Khô cá dứa bị làm giả tràn lan thị trường
Có một loại hàng hóa giả đang bày bán công khai mà không một cơ quan chức năng nào xử phạt, đó là khô cá dứa giả. Chúng tôi phải vượt hàng chục cây số để về “thủ phủ của khô cá dứa” Cần Giờ (TPHCM) để tìm rõ thực hư việc này.
Thật giả khó phân
Chúng tôi được chị Hồ Thị Lý, người kinh doanh hải sản nổi tiếng của Cần Giờ đón tiếp tại thời điểm bận rộn nhất trong ngày của chị. May mắn hơn nữa là chị đã mời thêm vài tiểu thương chuyên buôn bán hải sản tại thị xã Cần Giờ cho cuộc tiếp xúc này.
Chị Hồ Thị Lý vào đề ngay: “Chúng tôi là những người buôn bán chân chính nên rât mong nhà báo tìm hiểu và thông tin cho vấn nạn khô cá dứa giả hiện nay. Thật ra, chị thấy đó, đây là hai mẫu khô, một giả một thật của con cá dứa. Cá dứa một nắng còn được gọi là cá dứa mười giờ, cá được xẻ làm đôi , sau đó phơi đúng một nắng giòn. Cá dứa thật có hai sọc màu đen đậm không nằm dọc theo thân chứ không loang màu lốm đốm như con khô dứa giả. Thịt cá dứa tươi có từng sớ khoanh tròn gần nhau và rất mịn. Trong khi đó, chị xem, thịt cá basa và cá tra như con này, các sớ của nó thưa và không mịn màng”.
Rõ ràng, có xem thật kỹ, chúng tôi cũng không thể nào phân biệt được thật giả do đâu, dù được chỉ dẫn cặn kẽ chi tiết. Thấy vẻ mặt ngơ ngác, biết chúng tôi hoang mang, chị Lý cười buồn, nói: “Đó, vì khó phân biệt, rất nhiều người đã vì lợi nhuân, dùng cá basa và cá tra làm khô rồi bán đại trà theo giá cá dứa một cách công khai, nếu không nói là gần như thách thức. Đây, trong con khô cá dứa, chỉ có một chút mỡ nằm dưới lớp da mà thôi , khi được chiên hay nướng, cá dứa có màu vàng sậm rất hấp dẫn. Còn đây, con basa dù cố làm khô mấy cũng tươm, ứa mỡ không giấu được. Đã vậy, chiên lên, con khô lập tức ngã màu vàng nâu như chiên quá lửa, thịt mềm bủn ra..”.
Ở lại dùng cơm trưa với chị Lý, chúng tôi đứng bên bếp, nhìn hai chảo mỡ chiên cùng lúc hai loại cá dứa giả và thật, chúng tôi ngộ ra. Thì ra, như tên gọi, cá dứa khi chiên lên, cả mỡ và thịt cá thơm ngát mùi cá khô tự nhiên. Chị Lý mời chúng tôi nếm liền con khô dứa thơm ngon, ngọt thịt tự nhiên, lẫn một ít mỡ béo ngậy ngon đến lạ. Và khi chuyển qua nếm khô dứa giả, con khô vàng nâu có mùi thức ăn công nghiệp rất rõ. Mùi cá tanh tanh khó chịu, lại vương vất mùi bùn đã thấm sâu trong các sớ cá. Vậy đã rõ vì sao con khô dứa lên ngôi và bị làm giả một cách trắng trợn như hiện nay.
Theo chị Lý và vài người bạn hàng, hầu hết các khô dứa giả đều bị tẩy trắng bằng hóa chất. Đó là loại hóa chất có tên là sodium hydrosulfite dùng để tẩy trắng cho đường với hàm lương cực nhỏ. Hóa chất này cũng được sử dụng chính trong ngành dệt, nhuộm, tẩy trắng đất sét cao lanh cũng như bột giấy. Trung Quốc là nước “chuyên trị” về hóa chất này, tuồn qua Việt Nam bằng hàng trăm con đường khác nhau. Chưa hết, người buôn bán gian dối còn dùng cả một số chất tẩy trắng có chứa oxy già hòa tan nhanh chóng trong nước để làm trắng khô cá dứa giả và các loại hải sản khác như mực, tôm.
Chị Lý cho biết, cá dứa chủ yếu được đánh bắt từ tự nhiên chứ không nuôi thả bè hay ao hồ được như các loại khác, nguồn cá rất hiếm, có lúc cực kỳ khan hiếm gây khó khăn cho các đầu mối. Và vì để giữ nguồn cung lâu bền, các đầu mối thu mua nhiều lúc phải nâng giá thu mua, giá khô dứa do đó đã cao lại càng cao hơn. Điều đáng buồn là trong nhiều cửa hàng bán đặc sản ở Cần Giờ, khô cá dứa giả và thật được bày biện kế nhau, nếu không nói là được trộn lộn nhằm “lập lờ đánh lận con đen”. Những người mua sành ăn nhiều khi còn bị mua hớ, đừng nói đến những người khách mua làm quà biếu người thân.
Khô giả khắp nơi
Theo ghi nhận, khô cá dứa giả được chế biến từ cá basa, cá tra và cá hú, tỉ lệ làm giả chiếm từ 80%-90% có nghĩa là cứ 10 con khô dứa được bày bán trên các sạp “đặc sản” thì có từ 8 đến 9 con là giả dứa! Khô cá dứa với giá cập nhật mà chị Lý niêm yết trên từng bọc, gói thành phẩm có giá từ 320 ngàn đồng đến 390 ngàn đồng/kí. Chị Lý và những những bạn hàng khác khẳng đinh: “Khô dứa mà niêm giá dưới 300 ngàn đồng một kí chắc chắn là hàng giả, mua về nhắm mắt mà ăn đại nước chớ không ngon lành gì”.
Xẻ thịt cá dứa
Không riêng gì ở Cần Giờ, tại vài cửa hàng nằm khá gần Siêu thị đặc sản TP. HCM, khô cá dứa được niêm giá 180 ngàn đồng/kí. Nhiều khách hàng thấy giá rẻ quá so với siêu thị thì mừng quá, mua liền mấy ký đem về để rồi sau đó buồn hiu nghe người thân chê bai là quá tệ. Chạy dọc theo đường lớn hướng về thành phố biển Vũng Tàu cũng vậy, khô cá dứa được chào bán với giá cực sốc: 150 ngàn đồng /kí! Vậy mà vẫn luôn còn đó, những người tiêu dùng thật thà vướng bẫy, làm giàu cho không ít những cửa hàng gian dối.
Khô cá dứa bây giờ là món đặc sản nổi tiếng, nhưng phải nói đến người tiền phong chế biến và quảng bá món đặc sản này, đó là chị Hồ Thị Lý. Từ năm 2006, chị đã dày công nghiên cứu rất kỹ về loại cá này và âm thầm sáng tạo, cải biến thành công sản phẩm khô cá dứa theo cách riêng của chị. Cần Giờ đang nhanh chóng phát triển về nhiều lĩnh vực, nhất là về du lịch. Khô cá dứa Loan góp phần không nhỏ cho sự quảng bá du lích địa phương.
Hàng gian, hàng nhái, hàng giả là vấn nạn gây nhức nhối cho xã hội từ rất lâu. Nhiều biện pháp, giải pháp đã được thực thi cùng với nhiều nghị định, quyết định cứng rắn nhằm hạn chế, ngăn chặn vấn nạn này. Nhưng riêng với đặc sản khô cá dứa Cần Giờ thì hầu như chưa có một biện pháp nào nhằm vào các đối tượng, các cửa hàng gian dối đã và đang bày bán hàng giả. Hàng giả khô cá dứa công khai bày bán, ngang nhiên thách thức pháp luật. Rất mong các cấp thẩm quyền, chức năng có biện pháp xử lý triệt để sản phẩm Khô cá dứa giả cũng như nhiều sản phẩm khác ở Cần Giờ hầu bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và những doanh nghiệp làm ăn chân chính.
Theo Congluan
Các tin khác

Hãy cùng nhau gieo mầm công nghệ để đơm hoa, kết trái cho tương lai xanh

Hệ số phát thải của lưới điện Việt Nam tăng quá nhanh

Rừng ngập mặn Hậu Lộc – “Lá chắn xanh” nơi cửa biển

Nuôi tôm theo hướng xanh, góp phần giảm phát thải khí nhà kính

Đồng Tháp với mục tiêu phục hồi và phát triển Sếu đầu đỏ

Nông dân trồng lúa theo hướng xanh, sạch, thân thiện với môi trường

Chuyển đổi nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, thích ứng với biến đổi khí hậu

Yên Bái: Đẩy mạnh phát triển ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Nông nghiệp tuần hoàn giúp tăng thu nhập và bảo vệ môi trường
Đọc nhiều

TP. Hồ Chí Minh: Trưởng Ban Quản trị chung cư Lux Garden (quận 7) lộng hành, chèn ép cư dân

Cần Thơ: Ra mắt công ty TNHH MTV Nông nghiệp Sông Hậu

Ô nhiễm môi trường biển ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Đoàn kiểm tra Bộ Công an làm việc tại Công an Vĩnh Phúc về công tác phòng chống khai thác, vận chuyển cát sỏi trái phép.

Trang bị hệ thống máy nội soi Olympus EVIS X1 CV1500 hiện đại nhất trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý tiêu hoá
Videos
E-magazine Inforgraphic Video

Cảnh báo hành vi giả danh cán bộ thuế, cơ quan thuế để lừa đảo

Phòng ngừa cháy nổ trong dịp Tết Nguyên đán

Bản tin tổng hợp số 8 tháng 11 của Tạp chí Sức khoẻ & Môi trường

Hà Nội (Q.Hà Đông) : Môi trường sống của người dân không được đảm bảo bởi những công trình vi phạm TTXD

Giải pháp giảm thiểu đốt ngoài trời, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp - Cơ hội từ GAHP

Ngành Thép hướng tới tiêu hao nguyên liệu thấp

Chính thức thông cầu phao tạm thay thế cầu Phong Châu (Phú Thọ)

Cách xử lý vệ sinh môi trường sau mùa bão lụt

Tạp chí Sức Khỏe & Môi Trường chia sẻ khó khăn với đồng bào chịu thiệt hại do cơn bão Yagi

Yên Bái: Đẩy mạnh phát triển ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Thanh Hóa: Lập đoàn kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản

Công ty cổ phần Dệt công nghiệp Hà Nội xả khí thải ra môi trường

Ngày 10/2: Hà Nội là thành phố ô nhiễm thứ 4 thế giới

Cần Thơ: Tổng kết Dự án “Các Trung tâm Đổi mới sáng tạo xanh”

Công ty cổ phần bê tông 620 Châu Thới: Năng động, tiêu biểu trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng ngành giao thông vận tải

Hậu Giang: Tạo nền tảng cho vùng lúa chất lượng cao, thân thiện với môi trường

Thúc đẩy tín dụng cho ngành hàng nông sản chủ lực, đưa Đồng bằng sông Cửu Long phát triển nhanh, bền vững

Khánh thành cống ngăn mặn lớn nhất Sóc Trăng

Hãy cùng nhau gieo mầm công nghệ để đơm hoa, kết trái cho tương lai xanh

Nuôi tôm theo hướng xanh, góp phần giảm phát thải khí nhà kính

Nông dân trồng lúa theo hướng xanh, sạch, thân thiện với môi trường

Danh sách 12 loại sữa được xác định là giả

Sẽ tổ chức 5 đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm

Ngành giáo dục triển khai Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Tạm dừng lưu thông phụ gia thực phẩm hương cà phê và hương bơ

Trách nhiệm giữ gìn hệ sinh thái và bảo tồn Sếu đầu đỏ

Những sứ giả Sếu đầu đỏ được đưa về vườn Quốc gia Tràm Chim - Đồng Tháp

Đồng Tháp với mục tiêu phục hồi và phát triển Sếu đầu đỏ

Trò chuyện cùng những “bảo mẫu” ở Trại rắn lớn nhất miền Tây

Chuyển đổi năng lượng tái tạo: Sự cần thiết để đảm bảo môi trường sống cho tương lai

Fleet Space Technologies tìm khoáng sản cho tương lai năng lượng sạch

Dùng cát biển đã được rửa sạch để làm đường cao tốc – Tại sao không ?

Hà Nội xây dựng lộ trình chuyển đổi sử dụng xe buýt điện đạt 100% vào năm 2035
Nổi bật

Phát biểu của Chủ tịch nước tại Hội thảo quốc tế 50 năm thống nhất đất nước

Vai trò kiến tạo hòa bình của ngoại giao Việt Nam được thể hiện xuyên suốt

Cứu sống bệnh nhân sử dụng quá liều thuốc huyết áp

Vì sao căn hộ cao cấp The Fibonan là lựa chọn hàng đầu tại khu Đông Hà Nội?

Hợp tác thúc đẩy quản lý chất thải tuần hoàn tại Việt Nam

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
