Hộp đen MH370 chứa đựng những bí ẩn gì?
Để bảo vệ sự riêng tư, phi công có thể tìm cách để không bị hộp đen ghi âm.
Ngày 10/4, phạm vi tìm kiếm chiếc máy bay mất tích MH370 đã được thu hẹp đáng kể sau khi tàu Ocean Shield của Úc thu được thêm 2 tín hiệu mới gần trùng với tần số tín hiệu hộp đen, tuy nhiên những bí ẩn xung quanh chiếc máy bay vẫn chưa thể có câu trả lời cho đến khi lực lượng cứu hộ tìm thấy hộp đen.
Hộp đen của máy bay có hai bộ phận chính là bộ ghi âm giọng nói buồng lái và bộ ghi dữ liệu bay, trong đó thiết bị ghi dữ liệu chuyến bay chứa đựng những thông tin quan trọng nhất vì nó ghi lại hầu như toàn bộ thông số của máy bay từ khi cất cánh cho đến khi máy bay gặp nạn.
Hải quân Úc tham gia tìm kiếm MH370
Thiết bị ghi dữ liệu chuyến bay sẽ ghi lại 25 giờ hoạt động cuối cùng của máy bay và cung cấp các thông số cơ bản, đó là áp suất trần bay, tốc độ bay, hướng bay, sự tăng tốc của máy bay.
Thiết bị này được bố trí bên trong một lớp vỏ rất cứng có thể chịu đựng được gần như bất cứ vụ tai nạn máy bay nào. Thiết bị này được bố trí ở phía sau máy bay, bởi các máy bay gặp nạn thường đâm phần mũi xuống trước.
Ngày 10/4, phạm vi tìm kiếm chiếc máy bay mất tích MH370 đã được thu hẹp đáng kể sau khi tàu Ocean Shield của Úc thu được thêm 2 tín hiệu mới gần trùng với tần số tín hiệu hộp đen, tuy nhiên những bí ẩn xung quanh chiếc máy bay vẫn chưa thể có câu trả lời cho đến khi lực lượng cứu hộ tìm thấy hộp đen.
Hộp đen của máy bay có hai bộ phận chính là bộ ghi âm giọng nói buồng lái và bộ ghi dữ liệu bay, trong đó thiết bị ghi dữ liệu chuyến bay chứa đựng những thông tin quan trọng nhất vì nó ghi lại hầu như toàn bộ thông số của máy bay từ khi cất cánh cho đến khi máy bay gặp nạn.
Cấu tạo hộp đen gắn trên máy bay
Thiết bị ghi dữ liệu chuyến bay sẽ ghi lại 25 giờ hoạt động cuối cùng của máy bay và cung cấp các thông số cơ bản, đó là áp suất trần bay, tốc độ bay, hướng bay, sự tăng tốc của máy bay.
Thiết bị này được bố trí bên trong một lớp vỏ rất cứng có thể chịu đựng được gần như bất cứ vụ tai nạn máy bay nào. Thiết bị này được bố trí ở phía sau máy bay, bởi các máy bay gặp nạn thường đâm phần mũi xuống trước.
Tại sao nó được gọi là hộp đen?
Cái tên “hộp đen” có từ thời Thế Chiến II, khi những thiết bị điện tử hiện đại được bố trí bên trong máy bay đều là bí mật và được sơn màu đen hoặc được chế tạo từ vật liệu có màu đen. Những thiết bị này thường được gọi là “bộ ghi tai nạn” trong ngành công nghiệp hàng không. Chỉ sau năm 1960, chúng mới được sơn màu vàng cam để có thể nhận diện dễ dàng hơn, nhưng cái tên “hộp đen” thì vẫn được giữ nguyên.
Nếu hộp đen trên máy bay bị rơi xuống biển, nước mặn sẽ tự động kích hoạt bộ phát tín hiệu dưới nước (ULB), và bộ phát tín hiệu này sẽ đều đặn phát đi một tiếng “ping” mỗi giây ở tần số 37,5 kHz trong một tháng trời. Đây chính là tần số của những tín hiệu mà tàu Ocean Shield đã nghe được trong vài ngày qua.
Sở dĩ hộp đen phát tín hiệu ở tần số 37,5 kHz là vì tần số âm thanh này không xuất hiện trong tự nhiên nên nó rất dễ nhận ra bằng các thiết bị thủy âm chuyên dụng. Các thiết bị thủy âm này có thể được gắn trên các tàu chiến hoặc tàu cứu hộ để thu nhận tín hiệu phát ra từ hộp đen. Căn cứ vào thời gian tín hiệu phát đi từ hộp đen cho tới thiết bị thủy âm, lực lượng cứu hộ có thể tính toán được khoảng cách giữa họ với hộp đen.
Hộp đen thực chất có màu vàng cam và chứa đựng các thông tin tối quan trọng
Tuy nhiên, thử thách hiện nay nằm ở chỗ pin của hộp đen rất hạn chế. Nó chỉ đủ năng lượng cho bộ phát tín hiệu hoạt động trong khoảng 30 ngày, và sau đó tín hiệu sẽ yếu dần rồi tắt hẳn khi pin cạn kiệt. Với những hệ thống hiện đại hơn, hộp đen có thể hoạt động lâu hơn một chút.
Thiết bị thứ hai cũng rất quan trọng trong hộp đen đó chính là bộ thu âm buồng lái. Thiết bị này ghi lại toàn bộ các đoạn hội thoại diễn ra bên trong buồng lái, tuy nhiên dữ liệu mà nó lưu trữ sẽ bị ghi đè sau mỗi hai giờ, thế nên các điều tra viên chỉ có thể biết được những gì diễn ra bên trong buồng lái trong 2 giờ cuối cùng.
Tuy nhiên, nhiều phi công vẫn muốn bảo vệ quyền riêng tư của mình và không muốn những đọa trao đổi bị ghi lại trong suốt chuyến bay nên có thể sẽ tìm cách “né” thiết bị này. Một số hệ thống trên máy bay cho phép phi công xóa các đoạn hội thoại do hộp đen ghi lại sau khi máy bay tắt máy.
Chỉ sau khi thu được hộp đen và phân tích các dữ liệu bên trong, các điều tra viên mới có thể biết được chiếc máy bay MH370 đã chuyển hướng như thế nào, và khi nào thì động cơ máy bay bị cố tình tắt đi hoặc ngừng hoạt động vì đâm xuống biển.
Chip nhớ (trái) thay thế cho băng từ (phải) bên trong bộ ghi giọng nói buồng lái
Mặc dù vậy, trong bất cứ vụ tai nạn nào, những sơ suất của con người luôn luôn hiện diện, dù đó là trong khâu thiết kế, bảo dưỡng hay vận hành.
Các điều tra viên cần phải thu được hộp đen để biết được sai sót nằm ở khâu nào, từ đó có những biện pháp để cải thiện các hệ thống an toàn nhằm tránh một thảm kịch tương tự lặp lại.
Sau khi MH370 mất tích, nhiều ý kiến đã được nêu ra nhằm thay đổi hệ thống giám sát máy bay bằng cách cải tiến công nghệ để mặt đất có thể nhận được dữ liệu của máy bay trong toàn bộ hành trình theo thời gian thực. Điều này sẽ giúp cơ quan chức năng đỡ phải phụ thuộc vào việc tìm kiếm hộp đen để giải mã những bí ẩn như MH370.
Theo NZHerald