INWES-APNN 2024 – Nơi hội tụ tinh hoa trí tuệ của các nhà khoa học nữ
Đây là lần thứ 2 Hội nghị được tổ chức tại Việt Nam, lần thứ nhất được tổ chức năm 2018. Hội nghị là nơi hội tụ tinh hoa trí tuệ của các nhà khoa học và kỹ sư nữ khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Tại INWES-APNN 2024, hơn 60 đại biểu quốc tế đến từ 11 quốc gia và vùng lãnh thổ là thành viên của tổ chức đến dự. Trong vai trò nước chủ nhà đăng cai hội nghị, Việt Nam có gần 400 đại biểu đến từ 8 hội thành viên và 35 chi hội trực thuộc của Hội Nữ trí thức Việt Nam.
Tham dự phiên khai mạc, về phía Việt Nam có bà Nguyễn Thị Thanh, Ủy viên Ban Chấp hành TW Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội nước CHXHCNVN; GS.TS. Nguyễn Thị Doan, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành TW Đảng, nguyên PCT Nước CHXHCNVN, Chủ tịch danh dự Hội Nữ trí thức VN; bà Hà Thị Nga, Chủ tịch Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ VN cùng đại diện các Bộ, Ban, Ngành, Hội... Đại biểu quốc tế có TS. Sarah Peers, Chủ tịch INWES; TS Juana Tapel, Chủ tịch APNN và Ngài Baker, Trưởng đại diện UNESCO tại Hà Nội.
Phát biểu tại Hội nghị, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh khẳng định, Đảng, Nhà nước luôn Việt Nam đặc biệt quan tâm đến khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, coi đây là một trong những quốc sách hàng đầu cho phát triển nhanh và bền vững.
Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định chủ trương phát triển mạnh mẽ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo nhằm tạo bứt phá nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Đổi mới sáng tạo được quy định rõ trong Luật Khoa học và Công nghệ, cũng như nhiều quy định pháp luật, cơ chế, chính sách khác.
Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại Hội nghị |
Đổi mới sáng tạo ngày càng thể hiện rõ vai trò quan trọng và thực sự trở thành một động lực không thể thiếu trong phát triển khoa học công nghệ nói riêng và chiến lược phát triển quốc gia nói chung, là chìa khóa cho phát triển nhanh và bền vững; là một xu thế tất yếu khách quan không thể đảo ngược. Đối với Việt Nam, đây là yếu tố đặc biệt quan trọng góp phần thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và phát triển bền vững của Việt Nam trong kỷ nguyên phát triển mới.
Ngày 01/10/2024, Thủ tướng Chính phủ đã công bố là Ngày hội đổi mới sáng tạo Quốc gia.
Những ngày qua, các cơ quan báo chí, truyền thông liên tục lan tỏa niềm vui về việc Việt Nam tiếp tục thăng hạng về chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Theo Báo cáo do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới WIPO công bố ngày 26/9/2024, Việt Nam xếp hạng 44/133 quốc gia, nền kinh tế, tăng 2 bậc so với năm 2023;
Là một trong 08 quốc gia thu nhập trung bình cải thiện thứ hạng nhiều nhất tính từ năm 2013.
Việt Nam tiếp tục có sự cải thiện thứ hạng đầu ra đổi mới sáng tạo tăng 4 bậc so với năm 2023, từ vị trí 40 lên 36 với 2 trụ cột sản phẩm tri thức và công nghệ, sản phẩm sáng tạo.
Trong 14 năm liền, Việt Nam luôn có kết quả đổi mới sáng tạo cao hơn so với mức độ phát triển, cho thấy tính hiệu quả trong việc chuyển các nguồn lực đầu vào thành kết quả đầu ra của nền kinh tế tri thức. Những thành tựu quan trọng đó có sự đóng góp to lớn của các nhà khoa học và kỹ sư nữ với những công trình, sản phẩm nghiên cứu chất lượng cao, những sáng chế có giá trị ứng dụng hữu ích để giải quyết những vấn đề cấp thiết của đất nước, của ngành, lĩnh vực.
Các đại biểu tham dự Hội nghị |
Với lực lượng ngày càng đông đảo và có mặt ở hầu hết mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, đội ngũ nhà khoa học và kỹ sư nữ đang mạnh mẽ tiến bước và ngày càng khẳng định tài năng, trí tuệ và tiềm năng sáng tạo to lớn trên các lĩnh vực khoa học – kỹ thuật mới, công nghệ cao…
Sự có mặt của các chị đã lấp dần những khoảng trống về giới trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học. Chúng ta tự hào vì trong số gần 6.000 hội viên của Hội Nữ trí thức Việt Nam, nhiều chị được vinh danh xứng đáng tại các giải thưởng khoa học uy tín trong nước và quốc tế như Giải thưởng Nhà nước về khoa học - công nghệ, giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Vifotex, giải thưởng Kovalevskaia, L’Oreal-UNESCO và nhiều giải quốc tế khác.
Trong đó, 02 hội viên tiêu biểu của Hội được Nhà nước phong tặng danh hiệu vinh dự Anh hùng Lao động. Đó là PGS.TS.AHLĐ Nguyễn Thị Trâm, người nổi tiếng về thành tựu nghiên cứu thành công và chuyển giao hàng chục giống lúa lai chất lượng, năng suất cao, mang lại nhiều mùa vàng bội thu cho nông dân và nâng tầm nền nông nghiệp Việt Nam; xin chúc mừng Chị ngày 28/8 vừa qua tiếp tục được vinh danh tại Lễ tôn vinh trí thức khoa học, công nghệ tiêu biểu lần thứ năm.
Một hội viên khác là Thầy thuốc Nhân dân. GS.TS. AHLĐ Huỳnh Thị Phương Liên, người đã dành cả cuộc đời cho sự nghiệp nghiên cứu vắc-xin với hơn 100 công trình khoa học đã được công bố, làm nên những kỳ tích cho y học nước nhà như sản xuất vắc-xin trong chiến trường khu V giai đoạn kháng chiến chống Mỹ; nghiên cứu sản xuất vắc-xin viêm não Nhật Bản bất hoạt - vắc-xin thế hệ 1 thành công, đưa Việt Nam trở thành nước thứ 4 tại châu Á sản xuất được vắc-xin VNNB từ năm 1991…
Gần đây TS.BS Nguyễn Thị Phương Thảo, 33 tuổi, hiện đang làm việc tại Viện nghiên cứu Tế bào gốc và Công nghệ Gen Vinmec đã trở thành nhà khoa học nữ đầu tiên của Việt Nam được bầu làm thành viên của Viện Hàn lâm khoa học trẻ toàn cầu năm 2024.
Cùng với nhiều tấm gương tiêu biểu khác, các chị không chỉ thành công trong những nhiệm vụ khoa học, công nghệ đầy thách thức mang tầm thời đại, mà còn truyền cảm hứng cho thế hệ nhà khoa học nữ trẻ kế tiếp vượt lên định kiến giới, khắc phục những khó khăn trong việc phải cân bằng giữa trách nhiệm người vợ, người mẹ trong gia đình với việc theo đuổi đam mê sáng tạo, cống hiến, chinh phục những đỉnh cao mới trong lĩnh vực STEM.
TS. Juana Tapel, Chủ tịch APNN phát biểu tại Hội nghị |
Tuy nhiên theo Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, bên cạnh những mặt tích cực thì vẫn còn không ít hạn chế trong việc xây dựng đội ngũ trí thức nói chung và đội ngũ nhà khoa học và kỹ sư nữ nói riêng như: Nhân lực làm công tác nghiên cứu và phát triển của Việt Nam tính trên 1 vạn dân năm 2021 mới đạt mức 7,68; đầu tư cho nghiên cứu khoa học còn chưa tương xứng; tỷ lệ nữ tham gia vào lĩnh vực khoa học, công nghệ vẫn thấp so với tiềm năng, còn khoảng trống và khoảng cách về giới trong các lĩnh vực STEM; cơ chế chính sách, môi trường làm việc chưa thực sự thuận lợi để phụ nữ phát huy tối đa tiềm năng sáng tạo của mình...
Toàn cầu hóa và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã và đang tác động nhanh, sâu rộng đến tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội trên phạm vi toàn cầu với xu thế phát triển mạnh mẽ các công nghệ mang tính đột phá, tạo nên những thay đổi căn bản, sâu sắc.
Điều này vừa mở ra cơ hội to lớn để Việt Nam có thể tiếp cận nhanh và ứng dụng những thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến của thế giới nhưng cũng đặt ra không ít thách thức về năng lực cạnh tranh, khả năng tụt hậu về công nghệ, các vấn đề về sở hữu trí tuệ… Những diễn đàn như Hội nghị hôm nay là cơ hội quý báu để cùng thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm và xây dựng tầm nhìn chiến lược với những hành động thiết thực, hữu ích để tiếp tục khẳng định vai trò, vị thế quan trọng của phụ nữ trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, thúc đẩy sự tham gia, phát huy tốt hơn tiềm năng của đội ngũ khoa học và kỹ sư nữ.
Trước các kết quả đã đạt được, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh biểu dương lãnh đạo Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và Hội Nữ trí thức Việt Nam trong công tác kết nối, mở rộng quan hệ hợp tác khoa học, công nghệ cho nữ trí thức Việt Nam với các quốc gia trong khu vực; đóng góp xứng đáng và có trách nhiệm cho những hoạt động chung của Mạng lưới các Nhà khoa học và kỹ sư nữ khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanhtin tưởng rằng, bằng sự chân thành, thông qua trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm thành công và cả những khó khăn, rào cản, chúng ta sẽ cùng nhau tìm ra những giải pháp hiệu quả và đạt được những mục tiêu tốt đẹp mà Hội nghị đã đề xung quanh chủ đề “Vai trò của phụ nữ trong khoa học, công nghệ và hội nhập quốc tế vì sự phát triển bền vững”.
Bà Hà Thị Nga, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam phát biểu tại Hội nghị |
Chia sẻ về những nỗ lực của Hội LHPN Việt Nam, Bà Hà Thị Nga, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam cho biết, những năm qua Hội LHPN Việt Nam, đã có nhiều hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và hội nhập quốc tế như: ban hành Nghị quyết về “Hỗ trợ phụ nữ hội nhập quốc tế đến năm 2030”; đề xuất Chính phủ phê duyệt các đề án hỗ trợ để phụ nữ chủ động, tích cực hơn trong quá trình hội nhập toàn cầu như Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025”. Biểu dương, tôn vinh những nhà khoa học nữ và nữ trí thức qua việc duy trì xét, trao Giải thưởng Kovalevskaia cho các nhà khoa học nữ trong lĩnh vực khoa học tự nhiên; trao học bổng cho các em nữ sinh chuyên Toán có thành tích học tập xuất sắc; tổ chức Cuộc gặp mặt lãnh đạo Chính phủ với nữ trí thức tiêu biểu toàn quốc; hỗ trợ, thúc đẩy việc thành lập Hội nữ trí thức Việt Nam ở các tỉnh, thành phố cả nước.
Những năm gần đây, thu hẹp bất bình đẳng và nâng cao tỷ lệ nữ giới nghiên cứu khoa học đã đạt nhiều kết quả tích cực nhưng sự chênh lệch giới trong lĩnh vực STEM vẫn còn rõ rệt. Kể từ khi giải thưởng Nobel ra đời vào năm 1901, có 640 nhà khoa học đã được trao giải trong lĩnh vực Vật lý, Hóa học và Y học, trong đó chỉ có 26 phụ nữ, chiếm 3%.
Theo số liệu thống kê mới nhất, chỉ có 30% nhà nghiên cứu trên thế giới là nữ và tính riêng tại Đông Nam Á, tỉ lệ này là 27%. Phụ nữ chỉ tham gia 21% công việc trong lĩnh vực STEM trên toàn cầu.
Nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ sinh viên nữ học các ngành liên quan đến công nghệ ở Việt Nam chiếm 37% (tỷ lệ chung của khu vực là 46%) so với tỷ lệ 61% (tỷ lệ chung khu vực là 47%) ở các ngành học khác. Khoảng cách giới tồn tại từ bậc giáo dục phổ thông và đại học sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lựa chọn nghề nghiệp sau này của phụ nữ. Vấn đề này trở nên cấp bách hơn nữa khi đổi mới, sáng tạo và khoa học, công nghệ được xác định là chìa khóa, động lực phát triển ở thời đại mới.
TS. Sarah Peers, Chủ tịch INWES phát biểu tại Hội nghị |
Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Hà Thị Nga nhấn mạnh, Hội nghị Mạng lưới các nhà khoa học và kỹ sư nữ khu vực châu Á - Thái Bình Dương lần này không chỉ là cơ hội để Việt Nam lắng nghe và học hỏi từ các nước trong khu vực mà còn là dịp để các nhà khoa học nữ, từ mọi quốc gia, có thể kết nối, chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác nhằm tạo ra những sáng kiến đột phá thúc đẩy bình đẳng giới, trao quyền cho phụ nữ.
Với việc tổ chức hội nghị INWES-APNN 2024, GS.TS Lê Thị Hợp – Chủ tịch Hội Nữ trí thức Việt Nam cho biết: Hội nghị lần này không chỉ là một diễn đàn để chia sẻ tri thức khoa học, mà còn là cầu nối để chúng ta cùng nhau xây dựng một tương lai bền vững hơn, nơi mà phụ nữ được trao quyền và đóng góp hết mình vào sự phát triển của cộng đồng. Theo đó, Hội nghị sẽ tập trung vào việc đánh giá những kết quả đã đạt được cũng như những thách thức mà các tổ chức khoa học và kỹ sư nữ trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đang đối mặt. Mặt khác, Hội nghị cũng sẽ đưa ra được những kiến nghị đích đáng đóng góp vào việc mở rộng mạng lưới hợp tác chặt chẽ giữa các tổ chức nữ trong khu vực.
GS.TS Lê Thị Hợp – Chủ tịch Hội Nữ trí thức Việt Nam phát biểu tại Hội nghị |
Mạng lưới các nhà khoa học và kỹ sư nữ quốc tế INWES ra đời từ năm 2002 dưới sự bảo trợ của UNESCO. Là một tổ chức không lợi nhuận với mục đích tăng cường sự hiện diện của phụ nữ trong các cơ quan lập chính sách về STEM, thúc đẩy trao đổi thông tin, kết nối, quảng bá và thực hiện các dự án khu vực và quốc tế, mở rộng cơ hội giáo dục và hoạt động STEM, Hiện nay, mạng lưới có hơn 250.000 người từ 60 các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới tham gia. Đây là mạng lưới của các tổ chức phụ nữ làn việc trong lĩnh vực STEM, là đối tác NGO chính thức của UNESCO từ năm 2008, và là tổ chức tư vấn của ECOSOC từ năm 2017, giúp phụ nữ và trẻ em gái trên thế giới tiếp cận giáo dục, đặc biệt giáo dục khoa học và kỹ thuật. |
Cùng với phiên khai mạc trọng thể, Hội nghị sẽ diễn ra hai hội thảo chuyên đề: “Giới và STEM” và “Sức khỏe và Môi trường” với hơn 50 báo cáo chất lượng cao từ các quốc gia và Việt Nam. Các báo cáo này đã được đội ngũ chuyên môn thẩm định kỹ lưỡng, đảm bảo tính khoa học và tính cấp thiết của các vấn đề được đề cập. Bởi việc đảm bảo chất lượng khoa học của hội nghị luôn được Ban tổ chức đặt lên hang đầu.
Toàn cảnh Hội nghị |
Ngoài các hoạt động chuyên môn, Hội nghị còn tổ chức nhiều hoạt động bên lề hấp dẫn như: Triển lãm tranh của các họa sĩ nữ; Trưng bày các sản phẩm khoa học và công nghệ của các nhà khoa học nữ; Gala Diner; Biểu diễn nghệ thuật.
Cũng Trong khuôn khổ Hội nghị, chiều ngày 5/10 các đại biểu sẽ tham quan Trung tâm Vũ trụ Việt Nam, Khu Công nghệ cao Hòa Lạc. Đây cũng là sự kiện kết thúc 2 ngày diễn ra Hội nghị INWES-APNN 2024 tại Việt Nam.
Chọn Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia Việt Nam - đơn vị trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư - làm địa điểm tổ chức Hội nghị, BTC muốn giới thiệu với các đại biểu quốc tế Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia đầu tiên được xây dựng theo chuẩn mực quốc tế phổ biến tại Việt Nam. NIC hoạt động trên nguyên tắc đảm bảo phát huy hiệu quả vai trò của một trung tâm đi đầu, là một mắt xích quan trọng trong hệ thống các trung tâm đổi mới sáng tạo để hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo. Trên tinh thần sẵn sàng đón nhận những thách thức mới, khám phá, thử nghiệm, ứng dụng và phát triển, từ đó NIC dẫn dắt các cơ sở hỗ trợ Đổi mới sáng tạo trong nước và các tổ chức, đơn vị liên quan, tiến tới hình thành một hệ sinh thái đồng bộ và hiệu quả.
Hội nghị INWES-APNN 2024 được tổ chức tại Việt Nam là hoạt động có ý nghĩa lớn, nhằm tạo đà cho các hoạt động hợp tác phát triển của Hội Nữ trí thức Việt Nam không chỉ với các đối tác quốc tế, mà còn với các tổ chức, cơ quan, viện nghiên cứu, trường đại học tại Việt Nam. Qua đó, nâng cao vai trò, vị thế, uy tín và trách nhiệm của Hội Nữ Trí thức Việt Nam trong phát huy vai trò đổi mới sáng tạo của đội ngũ nữ trí thức (Women Innovation) nhằm phục vụ phát triển bền vững đất nước với những mục tiêu, nhiệm vụ tới năm 2030, tầm nhìn 2045 phù hợp với tinh thần của Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng.
Khai mạc triển lãm KHCN |
APNN là mạng lưới khu vực châu Á-TBD của INWES được ra đời năm 2011. Ngoài APNN, có mạng lưới khu vực Châu Phi, ra đời năm 2014 và khu vực Châu Âu, ra đời năm 2015. Mạng lưới các nhà khoa học và kỹ sư nữ khu vực Châu Á-Thái Bình Dương (INWES APNN) hiện nay gồm có 15 thảnh viên thuộc 15 nước/vùng lãnh thổ: Úc, Bangladesh, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Mông Cổ, Nepal,Philippines, Sri Lanka, Indonesia, Singapore, Myanmar, Đài Loan (TQ) và Việt Nam. Hội nghị Mạng lưới các nhà khoa học và kỹ sư nữ khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (INWES-APNN) được tổ chức thường niên, luân phiên giữa các nước. Năm 2025, Hội nghị INWES-APNN sẽ được tổ chức tại… |