Một khởi đầu cho loại thuốc có khả năng “cải lão hoàn đồng”
Lão hóa có thể được định nghĩa đơn giản là sự suy giảm chức năng của cơ thể theo thời gian. Nó là một phần nguyên nhân gây ra nhiều bệnh mạn tính nguy hiểm, chẳng hạn như ung thư, tiểu đường, mất trí nhớ… dẫn đến cái chết không thể tránh khỏi cho con người cũng như mọi sinh vật. Có nhiều lý do giải thích tại sao các tế bào và mô của cơ thể ngừng hoạt động. Nhưng một trong những giả thuyết lớn nhất hiện nay chỉ ra lão hóa thực chất là sự tích tụ của các tế bào "già" trong từng mô và cơ quan. Các tế bào già là những tế bào bị suy giảm chức năng và không còn có thể hoạt động bình thường. Chúng không chỉ trở nên vô dụng, mà còn gây hại bằng cách làm tổn thương chức năng của các tế bào xung quanh.
Trước đây, thử nghiệm trên động vật đã chứng minh loại bỏ những tế bào già khỏi cơ thể chuột có thể tạo ra hiệu ứng trẻ hóa và làm chậm quá trình khởi phát bệnh đục thủy tinh thể. Vì vậy, làm việc với các tế bào là một con đường để giải nhiều bài toán liên quan đến lão hóa.
Thực tế, các nhà khoa học vẫn chưa hoàn toàn hiểu tại sao các tế bào bị già hóa khi cơ thể nhiều tuổi. Có thể, đó là kết quả của tích lũy tổn thương DNA, trải qua nhiều đợt viêm nhiễm, sự tổn thương ở các phân tử đang bảo vệ telomere, đoạn cuối của nhiễm sắc thể đang đếm ngược tuổi thọ của con người.
Trong thời gian qua, các nhà khoa học tìm ra một câu trả lời mới, giải thích các tế bào già đi khi gen mất khả năng "bật/tắt" các chức năng đúng thời điểm mà cơ thể cần. Hãy tưởng tượng, nó như công tắc cửa gara bị hỏng, khiến ta không thể mở cửa lúc cần đỗ xe vào nhà, nhưng lại tự động bật vào nửa đêm, khi lẽ ra cửa gara cần đóng lại.
Khi già đi, cơ thể dần mất khả năng kiểm soát các biểu hiện của gen. Nghĩa là gen đó vẫn tồn tại, nhưng việc nó điều khiển chức năng nào trong cơ thể thì cơ thể không kiểm soát nổi nữa. Mỗi tế bào trong cơ thể đều chứa tất cả các gen cần thiết cho sự sống, nhưng từng loại tế bào khác nhau sẽ bật và tắt các gen khác nhau. Đây là lý do tại sao tế bào tim khác với tế bào thận, dù thực tế chúng chứa cùng một gen.
Khi một gen được kích hoạt bởi các tín hiệu từ bên trong hoặc bên ngoài tế bào, nó tạo ra một thông điệp phân tử, được gọi là RNA, chứa tất cả thông tin cần thiết để tạo ra những sự thay đổi trong cơ thể mà gen đã chỉ định. Hiện nay, chúng ta biết rằng hơn 95% gen trong cơ thể có khả năng phát ra nhiều loại thông điệp khác nhau, tùy thuộc vào nhu cầu và nguồn cung protein của tế bào.
Một so sánh tốt để hình dung là ví gen như một đầu bếp. Nhu cầu đặt ra là ăn một chiếc bánh sô cô la. Nhưng vì không có sô cô la để cung cấp cho đầu bếp, nên chỉ có thể làm ra một chiếc bánh vani.
Quyết định về loại thông điệp được tạo ra tại bất kỳ thời điểm nào của gen bị giới hạn bởi một nhóm nguyên liệu gồm khoảng 300 protein được gọi là "các yếu tố ghép nối". Sau khi phân tích mẫu máu và các tế bào bạch cầu bị cô lập trong các loại mô khác nhau ở người già, các nhà khoa học nhận thấy số lượng các yếu tố ghép nối bày bị suy giảm. Điều đó có nghĩa là các tế bào ít có khả năng chuyển đổi hoặc bật tắt biểu hiện gen để thích nghi với những thay đổi trong môi trường, trở thành tế bào già gây lão hóa trong cơ thể.
Các nhà khoa học Anh đã tìm cách để mang các yếu tố nối trở lại. Trong nghiên cứu mới, họ đã xử lý các tế bào già với một hóa chất giải phóng một lượng nhỏ Hydro sulfua H2S. Bằng cách này, tế bào có thể tăng được nồng độ của một số yếu tố ghép nối, và từ đó trẻ hóa và giữ được nhiều chức năng hơn. Hydro sulfua là một phân tử tự nhiên trong cơ thể, đã được chứng minh giúp cải thiện một số bệnh liên quan đến lão hóa ở động vật.
Nhưng hóa chất có thể gây độc khi ở liều cao, nên các nhà khoa học không thể tiêm nó trực tiếp vào tế bào. Họ cần sử dụng một mã phân tử để định hướng H2S, chỉ phân phối chúng tới ty thể, cơ quan sản sinh năng lượng trong tế bào, nơi tạo ra phản ứng trẻ hóa. Bằng cách này, hydro sulfua được sử dụng ở liều thấp hơn và ít có khả năng gây tác dụng phụ.
Các nhà khoa học hi vọng phương pháp sử dụng công cụ phân tử mới của họ sẽ loại bỏ được các tế bào già trong người sống, từ đó làm chậm và đảo ngược quá trình lão hóa. Đây là một khởi đầu thú vị cho những loại thuốc có khả năng “cải lão hoàn đồng” trong tương lai.
Linh Đức
Các tin khác

COP29: 300 tỷ USD một năm chi cho biến đổi khí hậu là quá ít

COP29 và những cam kết cho mục tiêu giảm khí thải nhà kính

EU công bố kế hoạch hợp tác giảm phát thải methane tại COP29

Khai mạc Phiên cấp cao Hội nghị COP16- Cam kết mạnh mẽ từ các nhà lãnh đạo

Hội nghị trù bị COP29: Tăng hợp tác quốc tế hướng tới mục tiêu khí hậu toàn cầu

Cháy rừng dữ dội làm gia tăng hiện tượng Trái Đất nóng lên

Cường độ bão mạnh hơn do tác động của biến đổi khí hậu

Cần Thơ: Tổ chức phát động phong trào thi đua hoàn thiện dự án Đường ống Lô B - Ô Môn

ASEAN ra mắt Chương trình Phòng chống các bệnh truyền nhiễm qua đường không khí (AIDP)
Đọc nhiều

Bệnh viện Quân y 121, Quân khu 9 gặp mặt các cơ quan báo chí nhân ngày báo chí cách mạng Việt Nam

Ông Trần Duy Đông làm Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ mới

Bệnh viện Quân y 121 (Quân khu 9): Miễn tiền công khám bệnh và một phần chi phí xét nghiệm

Quảng Hưng (Quảng Bình): Lợi dụng xây dựng nghĩa trang để khai thác khoáng sản trái phép - Thủ đoạn tinh vi gây nguy hại môi trường

TP. Hồ Chí Minh: Sức khỏe tinh thần cư dân bất ổn sau sự việc bầu Ban quản trị Chung cư Lux Garden - quận 7

Chấn Hưng (Vĩnh Phúc): Từ làng quê thuần nông đến diện mạo nông thôn mới khởi sắc

Nhiều chương trình hấp dẫn đón Xuân Ất Tỵ tại Cantho Eco Resort

Trung Quốc: Số ca mắc bệnh lý đường hô hấp tiếp tục tăng

Lãnh đạo Liên Hợp Quốc, các quốc gia, các đảng viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

COP29: 300 tỷ USD một năm chi cho biến đổi khí hậu là quá ít

COP29 và những cam kết cho mục tiêu giảm khí thải nhà kính

EU công bố kế hoạch hợp tác giảm phát thải methane tại COP29

Hội nghị trù bị COP29: Tăng hợp tác quốc tế hướng tới mục tiêu khí hậu toàn cầu

Cụ ông 80 tuổi được cứu sống do các cục máu đông làm tắc động mạch

Sau đại dịch gia lương thực tăng vọt

WHO: Châu Âu đối mặt với “mùa đông thách thức”

Vì sao Ấn Độ có ít nguy cơ bị tàn phá bởi làn sóng dịch COVID-19 thứ 3?

Khai mạc Phiên cấp cao Hội nghị COP16- Cam kết mạnh mẽ từ các nhà lãnh đạo

Bệnh đậu mùa khỉ bùng phát tại châu Phi, WHO có thể công bố tình trạng khẩn cấp

WHO: Số ca bệnh sởi đang gia tăng khắp châu Âu năm thứ hai liên tiếp

UNESCO cảnh báo tình trạng bạo lực nhằm vào các nhà báo môi trường
Nổi bật

Đột phá 6 HMO từ Vinamilk Optimum: Từ giải pháp cho các bà mẹ Việt đến diễn đàn dinh dưỡng lớn nhất khu vực

Đoàn công tác Bộ Quốc phòng dâng hương Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Vũng Chùa – Đảo Yến

Cần cơ chế hỗ trợ chính sách cho chuyển đổi xanh

Yêu cầu báo cáo Thủ tướng việc xử lý vướng mắc dự án cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức trước 20/7

Trường Đại học Điện lực tham dự tọa đàm “Điện gió ngoài khơi Việt Nam” tại Vương quốc Anh

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
