những lời quảng cáo về công dụng khi sử dụng “rượu thuốc” làm đẹp đầy hấp dẫn: “Trị mụn 100%, kể cả mụn bọc, mụn đỏ và lang ben, chỉ trong thời gian ngắn…”. Người bán không quên trấn an khách hàng rằng, khi bôi “mặt sưng đỏ, nổi mẩn rôm, hơi ngứa là hoàn toàn bình thường”. Phía dưới lời rao là số điện thoại của người bán đi kèm.
Lương y Vũ Quốc Trung |
PV gọi vào số điện thoại 0938883... thì nghe giọng một phụ nữ chào mời: “Em mua thuốc rượu hả, nhà ở đâu, giao hàng tận nơi nhé...?”. Người này cho biết giá mỗi chai “rượu thuốc” làm đẹp 400 ml là 90.000 đồng. Chị này còn giới thiệu một loại kem làm đẹp có giá 160.000 đồng/hũ. Người nữ bán hàng khuyên chúng tôi mua trọn bộ sản phẩm làm đẹp - “rượu thuốc” và kem bôi.
Tương tự, chúng còn được quảng cáo trên nhiều fanpage của mạng xã hội Facebook. Chúng tôi cũng thử truy cập vào đây với tiêu đề “rượu thuốc trị mụn gia truyền” thì xuất hiện ngay những nội dung giới thiệu về công dụng của loại này. Chẳng hạn như: “Rượu thuốc trị mụn, trị nám và làm đẹp da từ rễ cây thuốc nam. Bảo đảm uy tín, và giá tốt nhất hiện nay...; hoặc: “Rượu rễ cây là bài thuốc của người dân tộc được làm từ rễ cây, mật gấu nên có tác dụng, đặc trị mụn 100% kể cả mụn bọc và lang ben..., liên hệ số điện thoại: 0166.230...”.
Sử dụng bừa bãi gây hại cho cơ thể Về việc có người bán bảo “rượu thuốc” ngâm từ cây mật nhân, cây mật gấu, sau khi xem qua cây ngâm rượu của người bán, lương y Vũ Quốc Trung (hội viên Hội Đông y VN), khẳng định cây này không phải mật nhân, cũng không phải cây cỏ gấu. Mật nhân hay cỏ gấu là vị thuốc, nhưng trong đông y chưa hề nghe nói về công dụng làm đẹp da mặt của hai loại cây này bằng cách ngâm rượu rồi bôi. Có thể người bán nghe truyền miệng rồi lấy về ngâm rượu bán mà bản thân họ cũng không biết cây gì. Cũng có thể họ biết nhưng muốn “giấu bài”, nên nói đại một tên cây thuốc nào đấy. “Mỗi loại cây có công dụng của nó, nhưng nếu không biết cách sử dụng, hoặc sử dụng bừa bãi sẽ gây hại cho cơ thể, chớ mạo hiểm”, lương y Vũ Quốc Trung nói. |
Giá cả có nơi 90.000 đồng/chai 400 ml; có nơi 160.000 đồng nhưng chai chỉ 350 ml. Hầu hết những người rao bán trên mạng chỉ giao dịch qua điện thoại, rồi giao hàng tận nơi cho khách, chứ không cho địa chỉ cụ thể để người mua đến tận nơi. Và có người cho biết cây ngâm rượu là cây mật nhân, có người thì nói cây mật gấu.
PV cũng tìm được một địa chỉ bán “rượu thuốc” làm đẹp trên đường Vạn Kiếp, Q.Bình Thạnh, TP.HCM. Người bán là bà Th. Trong nhà có một số thùng đựng rễ cây đã đóng gói sẵn trong bịch, thùng khác đựng các chai rượu (loại chai nước suối đã qua sử dụng) ngâm sẵn rễ cây, và thùng đựng kem trong (tên “kem trong” là do người bán gọi). “Em mua số lượng nhiều để bán lại, nên nhờ chị cho biết thành phần ngâm rượu để giới thiệu cho khách hàng”, PV đặt vấn đề với bà Th. Bà này nói: “Cây này không biết cây gì, chỉ biết cây thuốc nam tốt lắm! Nó không phải mật nhân, mật gấu như trên mạng rao. Nhưng em mua về bán thì cứ nói với khách là cây mật nhân, đừng nói không biết thì người ta không tin. Chị bán lâu rồi nên quen biết không sao”. Theo bà Th., nếu mua nhiều thì “rượu thuốc” làm đẹp giá 70.000 đồng/chai 400 ml. Còn “kem trong” giá 140.000 đồng/hũ, cây thuốc chưa ngâm 40.000 đồng/bịch (khoảng 200 gr).
Bà Th. cho biết đã bán “rượu thuốc” làm đẹp này mấy năm nay. Lúc trước, bà bán ở Bình Dương, sau này về TP.HCM mở bán ở Q.Bình Thạnh và Q.Tân Bình. Khách hàng ở xa chỉ cần liên hệ bà Th. qua điện thoại đặt hàng, cho địa chỉ, chuyển tiền qua tài khoản, thì bà sẽ cho người giao hàng tận nơi.
Nạn nhân của “rượu thuốc” làm đẹp
L.T.K.O (22 tuổi, sinh viên một trường đại học ở TP.HCM) đã mua “rượu thuốc” làm đẹp tại cơ sở của bà Th. nói trên. Cô phản ánh: “Lúc mua, người bán chỉ nói sau khi bôi thuốc, mặt sẽ có hiện tượng ửng đỏ, xuất mụn ra, nổi hết lên, sau vài ngày sẽ khỏi không có gì phải lo lắng. Tuy nhiên, sau gần một tháng sử dụng, mặt tôi vẫn trong tình trạng sưng đỏ, mụn mọc ngày càng nhiều hơn, da mặt cứ bong tróc liên tục không thể rửa mặt thường xuyên vì nếu cọ mạnh sẽ đau và rỉ máu”. “Lo lắng vì tình trạng da mặt sau khi bôi thuốc rượu, tôi đã gọi lại cho bà Th. thì được bà trấn an không sao, rồi bà giới thiệu tôi mua kem trong để bôi kèm thì sẽ giúp da dịu lại, căng mịn ra. Người bán nói đây là kem nhập, rất tốt, nhưng kem này không có nhãn mác gì cả, chỉ có màu vàng đục và mùi hanh của keo dán”, O. cho biết thêm.
Một nạn nhân khác là chị Đ.T.T.D (24 tuổi, ở TP.HCM). Chị kể: “Mặt mình có mụn, dự tính mua thuốc uống thì được mấy người quen giới thiệu dùng “rượu thuốc” sẽ nhanh hết còn trắng đẹp như da em bé nữa. Mình đã mua một chai 400 ml với giá 200.000 đồng tại một tiệm thuốc tây trên đường D1 (Q.Bình Thạnh). Nhưng mới dùng 2 ngày thì mặt bị sưng phù lên, nổi hạt bóng nước như bị dị ứng, rất khó chịu”. Sợ quá, chị D. liền ngưng bôi.
Coi chừng teo, rạn và nám da Trao đổi với PV Thanh Niên, bác sĩ Võ Thị Bạch Sương (Bệnh viện Da liễu TP.HCM), cho hay thời gian gần đây, các bác sĩ chuyên khoa da liễu cũng gặp nhiều bệnh nhân bị bỏng, bong tróc ở da mặt, da tay, viêm da tiếp xúc dị ứng, viêm da kích ứng, sạm da... sau một thời gian thoa “rượu thuốc” được quảng bá làm đẹp. Các bệnh nhân này cho biết họ thoa theo lời giới thiệu của người bán là có công dụng làm trắng da, tẩy nám (?). “Y học cũng đã ghi nhận, một số chiết xuất của thực vật có tính năng làm sáng da. Tuy nhiên, chúng phải được bào chế theo quy trình sản xuất giống như một dược phẩm, với công thức, hàm lượng rõ ràng. Và, người làm ra chúng phải am hiểu chuyên môn. Còn với các loại kem không nhãn mác, kem người bán tự pha trộn, đã được các phương tiện truyền thông cảnh báo rất nhiều, nhưng con số nạn nhân của những loại kem này vẫn không giảm. Do thành phần chính của kem tự pha trộn là chất corticoid, nên khi sử dụng lâu dài, người dùng sẽ bị teo da, rạn da, giãn mạch, nổi mụn, giảm đề kháng da nên làm tăng nguy cơ bị nhiễm vi nấm, siêu vi, nguy hiểm nữa là bị tình trạng "nghiện" - nghĩa là nếu ngưng thoa nó hoặc dùng sản phẩm khác không có thành phần giống nó, da sẽ bị đỏ sần, ngứa ngáy... Việc sử dụng, bôi bừa bãi các sản phẩm làm đẹp, nhất là dùng cho da mặt là rất nguy hiểm, dễ dẫn đến biến chứng làm hại sắc đẹp!”, bác sĩ Sương khuyến cáo. |
Theo Thanh niên
Các tin khác

Bác sĩ Trần Nhật Khang – Chuyên gia thẩm mỹ da với kỹ năng và kinh nghiệm xuất sắc

Cảnh báo gia tăng bệnh đau mắt đỏ

Quảng Bình có thêm bệnh viện, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh

Học tập và trao đổi kinh nghiệm chuyên ngành với Hội nghiên cứu và phẫu thuật cột sống Nhật Bản

Tìm hiểu viêm loét dạ dày tá tràng, nguyên nhân và điều trị

Meso Extra không kim, làm đẹp không xâm lấn - lựa chọn lý tưởng cho làn da nhạy cảm

Công ty Mỹ phẩm – Dược phẩm từ thảo dược Việt Nam

Có khoảng 4.840 bệnh nhân tâm thần đang được quản lý tại Khánh Hòa

Cục Quản lý Dược cảnh báo đã có thuốc giả xuất hiện trên thị trường
Đọc nhiều

Maxfill Nano - Phương pháp làm đầy hốc hác an toàn dưới góc nhìn của của Bác sĩ chuyên khoa I da liễu Nguyễn Anh Tuấn

Lô hàng đầu tiên nước yến Sanvinest được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc

BVĐK tỉnh Khánh Hoà: Khen thưởng đột xuất cho nhân viên nhặt được tài sản và trao trả lại cho người mất

Lễ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Trường THPT Trương Định

Trường THPT Trương Định tự hào chặng đường 50 phát triển
Multimedia
E-magazine Inforgraphic Video

Chính thức vận hành Nhà máy điện rác đầu tiên tại Bắc Ninh

Lạc Hiệp Hòa cây hoa màu chủ lực để phát triển kinh tế địa phương

Dưa ở Gia Viễn – Ninh Bình đặc sản của vùng đất “sinh vương, sinh thánh”

Trà hoa vàng Cúc Phương cây dược liệu quý của huyện Nho Quan

Quảng bá sản phẩm thủ công thân thiện với môi trường ra thị trường quốc tế

Đoàn công tác Chính phủ làm việc tại Vĩnh Phúc về những giải pháp phát triển kinh tế

Huyện Tiên Du, Bắc Ninh: Hoàn thành tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022
Imgs
Thủ tướng: Đưa Thủ đô phát triển toàn diện, nhanh, bền vững, văn hiến, là hình mẫu phát triển cho cả nước
Imgs
Hậu Lộc (Thanh Hóa): Những bất cập việc giao khoán hàng nghìn m2 đất nuôi trồng thủy sản

Họp mặt kỷ niệm 55 năm trận đánh suối Mạch Máng (Bình Dương)

Triển khai chiến lược phòng chống kháng thuốc tại Việt Nam

Những trở ngại lớn trong điều trị ung thư ở nước ta hiện nay

Hướng dẫn Luật Bảo hiểm y tế Sửa đổi bổ sung trong thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh (BHYT)

Hướng dẫn thanh toán thuốc, vật tư, sinh phẩm mua từ nguồn ngân sách cho khám, chữa bệnh BHYT

Tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ

Học tập và trao đổi kinh nghiệm chuyên ngành với Hội nghiên cứu và phẫu thuật cột sống Nhật Bản

Tìm hiểu viêm loét dạ dày tá tràng, nguyên nhân và điều trị

Tại sao bệnh ung thư đang gia tăng trên thế giới

Bác sĩ Trần Nhật Khang – Chuyên gia thẩm mỹ da với kỹ năng và kinh nghiệm xuất sắc

Meso Extra không kim, làm đẹp không xâm lấn - lựa chọn lý tưởng cho làn da nhạy cảm

Công ty Mỹ phẩm – Dược phẩm từ thảo dược Việt Nam

Đắp mặt nạ cà chua: Bí quyết giúp làn da rạng ngời

Nhóm thực phẩm bổ phổi hậu COVID-19

Dinh dưỡng lành mạnh - lá chắn phòng ngừa ung thư

Lễ vinh danh 10 thầy thuốc trẻ Việt Nam tiêu biểu 2021

Violet Phạm: Top 10 shop mẹ và bé tốt nhất tại Hà Nội
Nổi bật

Huyện Ứng Hòa đạt chuẩn nông thôn mới, đón Huân chương Lao động hạng Nhì

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Thủ tướng Cộng hòa Belarus Roman Golovchenko

Herbalife Việt Nam được trao Bằng công nhận đạt các tiêu chí “Vì Môi trường xanh Quốc gia 2023”

Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du và miền núi Bắc bộ

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa được “Vinh danh bệnh viện hoàn thành chương trình PRIME”

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
